Tag
Kon Tum

Đã bị thu hồi đất, mỏ khoáng sản vẫn ngang nhiên hoạt động

Xã hội 01/04/2025 07:32
aa
TTTĐ - Mặc dù Công ty Cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Tiến Dung Kon Tum đã bị UBND tỉnh Kon Tum thu hồi đất dự án khai thác, chế biến đá xây dựng tại huyện Kon Plông nhưng 2 doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên hoạt động trước sự “thờ ơ” khó hiểu của chính quyền địa phương.

Kon Tum: Khởi tố cựu Chủ tịch UBND huyện Kon Plông cùng thuộc cấp Nhiều sai phạm tại mỏ cát của Công ty Lĩnh Vũ Ngọc Hồi Kon Tum: Yêu cầu khẩn trương xác minh thông tin báo chí phản ánh

Đã bị thu hồi đất, mỏ khoáng sản vẫn ngang nhiên hoạt động
Mặc dù mỏ đá đã hết hạn giấy phép 3 năm nhưng Công ty TNHH Đầu tư xây dựng thương mại Tiến Dung Kon Tum vẫn bất chấp hoạt động (Ảnh: Trần Nghĩa)

Hết hạn 3 năm vẫn hoạt động

Ngày 8/2/2017, UBND tỉnh Kon Tum có quyết định gia hạn giấy phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường cho Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Tiến Dung Kon Tum (tại tiểu khu 474, xã Măng Cành, huyện Kon Plông) trên diện tích 0,7ha với trữ lượng đá nguyên khai là 288.500m3; công suất khai thác 35.000m3/năm. Thời hạn gia hạn khai thác là 5 năm.

Đến ngày 18/12/2024, ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành thông báo số 421/TB-UBND về thu hồi đất dự án khai thác, chế biến đá xây dựng tại tiểu khu 474, xã Măng Cành, huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Tiến Dung Kon Tum.

Đã bị thu hồi đất, mỏ khoáng sản vẫn ngang nhiên hoạt động
Đá được tập kết bên trong diện tích trạm nghiền (Ảnh: Trần Nghĩa)

Theo công văn, tỉnh thu hồi phần diện tích 17.381,8m2 mà UBND tỉnh Kon Tum cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Tiến Dung Kon Tum thuê đất tại quyết định số 134/QĐ-UBND ngày 24/2/2017.

Trong đó, diện tích đất sử dụng vào mục đích khai thác khoáng sản đá làm vật liệu thông thường là 7.000m2 (thời hạn thuê đất đến ngày 24/2/2022) và diện tích đất sử dụng vào mục đích trạm nghiền sàng, chế biến đá xây dựng là 10.381,8m2 (thời hạn thuê đất đến ngày 16/5/2022).

Lý do thu hồi đất: Đất Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn sử dụng đất, theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 82 Luật Đất đai năm 2024.

Đã bị thu hồi đất, mỏ khoáng sản vẫn ngang nhiên hoạt động
Đá được ô tô vận chuyển vào trạm nghiền (Ảnh: Trần Nghĩa)

Tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu trong thời hạn 15 ngày, Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Tiến Dung Kon Tum có trách nhiệm xử lý tài sản trên đất theo quy định để bàn giao diện tích đất cho Nhà nước quản lý. Hết thời hạn nêu trên, UBND tỉnh Kon Tum sẽ thực hiện thu hồi đất theo quy định.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Ngọc Sâm yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) gửi thông báo thu hồi đất cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Tiến Dung Kon Tum.

Đồng thời, Sở chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan làm việc cụ thể với Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Tiến Dung Kon Tum.

Kết thúc thời hạn thông báo thu hồi đất, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ, tham mưu trình UBND tỉnh quyết định thu hồi đất của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Tiến Dung Kon Tum.

Đã bị thu hồi đất, mỏ khoáng sản vẫn ngang nhiên hoạt động
Mặc dù bị thu hồi dự án khai thác khoáng sản đá nhưng Công ty TNHH Đầu tư xây dựng thương mại Tiến Dung Kon Tum vẫn ngang nhiên hoạt động (Ảnh: Trần Nghĩa)

Mặc dù vậy, hoạt động của trạm nghiền của Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Tiến Dung Kon tum vẫn “thách thức” chính quyền; ngang nhiên xay đá, bán ra bên ngoài để phục vụ việc thi công tuyến đường DT676.

