Tag
Kon Tum

Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Đường dây nóng 19/09/2024 13:37
aa
TTTĐ - Hàng loạt nhà nuôi yến được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) nhưng chính quyền địa phương chỉ phạt “có lệ” rồi mặc nhiên để công trình tiếp tục được xây dựng và tồn tại.
Hồ sơ chuyển nhượng đất được hợp thức hóa như thế nào? Kon Tum: Kiến nghị thu hồi đất cấp trái quy định cho ông Ngô Sỹ Ngạn Xác minh vụ cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi đất
Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
Hàng loạt công trình nhà nuôi yến được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp (Ảnh: Trần Nghĩa)

Nhà nuôi yến “mọc lên” trái phép

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum), hàng loạt công trình nhà nuôi yến được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, phá vỡ quy hoạch sử dụng đất chung của huyện.

Đặc biệt, điều này còn cho thấy chính quyền địa phương đang có dấu hiệu buông lỏng quản lý, xử phạt theo kiểu “có lệ” rồi mặc nhiên để những công trình này tiếp tục xây dựng và tồn tại.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, tại thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà), 3 công trình nhà nuôi yến cùng một nhà điều hành đồ sộ được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Theo quan sát, 3 nhà yến này được xây dựng liền kề với nhau; mỗi nhà yến được xây dựng 2 tầng và tiếp tục xây dựng tầng thứ 3.

Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
Khu nhà nuôi yến trái phép được xây dựng hàng rào bao quanh rộng hàng nghìn mét vuông (Ảnh: Trần Nghĩa)

Một công nhân xây dựng tại đây cho biết, trước đây vị trí này được trồng cao su, sau đó chủ đất đã cắt bỏ cao su. Đầu năm 2024, các công nhân được thuê vào đây để phụ các công việc cho đơn vị thi công nhà nuôi yến. Hiện tại, nhà điều hành cơ bản đã xây dựng xong, còn các nhà yến đang tiếp tục xây thêm tầng.

Cũng theo công nhân này, để đảm bảo an ninh, chủ công trình này còn xây dựng hàng rào, cổng xung quanh khu đất rộng hàng nghìn mét vuông.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các nhà yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp là của ông Đinh Su Na Thao Bảy, sinh năm 1976, trú tại thôn Plei Rơ Hai 1, phường Lê Lợi, TP Kon Tum (tỉnh Kon Tum).

Các nhà yến được xây dựng tại thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà) và nằm hoàn toàn trên đất trồng cây lâu năm, không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Đất đai.

Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
Các nhà yến được xây 2 tầng và đang tiếp tục xây dựng tầng thứ 3 (Ảnh: Trần Nghĩa)

Chị H trú tại thôn Thống Nhất (xã Hà Mòn) cho hay: “Đầu năm 2024, chúng tôi thấy họ đưa máy móc, chở vật liệu vào xây dựng rầm rộ nhưng không hiểu sao công trình không bị đình chỉ xây dựng. Trong thời gian này, họ vẫn tiếp tục xây dựng và đang trong thời gian hoàn thiện khu nhà yến”.

Điều đáng nói thêm, khu nhà yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp của ông Đinh Su Na Thao Bảy cách Ủy ban Nhân dân xã Hà Mòn không quá xa.

Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
Mặc dù công trình nhà yến bị đình chỉ xây dựng, khôi phục lại hiện trạng ban đầu nhưng vẫn tiếp tục được thi công (Ảnh: Trần Nghĩa)

Công trình xây dựng trái phép vẫn tiếp tục được thi công

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ngày 24/6/2024, UBND xã Hà Mòn đã kiểm tra tại khu vực xây dựng nhà yến của ông Đinh Su Na Thao Bảy tại thửa đất số 104, tờ bản đồ số 28 thuộc thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn (huyện Đăk Hà).

Quá trình kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện ông Đinh Su Na Thao Bảy đã tiến hành đào móng, xây dựng công trình trên đất trồng cây lâu năm, làm biến dạng địa hình với tổng diện tích 432m2.

Cụ thể, ông Đinh Su Na Thao Bảy đã đào móng, xây dựng 4 công trình với kích thước lần lượt: 12m x 11m (tổng 132m2), 20m x 5m (tổng 100m2), 20m x 5m (tổng 100m2) và 20m x 5m (tổng 100m2).

Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp
UBND xã Hà Mòn có dấu hiệu buông lỏng quản lý dẫn tới việc phá vỡ quy hoạch sử dụng đất (Ảnh: Trần Nghĩa)

Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Đinh Su Na Thao Bảy xác nhận, sau khi làm việc với đoàn kiểm tra, ông mới biết việc sử dụng đất chưa đảm bảo theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình nhà nuôi yến trên đất trồng cây lâu năm là sai.

Cũng trong ngày kiểm tra, UBND xã Hà Mòn đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với ông Đinh Su Na Thao Bảy với số tiền 3,5 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi vi phạm. Thời gian khắc phục hậu quả 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định.

Quyết định cũng nêu rõ, nếu quá thời hạn mà ông Đinh Su Na Thao Bảy không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, đã hơn 3 tháng trôi qua, công trình nhà yến xây dựng trái phép vẫn nghiễm nhiên được tiếp tục thi công và tồn tại.

Theo ghi nhận, tại đây hàng chục công nhân vẫn miệt mài xây dựng. Các công nhân khác vẫn tiếp tục đổ bê tông để xây dựng tầng 3 và không có dấu hiệu dừng hoạt động.

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Nguyễn Quang Thịnh, Chủ tịch UBND xã Hà Mòn, cho biết: “Xã cũng kiểm tra liên tục và đình chỉ hoạt động xây dựng nhưng lợi dụng thứ bảy, Chủ nhật, anh em nghỉ thì họ lại thi công”.

Cũng theo ông Thịnh, đây là “tình trạng chung”, chúng tôi đã lập biên bản, yêu cầu khôi phục hiện trạng ban đầu nhưng người dân vẫn cố tình vi phạm. Vụ việc đang trong thẩm quyền xử lý của xã.

Tình trạng xây dựng nhà nuôi yến trái phép trên đất nông nghiệp diễn ra phức tạp, rầm rộ và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất của huyện. Điều này cho thấy, chính quyền địa phương vẫn đang “bất lực” trong việc xử lý, thậm chí có dấu hiệu buông lỏng quản lý dẫn tới các nhà yến xây dựng trái phép.

Tình trạng xây dựng nhà nuôi yến trái phép trên đất nông nghiệp diễn ra phức tạp, rầm rộ và phá vỡ quy hoạch sử dụng đất của huyện Đăk Hà

Đọc thêm

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Xem thêm