Tag

Đồng Nai: Gần 50 năm nỗ lực vượt bậc

Nông thôn mới 30/04/2024 08:30
aa
TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai được thành lập vào tháng 1/1976 với nền kinh tế ban đầu gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đến nay, trải qua gần 50 năm nỗ lực, Đồng Nai “vươn mình” trở thành “top đầu” các tỉnh thành có đóng góp nguồn thu ngân sách lớn và đạt GRDP cao trên cả nước.
Đồng Nai phấn đấu ngành du lịch thu hút hơn 3,4 triệu lượt khách Đồng Nai: Đổi mới mô hình tăng trưởng phát triển kinh tế Tuổi trẻ Đồng Nai ghi nhiều dấu ấn sâu sắc trong năm 2023 Đưa 200 người lao động ở Đồng Nai về quê đón Tết Báo chí góp phần vào sự phát triển của Đồng Nai

Đồng Nai đi đầu về khu công nghiệp

Theo báo cáo, từ khi thành lập, kinh tế của tỉnh Đồng Nai phát triển theo 3 giai đoạn. Giai đoạn từ năm 1975-1985, là thời kỳ thực hiện cơ chế tập trung bao cấp trong kinh tế, chủ yếu là khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục phát triển nông nghiệp, tiến hành hợp tác hóa trong nông nghiệp.

Đồng Nai: Gần 50 năm nỗ lực vượt bậc
Khu công nghiệp Biên Hòa 2, tỉnh Đồng Nai tỷ lệ phủ kín gần như tối đa

Từ năm 1986-1990, bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi quản lý nhà nước từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế của tỉnh bước đầu phát triển cả về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp.

Từ năm 1990-2020, với chủ trương đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển kinh tế, tỉnh phát triển từ một lên 32 khu công nghiệp, giải quyết cho trên 1.200.000 lao động. Đồng Nai trở thành một tỉnh trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển theo hướng công nghiệp và hiện đại.

Đến cuối năm 2023, Đồng Nai có 33 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích hơn 10,5 nghìn héc ta. Trong đó, 31 KCN đang hoạt động, 1 KCN trong giai đoạn thu hồi đất và đầu tư xây dựng hạ tầng, thu hút đầu tư (KCN Công nghệ cao Long Thành); 1 KCN vừa được thành lập trong tháng 7-2023 (KCN Long Đức 3), 32/33 KCN đã cho thuê được hơn 6 nghìn héc ta.

Đồng Nai: Gần 50 năm nỗ lực vượt bậc
Tỉnh Đồng Nai đang có "sức hút" lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài

Tỉnh Đồng Nai đã thu hút 44 quốc gia và vùng lãnh thổ đang hoạt động đầu tư tại 31 KCN với tổng số 2.092 dự án. Trong đó gồm 1.440 dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 29,5 tỷ USD, vốn thực hiện 22,7 tỷ USD và 652 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư hơn 79,6 nghìn tỷ đồng.

Những quốc gia, vùng lãnh thổ đứng đầu trong đầu tư vào Đồng Nai là Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản.

Trong năm 2023, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được thêm 63 dự án FDI mới với tổng vốn đầu tư là 317,65 triệu USD; điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 573 dự án FDI; cấp mới 13 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 1.888 tỷ đồng. Điều chỉnh 38 dự án trong nước.

Hết quý I/2024, Đồng Nai là địa phương đứng thứ 6 cả nước về thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Cụ thể, tỉnh Đồng Nai thu hút mới được 27 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài (gồm cấp mới 3 dự án trong nước với 1.470,69 tỷ đồng tăng gấp 3,08 lần về số vốn thu hút cùng kỳ và cấp mới 24 dự án nước ngoài với 291,47 triệu USD tăng gấp 5 lần về số vốn thu hút so cùng kỳ).

Kinh tế phát triển vượt bậc

Từ những định hướng đúng đắn, những quyết sách sáng suốt của Đảng và Nhà nước, quyết liệt trong phát triển kinh tế của Đảng bộ, Chính quyền địa phương đã đưa tỉnh Đồng Nai lên “top đầu” các tỉnh thu ngân sách lớn cho Nhà nước.

Đồng Nai: Gần 50 năm nỗ lực vượt bậc
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai phát biểu trong cuộc họp các tỉnh vùng Đông Nam Bộ

Đại diện UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, trong năm 2023, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine và chiến tranh dải Gaza bùng phát dẫn đến kinh tế toàn cầu suy giảm kéo theo kinh tế của cả nước cũng như Đồng Nai gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, tại Đồng Nai, nhiều ngành vẫn giữ được mức tăng trưởng dương. Đây là nỗ lực rất lớn trong điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như của các doanh nghiệp.

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 của tỉnh tăng khoảng 5,45% so với cùng kỳ; Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 cơ bản ổn định, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá so sánh 2010) năm 2023 đạt trên 49.000 tỷ đồng, tăng khoảng 4,14% so cùng kỳ.

