Tag

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững

Môi trường 14/03/2023 19:02
aa
TTTĐ - Sáng 14/3/2023, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Ngày nước Thế giới năm 2023 - Thúc đẩy sự thay đổi”.
Hà Nội phấn đấu đến 2025 toàn bộ người dân vùng nông thôn có nước sạch sử dụng Hà Nội sẽ triển khai 11 dự án mở rộng mạng cấp nước trong giai đoạn 2022-2025 Bảo vệ tài nguyên nước hướng đến phát triển bền vững Hà Nội nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, từng bước "phủ sóng" nước sạch Hà Nội điều chỉnh giá nước sạch đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, doanh nghiệp
Nhà báo Khánh Toàn – Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chủ trì buổi tọa đàm
Nhà báo Khánh Toàn, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chủ trì buổi tọa đàm

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Nhà báo Khánh Toàn - Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chia sẻ, việc đáp ứng nhu cầu về nước đảm bảo cả về chất lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững. Nhu cầu nước ngày càng tăng, chủ yếu do sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế bên cạnh đó nguồn nước còn chịu tác động của biến đổi khí hậu.

Việt Nam dự báo đến năm 2030 nhu cầu nước khoảng 122 tỷ m3/năm, tăng 1,5 lần so với hiện nay. Tình trạng thiếu nước sẽ diễn ra nghiêm trọng nếu không được kiểm soát.

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững
Toàn cảnh buổi tọa đàm

Bài học trên thế giới đã chỉ ra, sự tham gia có ý nghĩa từ công chúng, cộng đồng, doanh nghiệp, nhà khoa học và các bên liên quan khác là điều kiện quyết định trong việc giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm nước.

Nước và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia

Đánh giá về vai trò của nước đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, ông Nguyễn Văn Vẻ, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Mọi sự sống đều cần có nước. Trong bối cảnh tài nguyên nước đang bị cạn kiệt, tác động của biến đổi khí hậu… vấn đề nước đang đe dọa sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững
Ông Nguyễn Văn Vẻ, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam chia sẻ tại buổi tọa đàm

Tại Việt Nam, nguồn nước phân bổ không đồng đều, khu vực hạ lưu, nguồn nước cạn kiệt, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Trong khi đó, thảm họa, hạn hán, lũ quét, xâm nhập mặn cũng ảnh hưởng đến nguồn nước, chất lượng nước.

Đồng thời, nguồn nước tuy nhiều nhưng phụ thuộc vào bên ngoài. Các công trình đắp đập, xây dựng thủy điện ở nhiều nơi khiến nguồn nước bị cạn kiệt, đặc biệt vào mùa khô tại khu vực Tây Nguyên, miền núi phía Bắc. Đồng thời, ô nhiễm nguồn nước, nước thải sinh hoạt là vấn đề bức bối liên quan đến đô thị, dân cư tập trung. Điều đó đã ảnh hưởng đến người yếu thế và người nghèo.

Chia sẻ tại tọa đàm về những thách thức trong đảm bảo an ninh nguồn nước ở Việt Nam, GS.TS Trần Đức Hạ, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường - Hội Cấp thoát nước Việt Nam, cho biết, nước ta đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến nguồn nước như: Tỷ lệ dân số vùng nông thôn di dời sang đô thị; Vấn đề sử dụng đất không hợp lý; Vấn đề suy thoái tài nguyên rừng; Vấn đề suy giảm nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước; Nước biển dâng gây nhiễm mặn, chịu tác động lớn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững

GS.TS Trần Đức Hạ, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu cấp thoát nước và môi trường, Hội Cấp thoát nước Việt Nam

Mặt khác, nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có 3.260km đường bờ biển kéo dài nên vấn đề nước biển dâng, địa hình đồi núi dốc và chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.

Cùng với đó, mỗi địa phương lại chịu thách thức riêng về nguồn nước và vấn đề chúng ta không kiểm soát được lượng dòng chảy trong và ngoài lãnh thổ.

Truyền thông thay đổi nhận thức cần đi trước một bước

Trước những thách thức và thực trạng khai thác, sử dụng nước ở Việt Nam hiện nay, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng phòng Quản lý vận hành và tưới tiêu, Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay: Việc thực hiện Kết luận 36 của Bộ Chính trị thì Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan đang phải thực hiện theo Quyết định 1595 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận 36 của Bộ Chính trị. Theo nhiệm vụ được giao tổng hợp tình hình, Bộ NN&PTNT thống kê có khoảng 40 báo cáo từ các cơ quan Đảng, chính quyền và cơ quan liên quan về việc triển khai Kết luận 36 của Bộ Chính trị.

Về phía Bộ NN&PTNT, hiện tại, Bộ đang hoàn thiện hồ sơ, đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an ninh đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành. Ngoài ra, Bộ cũng đã ban hành kế hoạch triển khai theo những nhiệm vụ được giao trong đó sẽ thực hiện công tác điều phối các bên liên quan và tham mưu cho Chính phủ để triển khai các kế hoạch hành động.

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng phòng Quản lý vận hành và tưới tiêu, Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bên cạnh đó, Bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ các nhóm giải pháp như: Hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh công tác quy hoạch; Thu hút nguồn lực đầu tư nâng cao hiệu quả công tác vận hành, bảo đảm công trình thủy lợi; Phòng chống thiên tai; Nâng cao chất lượng nghiên cứu chuyển giao và đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

Bộ NN&PTNT đã có 60 hoạt động và giao cho các cơ quan, đơn vị triển khai, tổng kết, đánh giá theo từng giai đoạn theo Kết luận 36 của Bộ Chính trị.

