Tag

Cựu sinh viên RMIT Hồ Thái Bình: “Những năm 20 tuổi chỉ đến một lần nên đừng sợ thất bại”

Giáo dục 23/09/2020 17:00
aa
TTTĐ - Là một trong những doanh nhân xã hội đầu tiên ở Việt Nam, cựu sinh viên ngành Thương mại Đại học RMIT Hồ Thái Bình chia sẻ rằng thành công của anh đến từ phương châm sống mà anh đã học được từ thời còn ngồi trên ghế giảng đường RMIT - thất bại thật nhanh, thật rẻ và thật thường xuyên.
RMIT được NEAS xác nhận chất lượng dạy và học trực truyến Đại học RMIT đạt thành tích cao trên các bảng xếp hạng toàn cầu Sinh viên RMIT thể hiện tài năng tại cuộc thi blockchain toàn cầu Sinh viên RMIT sáng tác ca khúc động viên học sinh lớp 12 trong kỳ thi THPT sắp tới Đại học RMIT có tiến sĩ đầu tiên tốt nghiệp tại Việt Nam Giảng viên RMIT giảng dạy tiếng Anh giao tiếp quốc tế cho công chức Chính phủ Việt Nam

Hành trình đi đến thành công của anh Bình đã được kể lại qua đoạn phim do nhà trường thực hiện nhằm khởi động chuỗi hoạt động kỷ niệm 20 năm thành lập RMIT tại Việt Nam, kéo dài từ đây cho đến giữa năm 2021.

Giám đốc cấp cao phụ trách học thuật Giáo sư Rick Bennett cho biết câu chuyện thành công của Bình là thể hiện của tinh thần kiên gan bền chí, đi đến tận cùng.

“Bình tìm thấy cảm hứng tại RMIT và tự đặt ra cho mình một mục tiêu vô cùng khó khăn, nhưng cuối cùng bạn cũng đã gặt hái được thành công. Bình là ví dụ điển hình thể hiện cho những gì nhà trường đã thực hiện được trong 20 năm qua ở Việt Nam”, ông nói.

Bình là đồng sáng lập của hai công ty Kỹ năng sinh tồn SSVN và SiGen. Bình chia sẻ rằng anh nhận được phần tư vấn hướng nghiệp tốt nhất tại RMIT nên anh đã “tiếp tục theo đuổi hành trình này dẫu có lúc đường đi không mấy rõ ràng”.

“Sau khi tốt nghiệp, mục tiêu của tôi là vào năm 30 tuổi làm thế nào đó để kết hợp việc kinh doanh với niềm đam mê công tác xã hội của mình vào một sự nghiệp duy nhất. Và tôi đã đạt được điều đó trước ba năm.

Thời điểm đó khái niệm "doanh nghiệp xã hội" chưa được biết đến ở Việt Nam nhưng tôi đã biết mình vừa muốn kinh doanh giỏi, vừa muốn đóng góp cho xã hội”, anh Bình cho biết anh tìm thấy niềm đam mê với các công tác xã hội từ những hoạt động câu lạc bộ ở RMIT.

Dù biết rõ mình muốn gì, anh vẫn thất bại nhiều lần trước khi tìm ra cách đạt thành ước mơ. Anh luôn kiên gan bền chí trên hành trình này.

“Tôi đã thử nhiều công việc mà tôi nghĩ có thể phục vụ cho xã hội, nhưng không có công việc nào thực sự thoả mãn mong muốn của tôi. Tôi từng là công chức nhà nước, sáng lập tổ chức phi lợi nhuận, giảng viên, chủ doanh nghiệp trong rất nhiều lĩnh vực như đầu tư, sản xuất, giáo dục, môi trường, marketing.

Đôi khi, điều đó rất mệt mỏi nhưng tôi có một mục tiêu duy nhất và tôi sẽ nỗ lực cho đến khi có thể kết hợp chuyên môn mình học là kinh doanh với đam mê của mình là tạo ra tác động xã hội vào trong một sự nghiệp”, anh Bình chia sẻ.

Khi đi sâu vào quản lý và vận hành doanh nghiệp xã hội, Bình nhận thấy kiến thức và kỹ năng kinh doanh trong lĩnh vực phi lợi nhuận thường còn hạn chế nên phần lớn các đơn vị này phải dựa vào những khoản đóng góp từ thiện, và vì vậy nên thường thất bại.

