Tag

Đà Nẵng: Dừng các cuộc họp không cần thiết, tập trung chống bão Noru

Môi trường 25/09/2022 15:36
aa
TTTĐ - UBND TP Đà Nẵng yêu cầu tạm dừng các cuộc họp chưa thực sự cần thiết để tập trung lực lượng đối phó với bão Noru.
Đảm bảo an toàn đê điều, ứng phó bão Noru TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam khẩn trương triển khai ứng phó bão Noru Bão Noru giật cấp 14 đang di chuyển rất nhanh vào Biển Đông
Tại âu thuyền Thọ Quang, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân Đà Nẵng, TT- Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi đã vào nơi tránh trú an toàn (Ảnh Đ.Minh)
Tại âu thuyền Thọ Quang, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân Đà Nẵng, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam và Quảng Ngãi đã vào nơi tránh trú an toàn (Ảnh Đ.Minh)

Ngư dân đang gấp rút đưa tàu, thuyền vào nơi tránh trú

Theo ghi nhận của phóng viên, hầu hết ngư dân tại phường Thọ Quang, Mân Thái (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) đã tranh thủ thời tiết tạnh ráo, khẩn trương đưa thuyền thúng lên bờ, chằng chống an toàn. Nhiều tàu thuyền cũng được kêu gọi di chuyển vào âu thuyền Thọ Quang tránh trú.

Các ngư dân cho biết từ hôm qua họ đã nhận được thông báo của chính quyền địa phương và báo đài về việc bão Noru là cơn bão mạnh, hướng di chuyển phức tạp.

"Chúng tôi đã tạm dừng việc ra khơi. Sáng nay, mọi người ra đưa tàu thuyền, ngư lưới cụ lên bờ trú tránh an toàn, vì dự báo bão có thể ảnh hưởng trực tiếp tới Đà Nẵng", ngư dân Nguyễn Thị Định trú quận Sơn Trà cho biết.

Đại tá Hồ Sĩ Hậu, Phó Chỉ huy trưởng Tham Mưu trưởng Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng cho hay, sáng nay (25/9), 200 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ đội Biên phòng thành phố đã đến các địa bàn trọng điểm, địa bàn xung yếu có nguy cơ cao để giúp bà con nhân dân neo đậu tàu thuyền, chằng chống nhà cửa và di dời tàu thuyền lên bờ.

“Hiện, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị xuống các địa bàn Âu thuyền Thọ Quang, cảng cá để giúp ngư dân neo đậu tàu thuyền, đảm bảo an toàn trước khi có bão”, ông Đại tá Hậu thông tin.

Bộ đội Biên phòng quận Sơn Trà hỗ trợ ngư dân đưa thuyền thúng lên bờ để tránh bão số 4 (Ảnh BĐBP cung cấp)
Bộ đội Biên phòng quận Sơn Trà hỗ trợ ngư dân đưa thuyền thúng lên bờ để tránh bão số 4 (Ảnh BĐBP cung cấp)

Lên phương án sẵn sàng sơ tán dân

Trưa 25/9, UBND TP Đà Nẵng vừa có Công điện khẩn chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện địa phương tập trung triển khai các phương án phòng chống và khắc phục hậu quả ứng với một số kịch bản thiên tai trên địa bàn năm 2022.

Theo đó, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu các quận, huyện, đặc biệt các quận ven biển, sẵn sàng sơ tán nhân dân tại các khu vực trũng, thấp, vùng ven biển, ven sông suối, vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, nhà cửa không kiên cố…

Đồng thời, chỉ đạo địa phương phối hợp với lực lượng quân đội, công an hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, sẵn sàng triển khai lực lương, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng phó và tìm kiếm cứu nạn, khuyến cáo bà con thu hoạch sản xuất nông nghiệp, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

Cùng với đó, tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra; duy trì liên lạc thường xuyên với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố.

Ngư dân đang gấp rút đưa phương tiện tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn
Ngư dân Đà Nẵng đang gấp rút đưa phương tiện vào nơi tránh trú an toàn

UBND TP Đà Nẵng yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố, các sở, ngành theo chức năng nhiệm vụ thực hiện các phương án ứng phó với bão như hỗ trợ người dân sơ tán; Thông báo cho tàu thuyền còn trên biển tìm nơi trú ẩn an toàn; Sắp xếp tàu neo đậu an toàn; Dời các tàu kinh doanh xăng dầu ra khỏi âu thuyền và cảng cá Thọ Quang đến nơi trú an toàn; bố trí lực lượng phòng cháy chữa cháy.

Bên cạnh đó, đảm bảo giao thông thông suốt, đánh giá, giám sat khu vực có khả năng xảy ra sạtt lở (chú ý các khu vực có nguy cơ cao như các khu vực trũng thấp ven sông Cu Đê, Túy Loan, sạt lở đồi núi tại các xã Hòa Sơn, Hòa Ninh, Hòa Bắc, Hòa Phú, Hòa Liên, các tuyến đường ĐT 601, ADB5 Bắc Thủy Tú - Phò Nam, QL 14G, khu vực, đường lên quanh bán đảo Sơn Trà, Nam Hải Vân, Bà Nà - Núi Chúa,...); Đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi, đê, kè, các công trình xây dựng; đảm bảo cung ứng lương thực thực phẩm.

Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 10 giờ ngày 25/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 123,2 độ Kinh Đông, cách đảo Lu-Dông (Philippin) khoảng 250km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183km/giờ), giật trên cấp 17.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào Biển Đông. Đến 10 giờ ngày 26/9, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 740km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm