Tag

Đắk Nông: Hàng chục ha đất nông nghiệp bị mất do khai thác cát trên sông Krông Nô

Bạn đọc 01/08/2019 16:10
aa
TTTĐ - Do khai thác cát cùng hoạt động của thủy điện đã khiến hàng chục ha đất nông nghiệp của người dân dọc hai bờ sông Krông Nô bị sạt lở xuống sông. Sự việc diễn ra đã nhiều năm, nhưng đến nay chính quyền tỉnh Đắk Nông vẫn không có biện pháp xử lý triệt để khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.

Đắk Nông: Hàng chục ha đất nông nghiệp bị mất do khai thác cát trên sông Krông Nô

Các tàu dàn hàng ngang hút cát gây sạt lở đất khiến người dân vô cùng bức xúc

Bài liên quan

Đắk Nông: Hàng loạt doanh nghiệp bị “hành” bởi một biển cấm tải trọng tự phát?

TP HCM tăng cường xử lý nạn cát tặc

Công an vào cuộc làm rõ khai thác cát trái phép tại TP Móng Cái

Hà Nội kiên quyết, xóa bỏ các bến bãi tập kết cát, sỏi trái phép trước ngày 31/7

Ai trả đất cho dân?

Vừa qua, báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được đơn phản ánh của nhiều hộ dân tại xã Nâm N’Đir, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông về việc đất của mọi người dọc bờ sông Krông Nô bị sạt lở từ vài trăm đến hàng chục ngàn mét vuông do hoạt động của thủy điện và khai thác cát.

Cụ thể, đơn phản ánh của các hộ dân nêu rõ, từ khi làm thủy điện Buôn Tua Srah (Chủ đầu tư là Công ty thủy điện Buôn Kuốp) đã gây sạt lở nghiêm trọng đất nông nghiệp của bà con trên địa bàn xã Nâm N’Đir. Đặc biệt, từ khoảng năm 2017, Công ty TNHH Xuân Bình về khu vực sông Krông Nô, thuộc địa phận xã Nâm N’Đir khai thác cát cùng một số đơn vị khác đã gây sạt lở ước tính đến hàng chục ha đất nông nghiệp của các hộ dân tại đây.

Đơn kêu cứu của nhiều hộ dân
Đơn kêu cứu của nhiều hộ dân

“Từ khi Công ty TNHH Xuân Bình về khai thác cát tại khu vực sông Krông Nô thuộc địa phận xã Nâm N’Đir, huyện Krông Nô đã gây ra việc sạt lở nghiêm trọng đất nông nghiệp khiến chúng tôi không còn đất để canh tác, sản xuất nông nghiệp nhiều năm qua. Điều này đã khiến cuộc sống của người dân chúng tôi bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng, kinh tế trở nên kiệt quệ”, đơn phản ánh nêu rõ.

Cũng theo đơn, các hộ dân cho biết, người dân nơi đây đã nhiều lần làm đơn phản ánh với chính quyền địa phương về việc Công ty TNHH Xuân Bình và một số công ty khai thác cát tại khu vực sông Krông Nô đã gây ra việc sạt lở nghiêm trọng trên nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được các cấp chính quyền giải quyết triệt để.

Sau khi nhận được phản ánh của các hộ dân, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã trực tiếp đến xã Nâm N’Đir để ghi nhận thực tế.

Theo chân anh Đỗ Sơn Lâm vào khu vườn mà theo anh ban đầu rộng hơn 5ha, tuy nhiên, anh Lâm cho biết, hiện tại đất trồng cà phê và hoa màu của gia đình anh đã bị sạt lở hơn 3ha. Theo anh Lâm, trước đây dòng sông Krông Nô đoạn này chỉ rộng khoảng 20m, bây giờ sạt lở lấn sâu vào đất của gia đình anh ước chừng đã rộng khoảng 100m. Thêm vào đó, đáy sông sâu gấp mấy lần trước kia do việc hút cát kéo dài va hoạt động rầm rộ.

“Ở xã Nâm N’Đir, tôi là người bị thiệt hại rất nặng. Ngoài 3ha đất nông nghiệp ra, tôi còn mất tài sản trên đất là 1 căn nhà ở, 1 chuồng bò và một nhà kho. Căn chòi tạm này, tôi di chuyển mấy lần, vô dần trong này mới giữ được”, anh Lâm bức xúc nói.

