Đại học Thương mại bổ sung phương thức xét tuyển kết hợp học bạ
Trường Đại học Hà Nội mở rộng đối tượng xét tuyển kết hợp Đại học Luật Hà Nội mở rộng đối tượng xét tuyển |
PGS.TS Lê Thị Thanh Hải - Trưởng phòng Quản lý đào tạo trường Đại học Thương mại cho biết, năm 2021, ĐH Thương mại bổ sung thêm phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, chứng chỉ khảo thí quốc tế, hoặc giải Nhất, Nhì, Ba cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bậc THPT với kết quả học tập bậc THPT.
![]() |
Chương trình Tư vấn tuyển sinh do Hệ thống Giáo dục HOCMAI phối hợp với trường Đại học Thương mại tổ chức |
Thông tin được đưa ra tại chương trình Tư vấn tuyển sinh 2021 do Hệ thống Giáo dục HOCMAI phối hợp với trường Đại học Thương mại tổ chức.
Như vậy, năm 2021, trường Đại học Thương mại có 3 phương thức tuyển sinh gồm: Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định của trường. Chỉ tiêu xét tuyển tối đa dành cho phương thức này là 3%.
Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế hoặc thí sinh đạt giải Nhất, Nhì , Ba bậc THPT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW với kết quả thi Tốt nghiệp THPT 2021. Chỉ tiêu dành cho phương thức này là 10%.
Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, chứng chỉ khảo thí quốc tế, hoặc giải Nhất, Nhì, Ba cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW bậc THPT với kết quả học tập bậc THPT.
Nhà trường sẽ dành 5% chỉ tiêu xét tuyển cho phương thức này.
Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi TNTHPT năm 2021, theo từng tổ hợp bài thi/môn thi. Toàn bộ số chỉ tiêu còn lại sẽ dành cho phương thức xét tuyển này.
Tại chương trình, PGS.TS Nguyễn Viết Thái - Trưởng phòng đối ngoại và truyền thông trường Đại học Thương mại chia sẻ, năm 2021, nhà trường vẫn duy trì đào tạo 21 chuyên ngành. Ngoài chương trình đại trà, trường tuyển sinh thêm chương trình đào tạo chất lượng cao cho 2 ngành Kế toán doanh nghiệp và Tài chính ngân hàng thương mại.
Đối với chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù, trường tuyển sinh 3 ngành: Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Hệ thống thông tin quản lí.
Trong đó, sinh viên theo học 2 ngành Quản trị khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành sẽ học 50% thực tế tại doanh nghiệp và 50% học tại trường. Sinh viên sẽ được thực hành nghiệp vụ dưới sự hướng dẫn của các thầy cô là giảng viên tại các doanh nghiệp.
Còn đối với cấu trúc chương trình đào tạo của ngành Hệ thống thông tin quản lí, sinh viên sẽ được học 30% tại doanh nghiệp và 70% học tại trường. Do vậy, nếu như sinh viên tham gia theo học các chương trình này, thì các em được tiếp cận thực tế ngay trong quá trình học, cho nên cơ hội việc làm rất lớn.
“Với sinh viên theo học chương trình đại trà, các em sẽ đi thực tập cuối khóa và làm khóa luận ở học kì thứ 8 (tức là học kì 2 của năm thứ 4). Ngoài ra, trong chương trình đào tạo sẽ có 2-3 học phần cốt lõi chuyên ngành, có sự tham gia của giảng viên thực tế, hướng dẫn các em những kiến thức thực tế, đan xen vào quá trình học lí thuyết tại trường”, PGS. TS Nguyễn Viết Thái cho biết thêm.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quận Đống Đa góp phần khẳng định vị thế giáo dục Thủ đô

Nghiên cứu mức trần miễn học phí với địa phương chưa tự chủ ngân sách

Quận Ba Đình vinh danh tài năng trẻ thi Olympic các môn văn hoá

Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí

Vinschool và Vinmec hợp tác toàn diện, nâng chuẩn chăm sóc sức khỏe cho hơn 15.000 trẻ mầm non

Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí

Hà Nội dành nguồn đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo

Không chỉ miễn học phí, người dân kỳ vọng trường lớp phải tốt hơn

Không để miễn học phí nhưng lại phát sinh nhiều khoản thu khác