Ghi nhận của phóng viên, bên trong khuôn viên trạm nghiền, một máy múc vẫn múc đá lên ô tô rồi đưa vào trạm nghiền mặc dù mỏ đá này đã hết hạn giấy phép khai thác đá 3 năm nay.

Cũng theo tìm hiểu của phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô, trước đó ngày 3/12/2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư (nay là Sở Tài chính) đã có thông báo số 84/TB-SKHĐT chấm dứt dự án khai thác, chế biến đá xây dựng tại tiểu khu 474, xã Măng Cành, huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum).

Cụ thể, tỉnh thu hồi giấy chứng nhận đầu tư số 38121000084 ngày 27/6/2011 và quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 1085/QĐ-UBND ngày 22/11/2021 của UBND tỉnh Kon Tum về Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 7/12/2014.

Đã bị thu hồi đất, mỏ khoáng sản vẫn ngang nhiên hoạt động
Công ty Cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng ngang nhiên múc đá dưới điểm mỏ khi bị UBND tỉnh Kon Tum thông báo thu hồi dự án khai thác khoáng sản đá tại thôn Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông (Ảnh: Trần Nghĩa)

Bị thu hồi đất vẫn “rút ruột” tài nguyên

Ngày 24/2/2017, UBND tỉnh Kon Tum gia hạn giấy phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông trên diện tích 4,9ha với trữ lượng đá nguyên khai được phép khai thác là 750.000m3. Thời hạn gia hạn khai thác là 9 năm 7 tháng.

Theo tìm hiểu, ngày 27/12/2024, ông Nguyễn Ngọc Sâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã ký Thông báo số 435/TB-UBND về việc thu hồi đất dự án thai thác khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại thôn Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông của Công ty Cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng do chấm dứt dự án đầu tư.

Cụ thể, tỉnh thu hồi diện tích 49.000m2, mục đích sử dụng khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường của Công ty Cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng.

Lý do thu hồi đất: Thu hồi đất trong trường hợp hợp chấm dứt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư được quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 82 Luật Đất đai năm 2024.

Công ty Cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng được tiếp tục sử dụng đất 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động để thực hiện bán tài sản gắn liền với đất.

Trong trường hợp không có tài sản gắn liền với đất hoặc tài sản không đủ điều kiện để bán hay Công ty Cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng thống nhất bàn giao đất trước 24 tháng thì UBND tỉnh Kon Tum sẽ ban hành quyết định thu hồi đất, không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất.

Đã bị thu hồi đất, mỏ khoáng sản vẫn ngang nhiên hoạt động
Trạm nghiền hoạt động hết công suất nhưng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Kon Plông lại "không hề biết" (Ảnh: Trần Nghĩa)

Mặc dù đã bị UBND tỉnh Kon Tum thông báo thu hồi đất dự án khai thác khoáng sản đá nhưng ngày 28/3, theo ghi nhận của phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô, mỏ đá của Công ty Cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng vẫn ngang nhiên hoạt động.

Theo quan sát, điểm mỏ của Công ty Cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng chỉ cách trụ sở UBND xã Măng Cành khoảng 1km. Ngay bên dưới điểm mỏ, máy múc hoạt động liên tục, đá được múc lên ô tô rồi nhanh chóng di chuyển tới trạm nghiền cách đó khoảng 100m. Tại trạm nghiền, các máy nghiền, sàng vẫn hoạt động hết công suất.

Một người dân cho biết: Để phục vụ cho thi công tuyến đường DT676, 2 mỏ đá này vẫn hoạt động hết công suất nhưng không hiểu sao cơ quan chức năng, chính quyền địa phương lại không xử lý. Mặc dù các điểm mỏ này cách UBND xã Măng Cành không xa.

Ông Lê Thành Diễn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường cho biết: “Cách đây khoảng 2 tuần, huyện có phối hợp với đoàn liên ngành của tỉnh Kon Tum tiến hành kiểm tra 2 điểm mỏ của Công ty Cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng và công ty TNHH Đầu tư xây dựng thương mại Tiến Dung Kon Tum tại xã Măng Cành nhưng thời điểm kiểm tra 2 mỏ này không hoạt động".

Ông Diễn cũng cho biết, tỉnh đã có thông báo về việc thu hồi dự án khai thác khoáng sản đá đối với 2 doanh nghiệp này trên địa bàn xã Măng Cành, huyện Kon Plông và họ đang dọn dẹp mỏ để chấm dứt.

Tuy nhiên, khi phóng viên cung cấp các hình ảnh đang khai thác, nghiền đá của Công ty Cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng thương mại Tiến Dung Kon Tum, ông Lê Thành Diễn, nói: "Ngay hôm nay, chúng tôi sẽ cho anh em đi kiểm tra, lập biên bản xử lý".

Đọc thêm

Cần hành động quyết liệt, dọn sạch "rác ý thức” Môi trường

Cần hành động quyết liệt, dọn sạch "rác ý thức”

TTTĐ - Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Thành phố Hà Nội đã áp dụng, triển khai các nghị định của Chính phủ cũng như ban hành nhiều kế hoạch, chỉ thị để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có các hành vi xả rác bừa bãi. Thế nhưng theo ghi nhận của PV báo TTTĐ, dường như vứt rác bừa bãi đã là thói quen xấu khó bỏ của không ít người, trong đó có cả sự thờ ơ của một số chính quyền địa phương chưa quan tâm đến vấn đề này…
Quy định về thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu BHXH & Đời sống

Quy định về thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu

TTTĐ - Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.
Gia tăng cơ hội và quyền lợi cho người tham gia BHXH & Đời sống

Gia tăng cơ hội và quyền lợi cho người tham gia

TTTĐ - Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, từ tháng 7/2025, điều kiện nghỉ việc hưởng lương hưu và tiền trợ cấp hưu trí của người lao động sẽ có sự điều chỉnh; qua đó gia tăng cơ hội và quyền lợi cho người tham gia.
Ưu tiên lựa chọn phương tiện công cộng xanh để bảo vệ môi trường Môi trường

Ưu tiên lựa chọn phương tiện công cộng xanh để bảo vệ môi trường

TTTĐ - Trước nguy cơ ô nhiễm không khí do khói, bụi từ việc sử dụng phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện cá nhân, nhiều người dân Thủ đô đã lựa chọn phương tiện công cộng xanh như xe buýt điện, tàu điện trên cao để giảm thiểu ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường.
Quản lý lượng điện tiêu thụ một cách chủ động và hiệu quả Đô thị

Quản lý lượng điện tiêu thụ một cách chủ động và hiệu quả

TTTĐ - "Khi tôi biết đến App EVNHANOI, tôi đã ngay lập tức tải về và trải nghiệm. Giờ đây, tôi có thể dễ dàng theo dõi chỉ số công tơ từng ngày và quan trọng hơn, tôi có thể quản lý lượng điện tiêu thụ của gia đình một cách chủ động và hiệu quả", bà Trần Thị Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.
Sáng tạo đồ chơi xanh từ lá cây Muôn mặt cuộc sống

Sáng tạo đồ chơi xanh từ lá cây

TTTĐ - Với mong muốn giúp các bé thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, Trường mầm non Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm “Sáng tạo đồ chơi xanh từ lá cây”. Thông qua hoạt động này cũng giúp trẻ vừa chơi, vừa phát huy trí tưởng tượng, vừa rèn luyện kỹ năng khéo léo.
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động từ ngày 1/7/2025 BHXH & Đời sống

Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động từ ngày 1/7/2025

TTTĐ - Bộ Nội vụ vừa hoàn thành dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu, việc tính, việc xác định điều kiện hưởng đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội.
Long An - Nhật Bản: Đối tác tin cậy, hợp tác vươn tầm Muôn mặt cuộc sống

Long An - Nhật Bản: Đối tác tin cậy, hợp tác vươn tầm

TTTĐ - Ngày 31/3, Đoàn công tác xúc tiến đầu tư và kết nối địa phương tỉnh Long An, do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út dẫn đầu, đã tổ chức thành công chương trình Xúc tiến Đầu tư Thương mại Long An - Nhật Bản tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản.
Tập trung gỡ vướng các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai Đô thị

Tập trung gỡ vướng các dự án chậm tiến độ, chậm triển khai

TTTĐ - UBND TP Hà Nội chỉ đạo các đơn vị tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc đối với 109 dự án đầu tư công khó khăn, chậm tiến độ, đặc biệt tập trung đối với các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài, thực hiện năm 2025...
Đề nghị UNESCO công nhận võ Bình Định là di sản văn hóa Muôn mặt cuộc sống

Đề nghị UNESCO công nhận võ Bình Định là di sản văn hóa

TTTĐ - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt.
Xem thêm