Người dân đưa phóng viên đi thực tế khu vực sạt lở
Người dân đưa phóng viên đi thực tế khu vực sạt lở

Còn anh Trần Quang Xuân trình bày, năm 2014, gia đình anh mua một thửa đất dọc theo bờ sông Krông Nô với diện tích hơn 16.800 m2, nhưng do hoạt động khai thác cát, thủy điện gây sạt lở nên đến nay diện tích đất của gia đình anh Xuân chỉ còn khoảng 1ha.

“Từ năm 2009, khi thủy điện đi vào hoạt động đã xảy ra việc sạt lở nhưng chỉ ít thôi, thủy điện là một phần thôi còn do “cát tặc” nhiều hơn. Từ năm 2012, cát tặc đánh (hút cát) từ dưới kia thì trên này lở, sau đó đánh từ trên này thì dưới kia lở…”, anh Xuân cho biết.

Cũng theo anh Xuân, hiện đất gia đình anh bị lở mất khoảng 9 sào (khoảng 9.000m2) nhưng đến nay vẫn chưa nhận được giải quyết đền bù.

Theo thống kê của các ngành chức năng tỉnh Đắk Nông và huyện Krông Nô, tại địa phương có hàng chục ha đất nông nghiệp của người dân đã bị sạt lở do khai thác cát và hoạt động của thủy điện.

Ngang nhiên hút cát tại các khu vực cấm?

Có hàng chục ha đất nông nghiệp đã bị sạt lở nhưng theo ghi nhận thực tế của phóng viên, hiện tình trạng sạt lở tại sông Krông Nô vẫn diễn ra vô cùng phức tạp, nhiều đoạn tình trạng sạt lở đã tiến sát nhà của người dân khiến họ phải đóng cửa đi ở nhờ nơi khác.

Bờ sông Krông Nô bị sạt lở nghiêm trọng
Bờ sông Krông Nô bị sạt lở nghiêm trọng

Theo một số hộ dân tại xã Nâm N’Đir cho biết, thường các ghe thuyền hút cát hoạt động 2 lần/ngày, lần đầu hút cát khoảng từ 4 – 5 giờ sáng, lần 2 khoảng 11 giờ trưa. Khi người dân báo chính quyền xuống đến nơi thì họ lại cho thuyền đi về phía bờ của huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk) hoặc khi đến thì họ đã “được báo” nên rút đi.

Trước tình trạng thủy điện và việc hút cát gây sạt lở nghiêm trọng tại khu vực xã Nâm N’Đir, chính quyền địa phương đã tiến hành kè đá một số đoạn nhưng vẫn không ngăn được việc sạt lở, thậm chí chính tại vị trí kè cũng bị lở.

Liên quan tới vấn đề người dân phản ánh, ông Lê Đức Cường - Chủ tịch UBND xã Nâm N’Đir cho biết, các cơ quan chức năng đã có biển cấm một số điểm không được hút cát nhưng các đơn vị lại đi bên cạnh (bờ thuộc huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) hút ngay cạnh đoạn cấm nên việc xử lý rất khó. Công tác thủy điện xả nước không đều khiến thuyền không đi được nên phải đứng một chỗ hút cát khiến lòng sông sâu xuống gây sạt lở nhiều hơn. Theo đánh giá của các Sở ban ngành thì một số đoạn sông là do thủy điện gây sạt lở. Xã cũng nhiều lần có biên bản kiến nghị, làm việc với cấp trên, các đơn vị gây sạt lở để giải quyết vấn đề này.

Khi được hỏi về việc các tàu hút cát tại các vị trí cắm biển cấm của đơn vị nào? Ông Cường khẳng định, khi xuống kiểm tra có tàu vẫn ngang nhiên hút cát ngay tại biển cấm là của Công ty Xuân Bình.

Liên quan đến việc nhiều người dân mong muốn được hoàn trả hoặc hoán đổi lại đất để canh tác nông nghiệp, ông Cường thẳng thắn cho biết: “Bây giờ chỉ có hỗ trợ chứ làm gì có đất để đền bù”.

Để làm rõ về mức độ sạt lở tại sông Krông Nô, vấn đề giải quyết thực trạng và hậu quả đối với những thông tin mà người dân, doanh nghiệp phản ánh bị ảnh hưởng, ngày 23/4/2019, phóng viên đã liên hệ UBND huyện Krông Nô, thế nhưng đến nay đã hơn 3 tháng qua, đơn vị này vẫn chưa có bất cứ phản hồi nào tới báo Tuổi trẻ Thủ đô về vấn đề này.

Đắk Nông: Hàng chục ha đất nông nghiệp bị mất do khai thác cát trên sông Krông Nô
Phụ lục kèm theo Báo cáo số 264, ngày 23/8/2018 của Sở TNMT tỉnh Đắk Nông về kết quả kiểm tra tình hình sạt lở đất dọc bờ sông Krông Nô, địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông
Phụ lục kèm theo Báo cáo số 264, ngày 23/8/2018 của Sở TNMT tỉnh Đắk Nông về kết quả kiểm tra tình hình sạt lở đất dọc bờ sông Krông Nô, địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông

Ở một khía cạnh khác, vừa qua ngày 19/7, Sở Thông tin và Truyền thông (Sở TTTT) tỉnh Đắk Nông đã có văn bản số 653 gửi UBND huyện Krông Nô và Sở Giao thông Vận tải tỉnh này về việc kiểm tra, xử lý thông tin liên quan bài báo “Đắk Nông: Hàng loạt doanh nghiệp bị “hành” bởi một biển cấm tải trọng tự phát?” đăng trên báo Tuổi trẻ Thủ đô trước đó. Sở TTTT đề nghị UBND huyện Krông Nô và Sở Giao thông Vận tải (Sở GTVT) tỉnh Đắk Nông kiểm tra, xác minh các nội dung báo phản ánh, đồng thời có văn bản cung cấp thông tin về vấn đề trên gửi UBND tỉnh, Sở TTTT và báo Tuổi trẻ Thủ đô trước ngày 30/7/2019.

Liên quan vấn đề trên, trao đổi với phóng viên qua điện thoại, ông Cao Văn Tín – Chánh Văn phòng UBND huyện Krông Nô cho biết, hiện đơn vị đã mời các Sở ban ngành và các doanh nghiệp khai thác cát đến làm việc ngày 2/8 và sẽ có báo cáo cho Sở TTTT tỉnh Đắk Nông, đồng thời có thông tin gửi đến báo.

Theo Báo cáo số 264, ngày 23/8/2018 của Sở TNMT tỉnh Đắk Nông về kết quả kiểm tra tình hình sạt lở đất dọc bờ sông Krông Nô, địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông cho biết, tại các mỏ cát được cho phép khai thác có tình trạng sạt lở như: Khu vực cấp phép cho DNTN Quỳnh Mai (2 điểm sạt lở), Công ty TNHH Xuân Bình (6 điểm), Công ty TNHH Phú Bình (8 điểm), Công ty CP Vật liệu xây dựng Tây Nguyên (1 điểm)…

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Xử lý nghiêm các điểm trông xe "chặt chém" du khách Đường dây nóng

Xử lý nghiêm các điểm trông xe "chặt chém" du khách

TTTĐ - Chủ các điểm trông giữ xe trái phép thường tận dụng các khoảng vỉa hè, lòng đường để nhận trông giữ xe. Giá gửi xe máy ở các bãi xe tự phát này bị đội lên tới 30.000 đồng/lượt.
Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Bạn đọc

Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành 2 văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều Đường dây nóng

Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều

TTTĐ - Không di dời vật liệu tập kết tại bãi sông Kinh Thầy (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) trong mùa mưa lũ, 3 doanh nghiệp bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động liên quan đến đê điều trong thời hạn 2 tháng.
Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi Đường dây nóng

Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi

TTTĐ - Các tiện ích thông minh liên quan đến những vấn đề "nóng" từ giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp… trên ứng dụng iHanoi - nền tảng “Công dân Thủ đô số”, đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.
Cưỡng chế thu hồi đất tại xã Duyên Thái đảm bảo an toàn Đường dây nóng

Cưỡng chế thu hồi đất tại xã Duyên Thái đảm bảo an toàn

TTTĐ - Sáng 23/9, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất khu liền kề Duyên Thái I.
Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương Đường dây nóng

Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định thanh tra đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 7 dự án, công trình.
Thông tin cải chính, xin lỗi Cải chính

Thông tin cải chính, xin lỗi

TTTĐ - Vào hồi 14 giờ 52 phút ngày 21/8/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng tải bải viết "Hải Phòng: Một vụ án hai kết quả xét xử?".
Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta Bạn đọc

Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta

TTTĐ - Rác thải, phế thải xây dựng gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại khu vực ở phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp Đường dây nóng

Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

TTTĐ - Hàng loạt nhà nuôi yến được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) nhưng chính quyền địa phương chỉ phạt “có lệ” rồi mặc nhiên để công trình tiếp tục được xây dựng và tồn tại.
Phản hồi của Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng Cải chính

Phản hồi của Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô vừa nhận được Công văn số 828/TA-VP ngày 6/9/2024 của Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng về nội dung bài báo "Hải Phòng: Một vụ án hai kết quả xét xử?". Dưới đây là nội dung công văn.
Xem thêm