Nói về giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, theo ông Nguyễn Văn Vẻ: Một trong những giải pháp hàng đầu về vấn đề này là công tác truyền thông cần đi trước một bước để thay đổi nhận thức; Tuyên truyền vai trò của nước đối với cuộc sống.

Đồng thời, thời gian tới, chúng ta cũng cần tăng cường giám sát của các tổ chức xã hội, cộng đồng và Mặt trật Tổ quốc trong việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước.

Kiến nghị giải pháp từ cơ sở

Công ty Cổ phần cấp nước Hải Phòng đang phục vụ và cung cấp nước cho khoảng 1,5 triệu/2 triệu người dân tại thành phố nên khi nói về các giải pháp và kiến nghị để việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tốt hơn, ông Cao Văn Quý - Phó Tổng Giám đốc Thường trực Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng kiến nghị: Đối với dịch vụ cấp nước hiện này, Nhà nước vẫn thống nhất quản lý về giá theo quy định của Chính phủ và UBND các tỉnh sẽ quyết định giá nước theo quy định và tình hình sinh hoạt của địa phương.

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững
Ông Cao Văn Quý, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng

Khi sử dụng công cụ kinh tế thì đưa vào giá thành cung cấp nước, người dân sẽ phải chịu giá nước sinh hoạt lớn. Chúng tôi kiến nghị nên có lộ trình thực hiện hợp lý và phân loại nhóm đối tượng sử dụng (đơn vị sản xuất, kinh doanh, người dân...) để có tính toán phù hợp cho các nhóm đối tượng trong chi trả trong dịch vụ cấp nước.

Về vấn đề xử phạt, khi gặp phải sự cố khiến nhà máy cấp nước theo điểm phải dừng lại khiến chúng tôi phải sử dụng một nhà máy khác cấp nước sang cho nhà máy gặp sự cố khiến nhà máy vượt quyền cấp nước và bị phạt. Chúng tôi cũng kiến nghị về quy phạm pháp luật, đặc biệt sau khi có Luật Tài nguyên nước và thông tư hướng dẫn sẽ làm rõ các vấn đề này để các doanh nghiệp cung cấp nước chủ động ứng phó và giải quyết vấn đề nêu trên.

Về công tác tuyên truyền tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường, đây là một hoạt động thường xuyên và kế hoạch tổng thể công tác hàng năm của hạng mục truyền thông là một công tác lớn. Công ty đã kết hợp với các đoàn thể, cơ quan chính quyền của địa phương để tuyên truyền về vấn đề liên quan đến tài nguyên nước và có hiệu quả rất tích cực.

Đảm bảo an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững
Nhà báo Khánh Toàn, Tổng Biên tập tạp chí Môi trường và Cuộc sống tặng hoa cho các khách mời tham dự tọa đàm

Về nâng cao chất lượng nước được công ty luôn đẩy mạnh cải thiện. Tuy nhiên hiện nay, chúng tôi đang tập trung hơn vào vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường và coi quản lý chất lượng nước là vô cùng quan trọng. Do đó, những năm qua, Công ty Cổ phần cấp nước Hải Phòng đã tập trung xây dựng đội ngũ có trình độ để quản lý những vấn đề về chất lượng nước, nhằm nâng cao hơn nữa sản phẩm dịch vụ cung cấp đến người dân.

Đọc thêm

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc Môi trường

Quỳ Hợp (Nghệ An): Điều tra nguyên nhân cá chết bất thường trên suối Bắc

TTTĐ - Sáng 2/7, cơ quan chức năng huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An) cho biết, trên đoạn suối Bắc chảy qua địa bàn xã Châu Thành đang xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào hai bên bờ. UBND huyện Quỳ Hợp đã thành lập đoàn kiểm tra cùng các cơ quan chức năng khẩn trương vào cuộc xác định rõ nguyên nhân.
Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 2/7, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C Môi trường

Nhiều khu vực nắng nóng, nhiệt độ có nơi trên 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiều khu vực ngày nắng nóng với nhiệt độ có nơi trên 38 độ C; chiều tối và đêm có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ chiều tối và đêm có mưa dông, ngày nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C Môi trường

Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất 38 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/6 và 1/7, Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, Trung Bộ nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/6, khu vực Hòa Bình, trung du và đồng bằng Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ Môi trường

Hà Nội còn 19 điểm úng ngập cục bộ

TTTĐ - Năm 2024 trên địa bàn TP còn tồn tại 11 điểm úng ngập đối với các trận mưa có cường độ 50-70mm/h; 19 điểm úng ngập cục bộ và một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp với những trận mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước.
Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C Môi trường

Bắc Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam rãnh áp thấp có trục ở khoảng 24-27 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp nóng phía Tây có xu hướng phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn trên khu vực Trung Bộ, ngày 28/6, đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C.
Ngày đầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cả nước có mưa, dông Môi trường

Ngày đầu thi tốt nghiệp trung học phổ thông, cả nước có mưa, dông

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia đã đưa ra cảnh báo mưa lớn cục bộ trên phạm vị các quận nội thành của Thủ đô Hà Nội trong sáng 27/6.
Xem thêm