Đẩy mạnh cải cách hành chính, Hà Nội thực hiện hiệu quả “nhiệm vụ kép”
Sáng tạo trong triển khai CCHC
Trước những khó khăn do tác động của dịch Covid-19, thành phố xác định cần tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị; Tập trung cao độ phòng, chống dịch bệnh Covid -19 để thực hiện “mục tiêu kép” bảo vệ sức khỏe Nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Song song với đó, TP đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thành phố Hà Nội (PCI); Cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI; chỉ số PARINDEX, chỉ số SIPAS.
Các cơ quan, đơn vị thuộc TP đã ban hành văn bản, kế hoạch để triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND của Chủ tịch UBND TP; Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 2/6/2021; Kế hoạch cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI, SIPAS năm 2021; Bắt đầu xây dựng, triển khai kế hoạch cải thiện, nâng cao SIPAS của TP giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch CCHC nhà nước của TP giai đoạn 2021 - 2025.
6 tháng đầu năm 2021, Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực trong CCHC |
Một số cơ quan, đơn vị đã có những giải pháp, sáng kiến trong triển khai CCHC, cụ thể: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai đo lường SIPAS qua trực tuyến quét mã vạch; Quận Long Biên ban hành bộ chỉ số đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của các trường học công lập trực thuộc UBND quận năm học 2020 - 2021.
Huyện Đông Anh có cách làm sáng tạo (khoanh vùng ổ dịch "3 lớp"tại những nơi bị cách ly) để cụ thể hóa các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp trên địa bàn. Qua đó, huyện đã góp phần đảm bảo an toàn phòng dịch, vừa không ngăn sông cấm chợ, làm đảo lộn đời sống người dân, đảm bảo không làm gián đoạn sự phục vụ của cơ quan nhà nước đối với người dân, tổ chức trên địa bàn huyện và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương
Thực hiện nội dung chủ đề công tác năm 2021 của thành phố là năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, ngay từ đầu năm, thành phố đã ban hành kế hoạch và thành lập đoàn kiểm tra công vụ để tiến hành kiểm tra các nội dung về thực hiện các nhiệm vụ của TP giao, về thực hiện các quy định tiếp nhận và giải quyết TTHC, dịch vụ công; Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Toàn TP đã thực hiện 289 cuộc kiểm tra công vụ các loại (kiểm tra đột xuất, kiểm tra xác minh vụ việc, khảo sát). Kết quả kiểm tra cho thấy các cơ quan, đơn vị được kiểm tra đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND của UBND TP về việc tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Hà Nội.
iệc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ hành chính của công dân, tổ chức được duy trì ổn định ngay trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị được kiểm tra chấp hành nghiêm chỉnh thời gian làm việc và thực hiện đúng chỉ đạo của UBND TP trong thời gian phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc TP, công tác kiểm tra công vụ, kiểm tra CCHC được quan tâm, tăng cường, thể hiện trách nhiệm của người đứng đầu trước yêu cầu CCHC và tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả hành chính Nhà nước các cấp, các ngành. Một số cơ quan, đơn vị đã quan tâm xây dựng kế hoạch và tổ chức các đoàn kiểm tra công vụ, kiểm tra CCHC.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng ứng xử của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được TP tập trung từng bước đổi mới từ hình thức đến nội dung.
Thành phố đưa chỉ tiêu, yêu cầu đảm bảo 100% các cán bộ, công chức, viên chức tiếp dân, giải quyết hồ sơ công việc được bồi dưỡng về kỹ năng văn hóa giao tiếp, ứng xử, kỹ năng phối hợp làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết hồ sơ trực tuyến; 100% cán bộ cấp xã được bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nhận thức đầy đủ về các Chỉ số PARINDEX, SIPAS, PAPI; Yêu cầu các cơ quan, đơn vị xây dựng và thực hiện kế hoạch, đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gắn với việc đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, tập trung bồi dưỡng, cập nhật kiến thức liên quan đến giao tiếp, ứng xử, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết hồ sơ trực tuyến, ưu tiên bồi dưỡng đối tượng học viên là lãnh đạo cấp xã kiến thức, hiểu biết về các chỉ số PARINDEX, PAPI, SIPAS.
Tích hợp 444 dịch vụ công trực tuyến của TP lên Cổng dịch vụ công quốc gia
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) điện tử để làm cơ sở xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tiếp tục được thành phố đẩy mạnh.
Thành phố đã ban hành kế hoạch, các văn bản để khuyến khích, định hướng người dân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; Xây dựng, phát triển thương mại điện tử; Triển khai hóa đơn điện tử, biên lai điện tử năm 2021. Đặc biệt, trước diễn biến tình hình dịch bệnh Covip-19 phức tạp, TP đã chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng CNTT, mở rộng đối tượng khai báo y tế điện tử phục vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Thành phố tiếp tục duy trì Cổng dịch vụ công thành phố và các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4 dùng chung của thành phố; Triển khai cung cấp cho người người dân, tổ chức và doanh nghiệp 1.685 TTHC; Trong đó, DVCTT mức độ 3 là: 1.217 TTHC; DVCTT mức độ 4 là: 468 TTHC.
Đặc biệt, thành phố đã triển khai tích hợp 444 dịch vụ công trực tuyến của thành phố lên Cổng dịch vụ công quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đạt tỷ lệ 31,02%; Hoàn thành vượt chỉ tiêu Chính phủ giao.
Những kết quả đạt được trong CCHC của TP Hà Nội không chỉ góp phần thực hiện phương châm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, đổi mới và phát triển” mà còn tích cực xây dựng hình ảnh “Chính quyền phục vụ - Lấy người dân và doanh nghiệp là đối tượng” của thành phố...
Với nhiều nỗ lực, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020 của thành phố Hà Nội xếp thứ 9/63, đây là năm thứ 3 liên tiếp thành phố Hà Nội thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về Chỉ số PCI, tăng 15 bậc so với năm 2015, thuộc nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt. Đáng lưu ý, chỉ số PAPI năm 2020 của TP tăng 11 bậc so với năm 2019, trong đó có 6/8 chỉ số nội dung vừa tăng về điểm số và tăng về thứ hạng. |