Dạy thêm, học thêm - Bài 5: Phải khắc phục bệnh thành tích từ chính phụ huynh
![]() |
Mới đây, Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh có văn bản số 2941, yêu cầu tất cả cơ sở giáo dục, thực hiện theo chỉ đạo của Thường trực Thành ủy và UBND TP cấm việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường phổ thông, từ năm học 2016-2017.
|
Nhiều ý kiến e rằng việc dạy thêm, học thêm không thể cải thiện được nếu phụ huynh không cải thiện về bệnh thành tích đối với con của mình. Ảnh minh họa.
Đánh giá về quyết định này của TP HCM, nhiều ý kiến cho rằng không hợp lí, bởi nếu cấm thì cấm những giáo viên lợi dụng chuyện học thêm để kiếm tiền. Có người đặt câu hỏi: Có bao nhiêu người dạy thêm, học thêm với cách sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi? có bao nhiêu người, còn bao nhiêu người dạy thêm với một trách nhiệm, với một tình cảm đối với học sinh, sinh viên? Vậy thì việc dạy thêm, học thêm là trách nhiệm thuộc về các nhà quản lí, các nhà quản lí phải làm thế nào để đưa ra được cái quy chế, cách thức như thế nào để quản lí cho kì được chứ không phải quản lí không được thì cấm.
Theo GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội, ở các nước họ chấp nhận dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng nó phải độc lập, tách rời khởi nhà trường. Các lớp dạy thêm, học thêm ấy được tổ chức thành trung tâm và trung tâm ấy được quản lí chặt chẽ của các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước. Các lớp, các trung tâm dạy thêm và học thêm ấy cũng được đảm bảo bằng quyền lợi của phụ huynh và học sinh. Họ được tự nguyện, được lựa chọn, những cơ sở dạy thêm phù hợp với họ và Nhà nước với trách nhiệm là cơ quan quản lí phải quản lí chương trình dạy thêm của trung tâm đó để nó không trùng lắp với chương trình của nhà trường.
Nhiều giáo viên ủng hộ việc không cấm dạy thêm. Họ cho rằng, chỉ nên cấm dạy thêm, học thêm tràn lan, cắn xén chương trình chính khóa ở trên lớp, buộc học sinh phải đi học thêm.
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho rằng, học sinh mà học thêm tổ chức ngoài nhà trường là sai về mặt nguyên tắc và như thế là giáo viên vi phạm quy đinh. Như thế là cũng cần phải xem lại kể cả công tác quản lí của nhà trường và cả địa phương. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng phải mạnh dạn đấu tranh với những hiện tượng như vậy. Bởi vì nếu phụ huynh hoặc là cả nể, hoặc là vì một lí do tế nhị nào khác mà đồng ý với việc cho con đi học thêm như vậy thì cũng là sai.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, việc dạy thêm, học thêm không thể cải thiện được nếu phụ huynh không cải thiện về bệnh thành tích đối với con của mình. Đòi hỏi về điểm số đã gây áp lực cho con và khiến cho việc dạy thêm, học thêm trở nên nặng nề và méo mó.
Còn theo TS Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục Hà Nội, phải đẩy mạnh tính dân chủ trong các nhà trường, cha mẹ học sinh được phát hiện ra những nơi nào ép buộc, những thầy cô nào ép buộc con mình, làm khó mình trong việc học thêm dạy thêm và có cơ quan xử lí kịp thời những cái đó. Bên cạnh đó, chúng ta phải loại trừ căn bệnh thành tích đã ngấm vào máu, cả bố mẹ, học sinh và thầy cô giáo, chứ nó không xuất phát từ khoa học giáo dục. Vì thế, giải pháp đầu tiên là bản thân học sinh và phụ huynh phải nhận thức được khi nào học thêm là cần thiết và chỉ khi cần thiết mới học.
Mai Khôi
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Fast Retailing trao tặng học bổng năm thứ ba liên tiếp dành cho học sinh Việt Nam

Bộ GD&ĐT chưa công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT

Sôi nổi vòng Chung kết giải đấu tranh biện tiếng Anh tại Hà Nội

VinUni tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 150 sinh viên “thế hệ kiên cường”

Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn

3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi

41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025
