Tag

Hà Nội nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, từng bước "phủ sóng" nước sạch

Xã hội 08/03/2023 11:03
aa
TTTĐ - Để hoàn thành mục tiêu 100% người dân được tiếp cận nước sạch như Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đề ra, Hà Nội đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm từng bước "phủ sóng" nguồn nước sạch và nâng cao chất lượng nước phục vụ người dân.
Đảm bảo cung cấp nước sạch, xử lý chất thải sinh hoạt cho người dân nông thôn Hà Nội phấn đấu đến 2025 toàn bộ người dân vùng nông thôn có nước sạch sử dụng Hà Nội sẽ triển khai 11 dự án mở rộng mạng cấp nước trong giai đoạn 2022-2025 Bảo vệ tài nguyên nước hướng đến phát triển bền vững

Đưa nước sạch về ngoại thành

Chọn phương châm lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, Hà Nội đã đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đời sống người dân trong đó có chất lượng nước sạch. Việc phát triển nguồn cấp nước được thành phố xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, "xương sống".

Thành phố Hà Nội đã phát triển, mở rộng mạng lưới cấp nước sạch khu vực nông thôn đạt tỷ lệ 80%. Trong ảnh: Vận hành hệ thống cấp nước tại Nhà máy Nước mặt sông Đuống
Thành phố Hà Nội đã phát triển, mở rộng mạng lưới cấp nước sạch khu vực nông thôn đạt tỷ lệ 85%. Trong ảnh: Vận hành hệ thống cấp nước tại Nhà máy Nước mặt sông Đuống

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến hết năm 2022, tổng nguồn nước sạch tập trung cung cấp cho thành phố đạt khoảng 1.530.000m3/ngày đêm. Con số này đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước của 100% dân cư đô thị và hoàn thành phủ mạng cấp nước khu vực nông thôn cho khoảng 27 xã (tăng thêm khoảng 5% với quy mô khoảng 60.000 hộ dân với khoảng 240.000 người so với năm 2021), tại các khu vực: 7 xã huyện Đông Anh, 5 xã huyện Phú Xuyên, 7 xã huyện Chương Mỹ, 3 xã huyện Sóc Sơn, 4 xã huyện Ứng Hòa, 1 xã huyện Ba Vì, nâng tổng số người dân khu vực nông thôn được tiếp cận nước sạch lên khoảng 85%.

Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu 100% tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận nước sạch như Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đề ra vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện còn 149 xã chưa có nước sạch, trong đó 121 xã đã giao nhà đầu tư nhưng chưa thực hiện và 28 xã chưa có nhà đầu tư đề xuất dự án. Việc triển khai các dự án tại những khu vực nông thôn cuối cùng đang gặp nhiều khó khăn do chi phí đầu tư lớn, song người dân đấu nối, sử dụng ít nên không bảo đảm cân đối thu - chi. Lấy ví dụ, nếu ở khu vực đô thị, khi có nhiều hộ dùng chung một nguồn nước, lại có nhiều nhà hàng, khách sạn, đơn vị sản xuất nên công suất sử dụng cao, từ đó dẫn đến mức lũy kế cao đẩy giá lên cao.

Còn tại khu vực nông thôn dân cư thưa thớt, có những đoạn đường ống phải thi công cả 100m mới vào được 1 nhà. Do đó, nhiều nhà đầu tư tính toán nếu nhu cầu sử dụng trên 10m3/tháng thì mới có lãi, trong khi đó, người dân còn có nước mưa, nước giếng khoan nên nhu cầu sử dụng rất ít. Thực tế đã có những hộ sau khi lắp đặt nhưng không sử dụng dẫn đến lãng phí chi phí đầu tư.

Hà Nội nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, từng bước
Thi công lắp đặt đường ống nước sạch tại thị trấn Đông Anh (huyện Đông Anh)

Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án

Để hoàn thành mục tiêu đề ra theo Kế hoạch phát triển nguồn và mạng cấp nước trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025, Hà Nội phân ra chỉ tiêu các năm để triển khai thực hiện.

Với các xã đã giao nhà đầu tư sẽ chỉ đạo các đơn vị cấp nước tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án đã giao bao gồm (11 dự án nguồn, 29 dự án phát triển mạng). Thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối hướng dẫn thực hiện điều chỉnh, thu hồi các dự án chậm hoặc không triển khai để kêu gọi nhà đầu tư khác.

Đối với 29 xã chưa có nhà đầu tư sẽ giao các đơn vị đang triển khai dịch vụ cấp nước trong khu vực mở rộng phát triển mạng cấp nước. Với những khu vực không có nhà đầu tư, thành phố giao UBND huyện triển khai dự án bằng nguồn vốn ngân sách, trong đó có đề xuất quản lý vận hành sau đầu tư.

Thành phố yêu cầu có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân một số xã đấu nối sử dụng nước sạch, tuyên truyền người dân đấu nối sử dụng nước sạch vì lợi ích cộng đồng; Đồng thời rà soát đóng các giếng nước ngầm tự khai thác không đảm bảo yêu cầu; Thực hiện hỗ trợ người dân những vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.

Mới đây nhất, nhằm đẩy nhanh đầu tư phát triển hệ thống mạng cấp nước khu vực nông thôn, Hà Nội đã chấp thuận phân vùng cấp nước tại các khu vực chưa được đầu tư mạng cấp nước cho 8 đơn vị đang cấp nước trên địa bàn thành phố thực hiện 10 dự án mở rộng mạng cấp nước trong giai đoạn 2022-2025 và 1 dự án do UBND huyện Ba Vì triển khai cấp nước cho những khu vực dân cư miền núi tại huyện Ba Vì (xã Khánh Thượng và Minh Quang) không thể tiếp cận hệ thống cấp nước tập trung.

Trong đó, Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội mở rộng cấp nước cho 21 xã của huyện Thường Tín, 8 xã của huyện Thạch Thất. Công ty cấp nước Sơn Tây mở rộng cấp nước cho xã Cẩm Yên, huyện Thạch Thất. Công ty Đồng Tiến Thành Thủ đô mở rộng cấp nước cho 2 xã (Lại Thượng, Phú Kim) huyện Thạch Thất. Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai mở rộng cấp nước cho 11 xã còn lại và hoàn thiện 4 xã đã giao tại huyện Chương Mỹ, 2 xã tại huyện Quốc Oai.

Công ty cổ phần nước mặt sông Hồng nghiên cứu cấp nước cho 9 xã còn lại của huyện Phúc Thọ. Công ty Nước sạch số 2 Hà Nội mở rộng cấp nước cho 3 xã (Cổ Loa, Bắc Hồng, Thụy Lâm) của huyện Đông Anh; 18 xã của huyện Sóc Sơn. Công ty cổ phần Cấp nước Hà Nam mở rộng cấp nước cho khu vực 21 xã còn lại của huyện Ứng Hòa, 26 xã của huyện Mỹ Đức. Công ty cổ phần Viwaco mở rộng cấp nước cho khu vực 10 xã còn lại của huyện Thanh Oai.

Sở Xây dựng Hà Nội cũng đã xây dựng kế hoạch đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị cấp nước đầu tư mạng cấp nước cho khoảng 45 xã tại các huyện: Ba Vì (1 xã), Chương Mỹ (5 xã), Đan Phượng (5 xã), Đông Anh (2 xã), Mỹ Đức (7 xã), Ứng Hòa (7 xã), Quốc Oai (2 xã), Sóc Sơn (2 xã), Thạch Thất (6 xã), Thanh Oai (3 xã), Thường Tín (5 xã). Đến lúc đó, tỷ lệ người dân khu vực nông thôn được tiếp cận nước sạch nâng lên đạt khoảng 90%.

Cùng với những nỗ lực của thành phố, để hoàn thành mục tiêu 100% người dân nông thôn được tiếp cận nước sạch rất cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân thay đổi nhận thức, thói quen, tích cực dùng nước sạch.

Đọc thêm

Bài 4: Có nên đấu giá vùng phục vụ cấp nước, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ? Môi trường

Bài 4: Có nên đấu giá vùng phục vụ cấp nước, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ?

TTTĐ - Kinh doanh nước sạch là kinh doanh theo chuỗi, hoạt động dài hạn, lợi nhuận ổn định. “Vùng phục vụ cấp nước” chính là thị trường cố định của các doanh nghiệp. Để giải bài toán “huy động sức dân” đang vướng hiện nay thành phố cần tính đến việc đấu giá “vùng phục vụ cấp nước” để đón những doanh nghiệp thực sự tầm cỡ vào đầu tư…
"Thất vọng nặng nề" vì nhà vệ sinh Môi trường

"Thất vọng nặng nề" vì nhà vệ sinh

TTTĐ - Nhìn từng buồng vệ sinh để dò xét, kiểm tra từng hộp giấy, xả thử nước trước khi dùng… đó là hình ảnh người dân tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông mỗi khi muốn sử dụng một số nhà vệ sinh tại ga chờ. Nhà vệ sinh - nơi khẩn cấp để người dân giải quyết “chuyện cấp bách” vốn phải là nơi sạch sẽ lại trở thành nỗi e ngại mỗi khi lui tới.
Trung tướng Khuất Duy Tiến từ trần Muôn mặt cuộc sống

Trung tướng Khuất Duy Tiến từ trần

Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, đã từ trần hồi 16 giờ 10 phút ngày 23/11/2024, hưởng thọ 94 tuổi.
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong thi hành Luật Đường bộ Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong thi hành Luật Đường bộ

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định số 1044/QĐ-TTg ngày 26/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm triển khai thi hành Luật Đường bộ.
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ đạt chuẩn đô thị văn minh Đô thị

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ đạt chuẩn đô thị văn minh

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), ngày 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ, Hà Nội) tổ chức trọng thể lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Luật Thủ đô góp phần tháo gỡ điểm nghẽn về nhà ở xã hội Xã hội

Luật Thủ đô góp phần tháo gỡ điểm nghẽn về nhà ở xã hội

TTTĐ - Việc triển khai các nội dung có liên quan tại Luật Thủ đô năm 2024 kỳ vọng sẽ thêm những giải pháp đột phá, tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Kiểm tra toàn diện hoạt động kinh doanh vận tải dịp cuối năm Muôn mặt cuộc sống

Kiểm tra toàn diện hoạt động kinh doanh vận tải dịp cuối năm

TTTĐ - Nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị dịp cuối năm, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trên địa bàn toàn thành phố. Trong chiến dịch này, lực lượng chức năng tập trung kiểm tra nồng độ cồn và ma túy của các tài xế, cùng với việc rà soát các điều kiện kinh doanh vận tải…
Hà Nội đặt mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Đô thị

Hà Nội đặt mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

TTTĐ - Hà Nội đặt mục tiêu tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ cho từng khu vực tiêu dùng.
Bài 3: Sứ mệnh lịch sử và yêu cầu chất lượng cuộc sống Môi trường

Bài 3: Sứ mệnh lịch sử và yêu cầu chất lượng cuộc sống

TTTĐ - Ngày 31/7/2024, Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU về lãnh đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm cấp nước sạch nông thôn. Nhân dân và các doanh nghiệp cấp nước trên địa bàn Tiên Lãng đều mừng nhưng để nghị quyết này đi vào cuộc sống đang còn nhiều bất cập.
Khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk” Muôn mặt cuộc sống

Khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk”

TTTĐ - Ngày 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk” đã long trọng khai mạc. Triển lãm diễn ra chào mừng các dấu mốc quan trọng: 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk, 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Sự kiện có sự tham gia của đông đảo đại biểu, lãnh đạo tỉnh, các sở, ban ngành và người dân địa phương.
Xem thêm