Đặt mục tiêu lợi nhuận 4.400 tỷ đồng trong năm 2020
Bài liên quan
OCB tri ân khách hàng với nghìn ưu đãi mừng tuổi 24
Giải nhiệt mùa hè với “cơn mưa” ưu đãi từ OCB
OCB: Doanh nghiệp SME tiếp cận vốn vay nhanh chóng, nhiều ưu đãi
OCB ưu đãi lãi suất vay và phí giao dịch tài khoản cho đại lý Bamboo Airways
Generali Việt Nam và OCB công bố hợp tác độc quyền 15 năm
Ngân hàng OCB phát hành thẻ đồng thương hiệu Jetstar – OCB
Mục tiêu lợi nhuận 4.400 tỷ đồng và chia cổ tức 25 - 27%
Do ảnh hưởng từ Covid-19, năm 2020 dự báo nhiều khó khăn, OCB xác định phát triển kinh doanh an toàn, song song đó, vẫn đẩy mạnh tăng trưởng quy mô, chất lượng tài sản.
Tiếp tục kiểm soát tốt chi phí hoạt động trên cơ sở tối ưu hóa chi phí, đầu tư về công nghệ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho hệ thống, duy trì tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng doanh thu từ hoạt động (CIR) của OCB dưới 37%. Đây chính là cơ sở kỳ vọng lợi nhuận trước thuế trong năm 2020 đạt 4.400 tỷ đồng, tăng 36% so với năm trước.
Quy mô tổng tài sản năm 2020 mục tiêu đạt 150.000 tỷ đồng, tăng 27% so với cuối năm trước. Trong đó, tăng trưởng huy động là 21%; Dư nợ thị trường 1 tăng 25% trên cơ sở phê duyệt của NHNN.
Đặc biệt, theo kế hoạch năm nay, OCB còn đưa ra mục tiêu chia cổ tức với tỷ lệ 25 - 27%. Đây được xem là ngân hàng có kế hoạch chia cổ tức cao trong bối cảnh tình hình thị trường trong nước và quốc tế đang chịu ảnh hưởng mạnh bởi dịch Covid-19.
Hợp tác chiến lược cùng ngân hàng Aozora Bank (Nhật Bản)
Một trong các nội dung đáng chú ý trong Đại hội là việc thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ năm 2020 lên hơn 11.275 tỷ đồng, trong đó bao gồm việc phát hành thành công cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài, Ngân hàng Aozora (AOZ), Nhật Bản.
Kết quả kinh doanh ấn tượng của OCB
Năm 2019, OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 3.232 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2018. Chỉ số CIR giảm xuống còn 37%, sự cải thiện này cho thấy năng suất lao động của OCB ngày một cao hơn và hiệu quả quản lý chi phí hoạt động ngày một tốt hơn.
Nhờ sự bứt phá mạnh mẽ từ các hoạt động kinh doanh, OCB đã có mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế vượt kế hoạch 3 năm liên tiếp. Tốc độ tăng trưởng kép (CARG) từ năm 2016 - 2019 đạt trên 88%. Theo đó, tỷ suất sinh lời tiếp tục cải thiện mạnh, hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROAA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROAE) lần lượt trên 2,4% và 26,1%. Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần tăng hơn 30,7% đạt mức khoảng 3.264 đồng một cổ phần.
Kết quả trên đã đưa OCB vào Top 3 ngân hàng có hiệu quả kinh doanh tốt nhất, hiệu quả thu nhập trên tổng tài sản và trên cổ phần, đồng thời có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn bình quân toàn ngành.
OCB được Moody's Investors, một trong ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới tăng xếp hạng đánh giá rủi ro đối tác (CRA - Counterparty Risk Assessments) và xếp hạng rủi ro đối tác (CRR - Counterparty Risk Ratings) của OCB lên mức Ba3 trong năm 2019.
Trong vòng 5 năm, quy mô ngân hàng đã tăng trưởng vượt bậc khi tổng tài sản tăng 140%, vốn điều lệ tăng 122%, vốn chủ sở hữu tăng 172%.
Về hiệu quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế nhà băng này tăng 11 lần, tạo nguồn thu đáng kể để tái đầu tư cũng như tạo ra thu nhập cổ tức cho cổ đông. Chất lượng tài sản cải thiện, nợ xấu được kiểm soát tốt và duy trì ở mức 1,49% trong năm 2019.
Trong giai đoạn 2020 - 2025, OCB đặt mục tiêu vào top 10 ngân hàng và là ngân hàng tốt hàng đầu tại Việt Nam. OCB dự báo tiếp tục đà tăng trưởng mức bình quân 20% mỗi năm, duy trì cổ tức 15 - 25%, mở rộng thị phần, đầu tư công nghệ và hệ thống quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, đem đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ và sự trải nghiệm an toàn, tiện nghi.
Phát biểu tại đại hội, Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, cho biết, giai đoạn 2015 – 2020 là giai đoạn tăng tốc và phát triển. OCB tập trung vào việc phát triển quy mô, định vị thương hiệu, phát triển ngân hàng số và hoàn thành các hạng mục dự án quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II.