Tag

Cử tri kiến nghị khẩn trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra ngoài trung tâm thành phố

Môi trường 21/10/2019 12:32
aa
TTTĐ- Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành có liên quan, các địa phương, trước hết là thành phố Hà Nội, TP HCM khẩn trương có giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt; có kế hoạch, lộ trình cụ thể và kiên quyết di dời các cơ sở trong nội thành tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường...

Cử tri kiến nghị khẩn trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra ngoài trung tâm thành phố

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn.

Bài liên quan

Ô nhiễm tại dự án cống hóa mương

Mương nước ô nhiễm do… làm bún

“Thải rác thông minh – Bình yên sức khỏe”

Trồng cây gì để làm sạch không khí trong nhà?

Sáng 21/10, trình bày, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, từ sau kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV đến nay, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng hợp được 3.526 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước.

Cử tri, nhân dân ghi nhận và đánh giá cao những chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước thời gian qua. Những kết quả đó tạo động lực mới, khí thế mới cho việc hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019 và các năm tiếp theo.

Công ty Thuốc lá Thăng Long cũng là một trong những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại quận Thanh Xuân, Hà Nội
Công ty Thuốc lá Thăng Long cũng là một trong những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại quận Thanh Xuân, Hà Nội

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều vấn đề cử tri, nhân dân băn khoăn, lo lắng như tác động của chiến tranh thương mại giữa một số nước lớn; những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam; quan liêu, tham nhũng, lãng phí mới được ngăn chặn ở mức độ nhất định. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số địa phương chưa triệt để gây bức xúc trong nhân dân. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long; tình trạng sạt, lở bờ sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng; đời sống người dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn; sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội ngày càng gia tăng…

Những kiến nghị cụ thể của cử tri, nhân dân tập trung vào các vấn đề như giải ngân vốn đầu tư công vẫn thấp, nhiều công trình, dự án lớn đã được phê duyệt nhưng nhiều năm chưa triển khai thực hiện hoặc chậm tiến độ, chất lượng chưa bảo đảm, gây lãng phí, thất thoát và ảnh hưởng trực tiếp đến người dân; triển khai chính sách hỗ trợ người dân bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi; tình trạng “chèo kéo” khách du lịch; ô nhiễm môi trường – trong đó có độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội, TPHCM.

Về vấn đề ô nhiễm môi trường, cử tri kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành liên quan và các địa phương khẩn trương di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra ngoài trung tâm thành phố; ngăn chặn kịp thời các nguồn gây ô nhiễm; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xả chất thải trực tiếp ra môi trường; thông tin kịp thời về tình hình, mức độ ô nhiễm môi trường để nhân dân chủ động phòng tránh.

Về đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cử tri cho rằng, công tác phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, lãng phí chưa kịp thời, việc xử lý tham nhũng, lãng phí ở một số nơi chuyển biến chưa mạnh, nhất là ở địa phương, cơ sở. Tình trạng nhũng nhiễu, “tham nhũng vặt” chưa được ngăn chặn có hiệu quả; còn để xảy ra tình trạng người vi phạm trốn ra nước ngoài trước khi áp dụng biện pháp ngăn chặn. Việc xử lý, thu hồi tài sản bị tham nhũng mặc dù đã được quan tâm hơn nhưng hiệu quả chưa cao; công khai, minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Đề nghị Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và các cơ quan hữu quan chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng, nhất là những vụ án lớn mà nhân dân quan tâm; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, hạn chế hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức.

Tại kỳ họp này, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiến nghị 5 vấn đề.

Quốc hội, Chính phủ, địa phương cần ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu; triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ người dân đã ban hành; gắn việc triển khai các dự án trọng điểm quốc gia với phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo việc làm và ổn định đời sống người dân bị ảnh hưởng khi triển khai các dự án.

Các bộ ngành, các địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ trong giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ, thực hiện minh bạch các dự án. Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật về quản lý đầu tư, tháo gỡ kịp thời rào cản, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả các dự án đầu tư công; xử lý nghiêm cơ quan, đơn vị, cá nhân sai phạm.

Chính phủ, Bộ Công an, các bộ, ngành, địa phương đặc biệt chú trọng việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; tăng cường trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm có tổ chức, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy. Chính quyền các địa phương đề cao hơn nữa trách nhiệm trong việc quản lý người nước ngoài nhập cư, cư trú bất hợp pháp, mua bán đất đai, nhà ở tại những địa bàn nhạy cảm về quốc phòng, an ninh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành có liên quan, các địa phương, trước hết là thành phố Hà Nội, TP HCM khẩn trương có giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt; có kế hoạch, lộ trình cụ thể và kiên quyết di dời các cơ sở trong nội thành tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường, dành quỹ đất xây dựng các công trình công cộng để phục vụ đời sống của người dân, giảm tải giao thông và bảo vệ môi trường.

Đảng, Nhà nước tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, hoàn thiện hơn nữa thể chế về quản lý, giám sát cán bộ, đảng viên, chú trọng phát huy và tạo điều kiện để nhân dân, MTTQ và các tổ chức thành viên giám sát công tác cán bộ; tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm.

Đọc thêm

Gần 10.000 người Vingroup và tình nguyện viên ra quân làm sạch bờ biển Môi trường

Gần 10.000 người Vingroup và tình nguyện viên ra quân làm sạch bờ biển

TTTĐ - Khoảng 10.000 cán bộ nhân viên Vingroup và các tình nguyện viên đã đồng loạt ra quân làm sạch nhiều khu vực bờ biển, cửa sông và khu vực ven biển tại 28 tỉnh, thành phố. Sau hơn một tiếng ra quân, tổng diện tích làm sạch ước tính hơn 17,4 ha và gần 72 tấn rác thải đã được thu gom.
Lan tỏa thông điệp thích ứng với biến đổi khí hậu Môi trường

Lan tỏa thông điệp thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), chiều 14/6, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Tổ chức Actionaid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV), trường Đại học Cần Thơ tổ chức Tọa đàm “Hoán đổi xanh: Cầu nối cho tài chính khí hậu và phát triển bền vững” tại trường Đại học Cần Thơ.
Bão liên tục đổi hướng, vùng gần tâm giật cấp 13 Môi trường

Bão liên tục đổi hướng, vùng gần tâm giật cấp 13

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 13/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,9 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 13; di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 10km/h.
Quảng Ninh: Cô Tô dừng mọi hoạt động để ứng phó bão số 1 Môi trường

Quảng Ninh: Cô Tô dừng mọi hoạt động để ứng phó bão số 1

TTTĐ - Ngày 12/6, UBND huyện Cô Tô (Quảng Ninh) đã có văn bản gửi các phòng, ban, cơ sở kinh doanh du lịch về việc phòng, chống cơn bão số 1.
Diễn tập khả năng sẵn sàng ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân Xã hội

Diễn tập khả năng sẵn sàng ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân

TTTĐ - Thông qua diễn tập, TP Đà Nẵng kiểm tra được khả năng phối hợp giữa các lực lượng, đánh giá mức độ sẵn sàng ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân, cũng như tính thực tiễn của các kịch bản đã xây dựng.
Triển khai ứng phó mưa lũ, bảo đảm an toàn cho người dân Môi trường

Triển khai ứng phó mưa lũ, bảo đảm an toàn cho người dân

TTTĐ - Trước tình hình mưa lũ phức tạp do ảnh hưởng của bão số 1, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Nam đã triển khai các biện pháp, nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông và hỗ trợ người dân tại các khu vực bị ảnh hưởng.
Tăng nguồn lực về đất đai để Hà Nội xanh, văn minh, hiện đại Môi trường

Tăng nguồn lực về đất đai để Hà Nội xanh, văn minh, hiện đại

TTTĐ - Sáng 12/6, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với hai dự thảo nghị quyết của HĐND TP về: Quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn TP và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) TP Hà Nội.
Nhiều tuyến đường ngập sâu, đường lên bán đảo Sơn Trà bị sạt lở Xã hội

Nhiều tuyến đường ngập sâu, đường lên bán đảo Sơn Trà bị sạt lở

TTTĐ - Dù không đổ bộ đất liền nhưng bão số 1 gây mưa to đến rất to ở miền Trung, tại TP Đà Nẵng, mưa lớn kéo dài khiến hàng loạt tuyến đường ở khu vực trung tâm TP Đà Nẵng bị ngập nặng, đường lên khu vực bán đảo Sơn Trà xuất hiện nhiều điểm sạt lở.
Bão số 1 mạnh lên, Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa lớn Môi trường

Bão số 1 mạnh lên, Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 10h ngày 12/6, vị trí tâm bão số 1 ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
Bà Rịa – Vũng Tàu sẵn sàng ứng phó thiên tai năm 2025 Môi trường

Bà Rịa – Vũng Tàu sẵn sàng ứng phó thiên tai năm 2025

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện công tác chuẩn bị, phòng ngừa, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trước mùa mưa bão năm 2025.
Xem thêm