Trong năm 2023 tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP (theo giá so sánh 2010) đạt 246.448,8 tỷ đồng, tăng 5,3% so với cùng kỳ. GRDP bình quân đầu người năm 2023 (theo giá hiện hành) dự ước đạt 139,75 triệu đồng (tương đương 5.996,2 USD)

Bước sang năm 2024, đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng thị trường thế giới, tỉnh Đồng Nai vẫn vững vàng vượt qua nhiều khó khăn để có nhiều thành quả trong phát triển kinh tế.

Đơn cử như hết quý I/2024 tổng sản phẩm quốc nội (GRDP) đạt 58.753,64 tỷ đồng, tăng 5,85% so với cùng kỳ; các ngành, lĩnh vực chủ yếu tiếp tục tăng trưởng, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng 5,1%; sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản thuận lợi và ổn định, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản dự ước tăng 3,57% so cùng kỳ.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên 15.554 tỷ đồng, đạt 28% so với dự toán và tăng 1% so với cùng kỳ (trong đó: Thu nội địa là: 11.228 tỷ đồng, đạt 30% so với dự toán Trung ương giao và tăng 2% so với cùng kỳ).

Đồng Nai: Gần 50 năm nỗ lực vượt bậc
Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành đang dần lộ diện

An sinh xã hội được triển khai đồng bộ

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, các lĩnh vực văn hóa xã hội, chính sách, an sinh xã hội tiếp tục được triển khai đồng bộ; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực và hiệu quả.

Trong 3 tháng năm 2024, tỉnh đã giải quyết việc làm cho 22.511 lượt người (đạt 28,14% kế hoạch năm; tăng 4,99% so với cùng kỳ năm 2023); ban hành 8.351 quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (tăng 5,2% so với cùng kỳ năm trước); tư vấn và giới thiệu việc làm cho số lao động thất nghiệp 8.456 lượt người, hỗ trợ học nghề cho 233 người (tăng 48,7% so với cùng kỳ năm trước).

Tỉnh chi trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ học nghề theo quyết định gần 273 tỷ đồng, cho 243 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay mới với số tiền 16, 82 tỷ đồng.

Công tác đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực và hiệu quả. Thông tin, truyền thông được tăng cường, nhất là truyền thông các chính sách của Trung ương và của tỉnh về hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đời sống người dân trên địa bàn.

Tỉnh cũng chú trọng đấu tranh phản bác, ngăn chặn thông tin xấu, độc và xử nghiêm các sai phạm; làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật...

Đồng Nai: Gần 50 năm nỗ lực vượt bậc
Đua thuyền trên sông Đồng Nai

“Đột phá” đầu tư công

Trước những cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã tạo ra những thành quả là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội khi tốc độ đô thị hóa, hiện đại hóa đang ngày một đồng bộ và khẳng định vai trò trục kết nối bền vững kinh tế trong vùng Đông Nam Bộ.

Với vị thế có vai trò địa lý là tỉnh trung gian kết nối các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Lâm Đồng về phía cảng biển hiện đại là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và đô thị sầm uất TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai đang có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn nữa khi có nhiều “siêu dự án” đã và đang được triển khai đồng loạt như: Dự án Cảng hàng không Quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành); Cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây; Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu; đường Vành đai 3, cao tốc Bến Lức - Long Thành; đường sắt vùng Đông Nam Bộ và sắp tới đường Vành đai 4 - TP HCM…

Đại diện UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức. Để khắc phục, năm 2024, tỉnh Đồng Nai tập trung các giải pháp đột phá để tạo sự chuyển biến tích cực nhằm thay đổi kết quả mạnh mẽ các mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI của tỉnh đề ra.

Đồng Nai: Gần 50 năm nỗ lực vượt bậc
Tỉnh Đồng Nai đang triển khai nhiều công trình, dự án lớn của quốc gia

Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển kinh tế; tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội như: Giao thông gắn kết với vận tải đa phương thức, dịch vụ logistis; nguồn nhân lực chất lượng cao; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển các ngành kinh tế chủ lực có giá trị gia tăng cao; tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo thay cho năng lượng truyền thống.

Tỉnh Đồng Nai cũng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội. Đặc biệt, tỉnh ưu tiên bố trí vốn cho các công trình giao thông kết nối, các dự án có tính lan tỏa cao.

Bên cạnh đó, tỉnh tập trung triển khai các giải pháp để thúc đẩy khai thác hiệu quả chỉ tiêu đất công nghiệp được duyệt; rà soát các vị trí không khả thi trong khâu bồi thường giải phóng mặt bằng để đưa ra khỏi quy hoạch; tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tăng tính sẵn sàng trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đón dòng đầu tư mới từ sự dịch chuyển của các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đồng Nai cũng tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thực hiện xây dựng bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hành động thiết thực, hiệu lực, hiệu quả, bám sát thực tiễn, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ; phát triển, hoàn thiện hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến, phần mềm một cửa điện tử của tỉnh kết nối với cổng dịch vụ công quốc gia để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo chỉ tiêu, lộ trình đề ra.

Tỉnh Đồng Nai tiếp tục thực hiện các kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp; phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn.

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm