Cuối tuần đọc “Can đảm biến thách thức thành sức mạnh” của Osho
![]() |
Cuốn sách “Can đảm biến thách thức thành sức mạnh” của nhà hiền triết Osho (1931-1990) vừa được Cty sách Trí Việt ấn hành qua bản dịch của Lâm Đặng Cam Thảo. Đây là cuốn sách kế tiếp trong bộ bốn cuốn của hiền triết Osho gồm: Sáng tạo bừng cháy sức mạnh bên trong; Hạnh phúc tại tâm; Thân mật - cội nguồn của hạnh phúc; Đạo - con đường không lối.
Xuyên suốt cuốn sách, Osho khuyên chúng ta rằng: mỗi khi phải đối mặt với sự không chắc chắn, hay thay đổi trong cuộc sống, đó thực sự là một lý do để bạn vui mừng, thay vì bám víu vào những điều quen thuộc, chúng ta có thể xem những tình huống này là cơ hội khám phá và làm giàu sự hiểu biết về bản thân và thế giới xung quanh.
“Can đảm biến thách thức thành sức mạnh” bắt đầu bằng một sự khám phá sâu sắc về ý nghĩa của lòng can đảm và cách nó được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Không giống như những cuốn sách khác tập trung vào các hành động can đảm anh hùng trong những hoàn cảnh, điều đặc biệt ở cuốn sách này đó là phát triển lòng can đảm bên trong của mỗi người, từ đó bạn có thể thoát ra khỏi sự nhút nhát, lo sợ để biến thách thức thành sức mạnh. Khi đó bạn vững vàng để sống thật với chính mình.
Đây chính là sự can đảm để thay đổi khi trong bạn cảm thấy yếu đuối nhất, can đảm đứng lên cho sự thật của chính chúng ta, thậm chí nó chống lại ý kiến của người khác và can đảm để nắm lấy cái mà không biết mặc dù chúng ta sợ hãi- trong mối quan hệ của chúng ta, trong sự nghiệp của chúng ta, hoặc trong hành trình đang diễn ra của sự hiểu biết chúng ta là ai và tại sao chúng ta lại ở đây?
Theo Osho, không ai biết được điều gì sắp xảy ra. Vì thế, hãy tin tưởng vào cái không biết. Cái đã biết chính là tâm trí. Cái không biết không thể là tâm trí. Tâm trí là nơi tích lũy những thứ đã biết. Như việc bạn đến ngã ba đường, tâm trí của bạn sẽ nói: “Đi lối này, đây là con đường quen thuộc”. Nếu lắng nghe nội tâm, bạn sẽ đi theo cái không quen thuộc, cái không biết. Vì chính bản thân của mỗi người luôn thích phiêu lưu, khám phá. Cho nên, hãy luôn lắng nghe cái không biết và thu hết can đảm để đi vào chốn vô định.
Qua cuốn sách bạn sẽ hiểu hơn về sự can đảm là đánh đổi cái đã biết để tìm đến cái hư vô, đánh đổi cái quen thuộc để tìm đến những điều xa lạ, đánh đổi sự tiện nghi ấm cúng để tìm đến cái bất tiện, đánh đổi cuộc hành hương gian nan để tìm đến một nơi vô định. Không ai biết được liệu mình có làm được hay không cho đến khi chính bạn phải bước vào những nỗi đau, thì khi đó bạn mới tin rằng không có điều gì là giới hạn trong sự chế ngự của sức mạnh can đảm ở mỗi con người.
Osho là một vị đạo sư hết sức kỳ lạ của thế kỷ XX, ông tên thật là Rajneesh Chandra Mohan Jain. Khoảng trong thập kỷ 70 người ta biết đến ông với tên Bhagwan Shree Raineesh. Tháng 2/1989, ông đổi tên là Osho. Osho vốn là danh xưng tiếng Nhật Bản cổ, có nghĩa là "đạo sư" của một dòng Thiền.
Osho để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với hàng trăm cuốn sách và vô số các bài thuyết giảng. Ông là một người gây nên rất nhiều tranh cãi trong số những ai quan tâm đến triết học phương đông, trong giới những người tầm cầu tôn giáo và đạo sư. Có thể nói, ông là một trong những người gây phân hóa cùng cực nhất về mặt đạo lý, nhưng cũng là người có sức thu hút mạnh mẽ nhất trong các bài giảng về tôn giáo và triết học.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sứ giả sen Việt trong Đại lễ Phật Đản Vesak 2025

Soi kiến trúc “độc nhất vô nhị” của Nhà hát Opera Hà Nội tại Hồ Tây

Giáo sư Katrin Döveling bất ngờ trước quy mô của "MY20s Express"

Tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng nghệ thuật thư họa

Ấn tượng âm sắc đại ngàn trong "Một thoáng Lâm Đồng tại Hà Nội"

Hà Nội sát cánh cùng Lâm Đồng phát triển văn hóa, du lịch, thương mại

Đặc sắc không gian giới thiệu văn hoá, du lịch Lâm Đồng tại Hà Nội

Soi chiếu chính mình trong ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách"