Hồ Thái Bình
Cựu sinh viên Đại học RMIT Hồ Thái Bình là đồng sáng lập của công ty Kỹ năng sinh tồn SSVN, doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam cung cấp chương trình giáo dục sơ cấp cứu phi lợi nhuận thường xuyên

“Thời điểm đó, ba tôi và tôi cùng thực hiện một sáng kiến giải quyết các bệnh sinh ra từ muỗi do hệ thống cống rãnh. Tôi còn làm tình nguyện viên cho Kỹ năng sinh tồn Việt Nam - dự án nỗ lực giảm tỉ lệ tử vong và thương tật ở Việt Nam thông qua phổ cập sơ cứu. Cả hai dự án đều gặp khó khăn trong việc tạo ra nguồn thu và thương mại hoá sản phẩm.

Một ngày nọ, trong một lớp dạy về sơ cấp cứu, tôi đã gặp một bạn học sinh cùng học lớp với tôi. Bạn ấy chia sẻ rằng ba bạn ấy đã mất vào hai tháng trước. Khi đó, bác ấy ngưng tim và cả gia đình không biết làm gì, nên khi xe cấp cứu đến thì bác đã mất. Bạn đó nói nếu như em biết sơ cứu trước đó hai tháng, ba em có thể đã không mất.

Tôi lập tức có suy nghĩ rằng nếu tôi không làm điều gì đó, sẽ có người phải nhìn thấy người thân của mình, bạn bè của mình mất trong vô vọng. Và tôi cũng không muốn một đứa trẻ khác cũng có trải nghiệm kinh khủng như vậy.

Tôi có thể rời đi và về lại văn phòng vào ngày hôm sau, rồi vờ như chưa bao giờ gặp cậu bé đó. Nhưng điều này sẽ ám ảnh tôi đến cuối đời nếu tôi không làm điều gì để có thể cứu người, nên tôi đã quyết định chuyển hai dự án mình đang thực hiện thành hai doanh nghiệp như hiện nay”, anh Bình kể.

Kỹ năng sơ cấp cứu SSVN, thông qua cả chương trình thương mại và phi lợi nhuận, đã phổ cập kiến thức sơ cứu cho hơn 32 ngàn lượt người.

Anh Bình cho biết thêm: “Chúng tôi là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam cung cấp chương trình giáo dục sơ cấp cứu phi lợi nhuận thường xuyên và là đơn vị duy nhất có một loạt sản phẩm số để phổ cập kiến thức sơ cấp cứu đến cho mọi người.

Chúng tôi muốn đảm bảo rằng tất cả mọi người đều được phổ cập kiến thức sơ cứu, dù họ có khả năng chi trả cho khoá học hay không, để nếu có người gặp nạn sẽ luôn có người sẵn sàng giúp đỡ”.

Anh Bình nhắn nhủ các bạn sinh viên hiện đang theo học và sẽ theo học tại RMIT rằng: “Những năm 20 tuổi chỉ đến được một lần. Tôi năm nay chỉ mới 30 và khi nhìn lại tuổi trẻ của mình tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì nó đầy ắp những kỷ niệm đẹp và những cuộc phiêu lưu.

Điều bạn sẽ hối tiếc chính là không làm khi có cơ hội, chứ không phải thất bại khi thực hiện điều đó. Tất cả mọi người sẽ không nhớ bạn thất bại như thế nào, nhưng những thất bại đó sẽ là những bài học và kỷ niệm đáng nhớ của bạn.

Như từng đề cập trong một trong những giá trị của RMIT – tạo tác động xã hội, tôi tin rằng khi mỗi người đóng góp một phần công sức của mình, chúng ta có thể tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. Về phần mình, tôi luôn tìm cách đóng góp cho cộng đồng từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường và tôi sẽ tiếp tục làm như vậy, và hy vọng sẽ cùng bạn tạo ra những thay đổi tích cực cho xã hội”.

Kỷ niệm 20 năm thành lập Đại học RMIT tại Việt Nam

Thành lập tại Melbourne vào năm 1887, Đại học RMIT lấy tiêu chí đóng góp cho cộng đồng làm đầu và điều này vẫn là trọng điểm nổi bật của trường dù hoạt động ở bất kỳ đâu.

Quyết định thành lập cơ sở ở Việt Nam cũng xuất phát từ mong muốn như vậy. Năm 2000, Đại học RMIT ra đời và đón nhận lứa sinh viên đầu tiên vào đầu năm 2001.

Từ ngày đầu thành lập trường đến nay, RMIT mong muốn tạo ra những đóng góp có giá trị cho Việt Nam, đặc biệt đến những bạn trẻ mà nhà trường giúp đào tạo và trưởng thành.

Hai thập niên qua, với hơn 7.000 sinh viên và 14.600 cựu sinh viên, những tác động của RMIT đối với Việt Nam sẽ tồn tại bền lâu. Xem thêm thông tin tại đây.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm