Tag

Để bát cơm đầy hơn cho nông dân

Nông thôn mới 30/04/2018 17:47
aa
TTTĐ - Năm 2015, huyện Đan Phượng vinh dự trở thành huyện nông thôn mới (NTM) đầu tiên của Hà Nội. Không dừng ở những thành tích đã đạt được, Đan Phượng tiếp tục là điển hình mẫu mực trong xây dựng NTM kiểu mẫu của Hà Nội. Những ngôi làng với “đường có hoa, nhà có số, phố có tên”; những người nông dân rạng rỡ hăng say lao động ở Đan Phượng đang trở thành điểm sáng của phong trào xây dựng NTM Thủ đô trong giai đoạn mới.

Để bát cơm đầy hơn cho nông dân

Về nơi nông thôn mới kiểu mẫu

Nếu những ngày đầu tiên Hà Nội bước vào xây dựng NTM, xã Song Phượng (Đan Phượng) cho thấy một bức tranh nông thôn đẹp như mơ với đủ đầy hạ tầng nông thôn, công viên, hồ nước, cuộc sống thanh, thì nay, Song Phượng còn rộn ràng hơn nữa. Đó là những nhà cửa san sát, trường học khang trang, xưởng sản xuất nhộn nhịp, đường làng dập dìu người xe… điểm tô vào đó là những bức bích họa sáng bừng cả làng quê.


Để bát cơm đầy hơn cho nông dân
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho rằng cách xây dựng mô hình "Con đường hoa" hay "Con đường bích họa" ở Đan Phượng là rất sáng tạo và cần nhân rộng

Là một trong 3 xã thực hiện thí điểm xây dựng mô hình NTM kiểu mẫu của huyện Đan Phượng, năm 2017, xã Song Phượng tiếp tục tăng trưởng khá. Thu ngân sách đạt 241,6% so với dự toán huyện giao; thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 40 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,86% xuống còn 0,08%.

Ông Bùi Văn Đức, Chủ tịch UBND xã Song Phượng cho biết, sau khi hoàn thành chương trình xây dựng NTM năm 2013, không dừng ở kết quả đạt được, xã tiếp tục triển khai xây dựng NTM kiểu mẫu với những mục tiêu cao hơn như xây dựng các tuyến đường có hoa, nhà có số. Với sự tham gia của MTTQ cùng các hội, đoàn thể, phối hợp với các thôn xây dựng kế hoạch, tổ chức họp dân nên người dân xã Song Phượng đều đồng thuận trước khi triển khai. Những tuyến đường lớn, có vỉa hè thì được trồng cây bóng mát còn những ngõ xóm nhỏ, không có vỉa hè và hẹp, các thôn thống nhất đặt chậu hoa.

Ông Đức cho biết, chỉ trong thời gian ngắn phát động, từ cuối năm 2017 đến nay, 10 tuyến đường ở xã Song Phượng đã được trồng đầy hoa, hàng chục điểm được vẽ tranh bích họa (mỗi cụm tranh dài 30-40m). Đặc biệt, kinh phí để trồng hoa, vẽ tranh đều được huy động hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa, do doanh nghiệp, nhân dân đóng góp trên tinh thần tùy điều kiện mỗi người chứ không áp đặt. Từ cuối năm 2017 đến tháng 3/2018, số tiền xã hội hóa xã Song Phượng thu được là 120 triệu đồng. Trong đó, thôn Thu Quế thu được nhiều nhất với 60 triệu đồng. Nhân dân trong xã vẫn đang tiếp tục đóng góp cho việc chỉnh trang làng xóm.


Để bát cơm đầy hơn cho nông dân

Để bát cơm đầy hơn cho nông dân
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình trồng lan, cây cảnh tại HTX Đan Hoài.

Xã Song Phượng cũng chủ động bố trí ngân sách, kêu gọi xã hội hóa chỉnh trang đường làng, ngõ xóm. Đến nay, 100% tuyến đường trên địa bàn đã được gắn biển ghi rõ tên xóm, các hộ gia đình được gắn số nhà. Các tuyến đường đều giao cho các đoàn thể tự quản vệ sinh sạch sẽ, cống rãnh có nắp đậy nên không còn ô nhiễm.

Song song với các hoạt động làm đẹp xóm làng, Song Phượng còn rất chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân. Cuối năm 2017, UBND xã đã giao cho hợp tác xã nông nghiệp làm nhà lưới để sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ. Bước đầu, hợp tác xã đã đứng ra trực tiếp sản xuất được khoảng 1.200m2. Trong quý I/2018, Song Phượng tiếp tục phát triển thêm khoảng 1.000m2. Sau khi mô hình thí điểm thành công, xã sẽ tổ chức các hội nghị, hội thảo để nhân dân trong vùng thăm quan, học tập kinh nghiệm, mở rộng sản xuất.

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp thì thương mại và dịch vụ cũng là thế mạnh lâu nay của xã Song Phượng. Vì vậy, xã không bỏ lỡ tiềm năng phát triển của ngành này. Những năm gần đây, làng nghề chế biến nông sản (sản xuất kẹo lạc) thôn Tháp Thượng và các hộ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được duy trì, phát triển. Năng suất chất lượng sản phẩm được nâng cao, tạo được nhiều việc làm cho người lao động.


Để bát cơm đầy hơn cho nông dân

Để bát cơm đầy hơn cho nông dân
Những bức bích họa trên tường ven đường ở xã Đan Phượng đã được các bạn thanh niên hoàn thành, đã tạo nên một "con đường hoa" rất đẹp mắt


Không chỉ riêng Song Phượng, hai xã còn lại Đan Phượng và Liên Trung cũng đạt được nhiều kết quả tốt trong xây dựng NTM giai đoạn 2. Các xã này đã tạo được sự đồng thuận của nhân dân tham gia phát triển sản xuất, trồng hoa, cây xanh trên các tuyến đường. Hạ tầng nông thôn ngày một khang trang, sạch đẹp, một đời sống thanh bình, thư thái len lỏi trong mỗi góc vùng quê.

Cơm ngon hơn, áo ấm hơn

Ông Nguyễn Tất Thắng, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng (Hà Nội) cho biết: “Xây dựng NTM không phải chỉ hoàn thành xong 19 tiêu chí là dừng lại mà phải triển khai lâu dài, liên tục. Bước sang giai đoạn 2, chúng tôi xác định nhiệm vụ chính là tập trung nâng cao chất lượng tiêu chí, hướng tới xây dựng mô hình NTM kiểu mẫu”.


Để bát cơm đầy hơn cho nông dân
Những con đường làng, ngõ xóm bỗng chốc trở nên thơ mộng nhờ những bức tranh đẹp nên thơ.

Theo ông Nguyễn Tất Thắng, để việc xây dựng NTM kiểu mẫu bài bản, ngoài việc triển khai đồng loạt tại các xã trên địa bàn, huyện tập trung chỉ đạo xây dựng điểm ở ba xã Đan Phượng, Song Phượng, Liên Trung, phấn đấu cán đích năm 2018, từ đó bổ sung kinh nghiệm tiếp tục chỉ đạo các xã khác, phấn đấu hoàn thành huyện NTM kiểu mẫu vào năm 2020. UBND huyện Đan Phượng cũng đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách về xây dựng NTM theo Nghị quyết số 03/2010/NQ-HĐND ngày 21/4/2010 của HĐND TP Hà Nội.

Ông Thắng cho biết, trong giai đoạn 2010 - 2015, Đan Phượng đã tập trung mọi nguồn lực để triển khai chương trình xây dựng NTM. Kết thúc năm 2015, huyện đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Ông Thắng không dấu niềm tự hào chia sẻ: “Nếu như cảm nhận của người dân về NTM ở giai đoạn 1 là đi trên những tuyến đường khang trang hơn, sạch đẹp hơn, bộ mặt nông thôn từng bước được cải thiện, thì cảm nhận ở giai đoạn 2 là bát cơm đầy hơn, ngon hơn, áo ấm hơn, chất lượng cuộc sống được cao hơn”.

Phong trào xây dựng “đường có hoa, nhà có số, phố có tên” là sáng tạo của huyện Đan Phượng trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay huyện đã cơ bản hoàn thành việc đặt tên đường, gắn biển số nhà ở các xã, thị trấn.


Để bát cơm đầy hơn cho nông dân
Việc vẽ tranh tường nằm trong chủ trương thực hiện "Đường có hoa, nhà có số", góp phần xây dựng Nông thôn mới tại Đan Phượng

Đối với phát triển kinh tế, ông Nguyễn Tất Thắng cho hay: “Đan Phượng đang có chủ trương tập trung phát triển cả dịch vụ, làng nghề và sản xuất nông nghiệp. Trong đó, riêng nông nghiệp, định hướng của huyện là tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao để năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn. Từ đầu năm đến nay, huyện đã chuyển đổi cây trồng, vật nuôi được hơn 70ha. Cùng với đó, huyện tập trung nâng cao chất lượng các dự án nông nghiệp đã triển khai như dự án bưởi Diễn 50ha. Huyện đầu tư hỗ trợ người dân chăm sóc đúng quy trình, chứ không phải chỉ mở dự án”.

Thêm một tin vui được ông Thắng tiết lộ, 4 tháng đầu năm nay, huyện đã có bốn dự án nông nghiệp công nghệ cao đang thực hiện các bước để triển khai. Trong đó có dự án bảo tồn nguồn gen và đầu tư sản xuất rau hoa quả của Vingroup liên doanh với một đơn vị khác, quy mô 10ha. Dự án đang tiến hành bàn giao mặt bằng.

Đánh giá về nỗ lực xây dựng NTM kiểu mẫu ở Đan Phượng, ông Lê Thiết Cương, Phó chánh thường trực Văn phòng điều phối NTM TP Hà Nội, Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: “Huyện Đan Phượng xứng đáng là cánh chim đầu đàn trong thực hiện Chương trình 2 giai đoạn 2011 - 2015, đến nay Đan Phượng tiếp tục là đơn vị tiên phong trong thực hiện NTM kiểu mẫu”.

Chia sẻ bí quyết xây dựng NTM, ông Thắng cho hay, huyện Đan Phượng xác định việc đầu tiên phải làm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia, làm cho người dân hiểu rõ vai trò của mình. Cộng đồng là chủ thể xây dựng NTM, lấy nội lực làm căn bản, tự giác tham gia, sáng tạo trong tổ chức thực hiện. Các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ tích cực, tạo ra phong trào thi đua sôi nổi trong xã hội và giúp cho cộng đồng chủ động hơn trong việc hưởng lợi từ chương trình. Lấy phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, dân hưởng thụ” làm mục tiêu, tổ chức thực hiện.


Tin liên quan

Đọc thêm

Sắp diễn ra tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp Nông thôn mới

Sắp diễn ra tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp

TTTĐ - Từ ngày 17 - 20/5, Hội Nông dân thành phố Hà Nội phối hợp với Thị xã Sơn Tây, các đơn vị tổ chức Tuần hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao, thân thiện với môi trường của Thủ đô Hà Nội và Hội Nông dân các tỉnh thành.
Phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn gắn với công nghệ cao Nông thôn mới

Phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn gắn với công nghệ cao

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Cách chăm sóc cây trồng đúng cách trong mùa khô, hạn mặn Nông thôn mới

Cách chăm sóc cây trồng đúng cách trong mùa khô, hạn mặn

TTTĐ - Chăm sóc cây trồng đúng cách là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự sinh trưởng, năng suất giữ ổn định trong mùa khô, hạn mặn.
Hà Nội chuẩn bị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp làng nghề Nông thôn mới

Hà Nội chuẩn bị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp làng nghề

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch tổ chức hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình hoạt động tại các làng nghề.
Phấn đấu mỗi hợp tác xã đạt doanh thu bình quân 2,7 tỷ đồng/năm Nông thôn mới

Phấn đấu mỗi hợp tác xã đạt doanh thu bình quân 2,7 tỷ đồng/năm

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Đồng Nai: Gần 50 năm nỗ lực vượt bậc Nông thôn mới

Đồng Nai: Gần 50 năm nỗ lực vượt bậc

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai được thành lập vào tháng 1/1976 với nền kinh tế ban đầu gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đến nay, trải qua gần 50 năm nỗ lực, Đồng Nai “vươn mình” trở thành “top đầu” các tỉnh thành có đóng góp nguồn thu ngân sách lớn và đạt GRDP cao trên cả nước.
Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP

TTTĐ - Tối nay (26/4), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh sẽ khai mạc "Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP". Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và ngày Quốc tế Lao động 1/5, hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
"Giải pháp RDM" giúp tăng sinh khối, tiết kiệm chi phí nuôi tôm Nông thôn mới

"Giải pháp RDM" giúp tăng sinh khối, tiết kiệm chi phí nuôi tôm

TTTĐ - Người nuôi tôm áp dụng "giải pháp RDM" của Công ty TNHH Sitto Việt Nam giúp tăng sinh khối Rhodo Baccil gấp đôi và tiết kiệm chi phí nuôi tôm.
NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate hiệu quả bền vững cho cây sầu riêng Nông thôn mới

NPK Cà Mau công nghệ polyphosphate hiệu quả bền vững cho cây sầu riêng

TTTĐ - Được bổ sung công nghệ polyphosphate khác biệt độc đáo, sản phẩm NPK Cà Mau của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã làm bừng sắc các vùng trồng cây ăn trái. Đặc biệt với cây sầu riêng Đắk Lắk, hiệu quả chuyên sâu và bền vững giúp sản phẩm ngày càng được nhà nông ưa chuộng và lan tỏa.
Hội Nông dân Hà Nội, Lai Châu phối hợp tiêu thụ nông sản Nông thôn mới

Hội Nông dân Hà Nội, Lai Châu phối hợp tiêu thụ nông sản

TTTĐ - Giai đoạn 2024 - 2028, Hội Nông dân thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Nông dân 4 huyện của tỉnh Lai Châu thực hiện các hoạt động quảng bá, tiêu thụ nông sản, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP.
Xem thêm