Tag

Đảm bảo vùng an toàn, hướng tới Hà Nội không còn bệnh dại

Xã hội 15/04/2022 18:02
aa
TTTĐ - Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2022 - 2030. Theo đó, Hà Nội sẽ thành lập gần 600 đội bắt chó thả rông tại 30 quận, huyện, thị xã. Việc làm này sẽ góp phần nâng cao ý thức quản lý vật nuôi, đảm bảo an toàn cho người dân nơi công cộng, xây dựng hình ảnh Thủ đô an toàn, thân thiện.
Cửa ngõ Thủ đô kẹt cứng vì người dân trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ lễ Những mô hình sáng tạo, nổi bật trong Tháng Thanh niên của tuổi trẻ Thủ đô Cảnh báo thủ đoạn giả danh công an để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản Phát huy tính tiên phong, sáng tạo, trách nhiệm của nhà báo trẻ Báo Tuổi trẻ Thủ đô đạt giải Khuyến khích "Bìa báo Tết ấn tượng"

Xây dựng hình ảnh Thủ đô an toàn, thân thiện

Việc nuôi chó, mèo từ lâu đã trở thành thú vui của nhiều người dân. Do đó, chỉ cần dạo một vòng quanh công viên lớn nhỏ ở trung tâm thành phố Hà Nội vào các buổi sáng sớm, chiều tối, sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh các loại chó nuôi không rọ mõm, được thả rông khi mùa bùng phát bệnh dại đang đến gần.

Bà Vũ Thị Là (Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội) chi sẻ: "Nhà tôi gần công viên, sáng sớm, tôi cùng chồng hay ra công viên để tập thể dục. Quanh đây cũng có nhiều người dân lui tới để chạy bộ buổi sáng và chiều tối. Tuy nhiên, nhiều người còn dẫn theo cả vật nuôi như chó, mèo mà không rọ mõm.

Đã không ít lần tôi chứng kiến cảnh những người dân chạy bộ hoặc các cháu nhỏ bị chó thả rông tấn công nên tôi thấy lo sợ. Thiết nghĩ, người dân cần có ý thức trong việc quản lý vật nuôi và đơn vị quản lý công viên cũng cần có những quy định cụ thể đối với người dân mang theo vật nuôi vào công viên".

Đảm bảo vùng an toàn, hướng tới Hà Nội không còn bệnh dại
Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 sẽ xây dựng thành công vùng an toàn bệnh dại cho tổng 12 quận nội thành

Theo số liệu của UBND thành phố Hà Nội, hiện tại tổng đàn chó, mèo của thành phố vào khoảng 460.000 con, đứng thứ hai cả nước sau Nghệ An. Từ năm 2019 đến nay, Hà Nội ghi nhận nhiều trường hợp tử vong vì bệnh dại và bị chó cắn.

Nhằm mục tiêu hướng tới thủ đô không còn bệnh dại trong giai đoạn 2022-2030, mới đây UBND Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 105/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2030, trong đó giao 579 xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành lập đội bắt chó, mèo thả rông, nhằm phòng chống bệnh dại trên người và vật nuôi.

Quận Thanh Xuân là địa phương triển khai mô hình đội bắt chó thả rông đầu tiên trên địa bàn Hà Nội. Đến nay toàn quận đã có 11 đội thuộc 11 phường, tình trạng chó, mèo thả rông trên địa bàn giảm 80 - 90%. Quận đã được công nhận là vùng an toàn bệnh dại. Tuy nhiên, điều đáng mừng nhất là ý thức quản lý vật nuôi của người dân đã được nâng cao.

Bà Nguyễn Thị Hồng (Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Từ ngày đội bắt chó thả rông của phường hoạt động, tình trạng chó thả rông ngoài đường đã giảm đáng kể, nỗi lo của người dân đã vơi đi phần nào. Nhờ có đội bắt chó thả rông tuyên truyền nên người dân rất ý thức đeo rọ mõm và xích cho chó mỗi khi ra đường. Vì vậy chúng tôi cũng yên tâm hơn mỗi khi ra nơi công cộng".

Quyết tâm xây dựng thành công vùng an toàn bệnh dại

Là đơn vị tham mưu cho UBND thành phố Hà Nội triển khai kế hoạch thực hiện chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại trên địa bàn thủ đô giai đoạn 2022 – 2030, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết: Việc thành lập đội bắt chó thả rông là một trong các giải pháp để đảm bảo vùng an toàn, hướng tới Thủ đô không còn bệnh dại.

"Mục đích của việc thành lập đội bắt chó thả rông là hạn chế việc người tử vong do chó cắn. Mấy năm nay, bước đầu đã có 4 quận nội thành gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Thanh Xuân, Tây Hồ được công nhận vùng an toàn bệnh dại. Chúng tôi phấn đấu đến năm 2025 sẽ xây dựng thành công vùng an toàn bệnh dại cho tổng 12 quận nội thành, sau đó mới triển khai ra các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố", ông Sơn nói.

Đảm bảo vùng an toàn, hướng tới Hà Nội không còn bệnh dại
Chó nuôi không rọ mõm, được thả rông trong khi mùa bùng phát bệnh dại đang đến gần

Ông Sơn cũng cho biết, để xây dựng được vùng an toàn bệnh dại tại các quận nội thành, Hà Nội phải quản lý được số chó nuôi trên địa bàn, đồng thời phải triển khai tiêm triệt để vắc xin phòng dại cho đàn chó nuôi.

"Việc quan trọng nhất là không để chó thả rông, không để chó chạy ra đường mà không có rọ mõm, không có xích và phóng uế bừa bãi. Muốn làm được như vậy thì phải tăng cường thành lập các tổ bắt giữ chó thả rông, việc này được rất nhiều người dân đồng tình, ủng hộ", ông Sơn nói.

Về việc triển khai tại các huyện, thị xã, ông Sơn nói việc lập đội trước mắt chưa khả thi do người dân chủ yếu nuôi chó thả rông để trông giữ nhà, tài sản ở khu vực rộng, cần thời gian để thuyết phục, vận động người dân.

"Về lực lượng tham gia đội bắt chó thả rông, Hà Nội hiện chưa có quy định cụ thể. Tuy nhiên hiện nay các phường đã triển khai mỗi tổ có khoảng 6-8 người là bảo vệ tổ dân phố, dân quân, công an viên, y tế, nhân viên thú ý, cán bộ chuyên trách bắt chó...

Các đội sẽ hoạt động khoảng 1-2 lần một tuần, không cố định ngày để tăng tính đột xuất nhằm phát hiện, xử lý các vi phạm của chủ vật nuôi, đặc biệt tập trung tại các khu vui chơi giải trí ngoài trời", ông Sơn thông tin.

Đảm bảo vùng an toàn, hướng tới Hà Nội không còn bệnh dại
Đội bắt chó thả rông phòng bệnh dại ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình (Hà Nội)

Qua thực tế triển khai tổ bắt giữ chó thả rông tại các phường, vị chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết đã gặp một số khó khăn như dụng cụ bắt giữ chó chưa chuyên dụng; Nhiều con chó to khi bị bắt gây thương tích cho tổ bắt chó. Khó khăn nữa là khi bắt chó mà chưa xác minh được ai là chủ thì phải nuôi nhốt, chăm sóc, đồng thời thông báo rộng rãi để chủ tới nhận chó.

Hiện, nhiều phường đang vướng mắc trong việc nuôi nhốt chó. Ngoài ra, hiện thù lao cho những người đi bắt giữ chó còn thấp so với công sức họ bỏ ra, nên khiến nhiều người không mặn mà tham gia vào đội. Ngoài ra, hiện nhiều giống chó rất đắt tiền, từ hàng chục đến cả trăm triệu, nên việc chăm sóc những con chó này lúc bắt giữ cũng đặt ra nhiều vấn đề do đây là tài sản lớn.

Do đó, ông Nguyễn Ngọc Sơn cũng khuyến cáo những người nuôi chó nên nâng cao ý thức cộng đồng trong việc nuôi chó, đặc biệt là việc tiêm phòng và đeo rọ mõm khi đưa chó ra đường.

Đọc thêm

“Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ những trái tim vì cộng đồng Muôn mặt cuộc sống

“Gieo mầm Thiện tâm” - Nơi gặp gỡ những trái tim vì cộng đồng

TTTĐ - Đêm nhạc “Gieo mầm Thiện tâm”, do Vingroup và SpaceSpeakers Label đồng tổ chức vào ngày 29/9 tại Vinhomes Ocean Park 2, nhận được sự quan tâm và ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng và các nhà hảo tâm. Ngoài ý nghĩa nhân văn của một chương trình thiện nguyện, sự kiện còn thu hút khi có sự góp mặt của hơn 20 nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam, mang tới nhiều phần trình diễn lần đầu tiên ra mắt công chúng.
Thanh Hoá khẩn trương khôi phục hạ tầng xã hội thiết yếu bị ảnh hưởng bởi bão, lũ Môi trường

Thanh Hoá khẩn trương khôi phục hạ tầng xã hội thiết yếu bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

TTTĐ - Ngày 26/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Đoàn công tác đã kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất từ đầu tháng 9/2024 đến nay tại một số huyện của Thanh Hóa.
Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị Xã hội

Đề nghị xử lý dự án điện gió trên đất rừng tại Quảng Trị

TTTĐ - Cục Kiểm lâm (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo cơ quan chức năng xác định tính chất, mức độ sai phạm tại dự án điện gió Hướng Linh 1 và 2, để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tập đoàn LOTTE ủng hộ 3 tỷ đồng chung tay khắc phục hậu quả bão Yagi tại Việt Nam Muôn mặt cuộc sống

Tập đoàn LOTTE ủng hộ 3 tỷ đồng chung tay khắc phục hậu quả bão Yagi tại Việt Nam

TTTĐ - 18 doanh nghiệp thành viên Tập đoàn LOTTE tại Việt Nam đã cùng chung sức ủng hộ 3 tỷ đồng qua Mặt trận Tổ quốc tới các địa phương chịu thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, thể hiện cam kết hỗ trợ cộng đồng trong công tác khắc phục hậu quả thiên tai và phục hồi đời sống cho người dân.
Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai Muôn mặt cuộc sống

Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai

TTTĐ - Sáng 26/9, Báo Lao động Thủ đô tổ chức tọa đàm trực tuyến nhân chứng lịch sử “Giai cấp Công nhân - Tổ chức Công đoàn Thủ đô: Tự hào quá khứ, xây dựng tương lai”.
Hà Nội bàn giao 30 trung tâm y tế về quận, huyện, thị xã Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội bàn giao 30 trung tâm y tế về quận, huyện, thị xã

TTTĐ - Với việc bàn giao 30 trung tâm y tế cho quận, huyện, thị xã quản lý, TP Hà Nội đã thực hiện thêm một bước trong nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế cơ sở trên nguyên tắc xây dựng mạng lưới y tế rộng khắp, gần dân, phục vụ Nhân dân.
Quảng Nam đang khẩn trương tái định cư cho người dân vùng sạt lở Xã hội

Quảng Nam đang khẩn trương tái định cư cho người dân vùng sạt lở

TTTĐ - Chính quyền tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương tìm địa điểm xây dựng khu tái định cư mới để ổn định cuộc sống cho các hộ dân tại xã Trà Tập, huyện Nam Trà My bị ảnh hưởng bởi sạt lở đất.
Bình Dương hướng đến quy hoạch đô thị và nông thôn bền vững Muôn mặt cuộc sống

Bình Dương hướng đến quy hoạch đô thị và nông thôn bền vững

TTTĐ - Một trong những tầm nhìn trong quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Bình Dương được xác định là trở thành trung tâm đô thị công nghiệp, dịch vụ hiện đại, phát triển bền vững. Theo đó, đến năm 2030, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, có 3 đô thị đạt tiêu chí đô thị loại I.
Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt Môi trường

Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt

TTTĐ - Do mưa giảm nên lũ trên các sông Tích, Bùi, Đáy có xu hướng rút nhanh. Nhiều hộ dân ngoại thành Hà Nội thoát ngập lụt.
Lao vào lũ dữ cứu người: Những tấm lòng vàng giữa thiên tai Nhịp sống trẻ

Lao vào lũ dữ cứu người: Những tấm lòng vàng giữa thiên tai

TTTĐ - Trong đợt mưa lũ vừa qua, nhiều tỉnh miền Bắc bị ngập lụt, không ít khu vực bị cô lập bởi dòng nước dâng cao, trong lúc này, có những người không quản hiểm nguy, tình nguyện lao vào tâm lũ để cứu người.
Xem thêm