Tag

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay

Doanh nghiệp 09/05/2025 20:00
aa
TTTĐ - Chiều 9/5, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay”.
Phải có cơ chế tháo gỡ các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân Khởi nghiệp là động lực thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển
Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay
Tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay" - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Chương trình có sự tham dự của: Ông Phan Đức Hiếu, Đại biểu Quốc hội - chuyên gia kinh tế; bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể, Bộ Tài chính; ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tọa đàm được tổ chức trong bối cảnh Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW năm 2025 về phát triển kinh tế tư nhân và Chính phủ, Quốc hội đang quyết liệt triển khai thể chế hóa để đưa nghị quyết sớm vào cuộc sống với quyết tâm chính trị cao nhất nhằm tháo gỡ những rào cản, điểm nghẽn, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân bứt phá, đóng vai trò là một động lực quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng điều phối cuộc tọa đàm - Ảnh VGP/Nhật Bắc
TS. Nguyễn Sĩ Dũng điều phối cuộc tọa đàm - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc, điều phối viên tọa đàm - TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh: Việt Nam đã đi qua ba thời kỳ đổi mới sâu rộng về tư duy đối với khu vực kinh tế tư nhân. Từ "cởi trói" vào cuối thập niên 1980, đến việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 1999 mở rộng quyền tự do kinh doanh và nay là Nghị quyết 68 – một cuộc cách mạng về thể chế với tầm nhìn chiến lược, khát vọng phát triển mạnh mẽ.

Ông Phan Đức Hiếu: Nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá thứ ba trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Ông Phan Đức Hiếu: Nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá thứ ba trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng, việc ra đời Nghị quyết 68 ở thời điểm này có thể là bước ngoặt, đột phá thứ 3 trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Trước đó, đột phá thứ nhất là việc thừa nhận khu vực kinh tế tư nhân. Đột phá thứ hai là trao quyền kinh doanh và có sự cải cách thủ tục hành chính, chủ yếu ở mức gia nhập thị trường.

Ông Từ Tiến Phát: Chúng tôi cũng như các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đã mong mỏi Nghị quyết này từ rất lâu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Ông Từ Tiến Phát: Chúng tôi cũng như các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đã mong mỏi Nghị quyết này từ rất lâu - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB, chia sẻ: "Nghị quyết 68 là điều cộng đồng doanh nghiệp mong mỏi từ lâu". Là tổ chức phục vụ hàng trăm nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, ACB hiểu rõ những rào cản đang cản trở sự phát triển, như khó khăn về tiếp cận vốn, thiếu bình đẳng trong cơ hội kinh doanh và sự phân biệt trong chính sách giữa các khu vực kinh tế.

Là doanh nghiệp thiên về tài chính, ACB nhìn nhận rõ trách nhiệm của mình- hậu phương về tài chính. Tổng Giám đốc ACB đánh giá rất cao và nhìn nhận đây là một bước đổi mới rất lớn của Việt Nam.

Bà Bùi Thu Thủy: Một điểm rất quan trọng là niềm tin - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Bà Bùi Thu Thủy: Một điểm rất quan trọng là niềm tin - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Ở góc độ cơ quan quản lý, bà Bùi Thu Thủy, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Tài chính) khẳng định: Nghị quyết 68 đã đi thẳng vào các điểm nghẽn thể chế, đặc biệt là các điều kiện kinh doanh phức tạp, phân biệt đối xử và rào cản pháp lý đối với doanh nghiệp tư nhân. Nghị quyết đặt yêu cầu rất cụ thể, phải chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm; chấm dứt tình trạng các bộ, ngành tự ý đặt thêm điều kiện.

Bà Bùi Thu Thủy: Đến nay chúng tôi đã cố gắng thể chế hoá tối đa những gì nêu trong Nghị quyết 68 mà mình thấy rất rõ và làm được ngay - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Bà Bùi Thu Thủy: Đến nay chúng tôi đã cố gắng thể chế hoá tối đa những gì nêu trong Nghị quyết 68 mà mình thấy rất rõ và làm được ngay - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Bà Thủy nhấn mạnh, lần đầu tiên trong một nghị quyết cấp Trung ương, khu vực kinh tế tư nhân được nhìn nhận một cách bình đẳng, chính thức và có chiều sâu như vậy. Niềm tin này là cơ sở quan trọng để tạo động lực phát triển.

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay

Theo ông Phan Đức Hiếu, để kinh tế tư nhân thực sự cất cánh, cải cách thể chế là chìa khóa gốc rễ, không đòi hỏi chi phí lớn nhưng mang lại hiệu quả đột phá. Cải cách thể chế là biện pháp cải cách “rẻ nhất”, “dễ nhất” đối với Nhà nước nhưng mang lại hiệu quả lớn nhất đối với nền kinh tế và hoạt động của doanh nghiệp.

Ông khẳng định, tinh thần cải cách thể chế lần này không còn là “đơn giản hóa” hay “sửa đổi” mà là “bãi bỏ triệt để” những quy định lỗi thời. Cùng với đó là đổi mới tư duy quản lý nhà nước, chuyển từ kiểm soát sang hỗ trợ; từ tiền kiểm sang hậu kiểm; từ can thiệp sang khuyến khích.

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay

Theo đó, việc thể chế hóa Nghị quyết 68 không thể quá kéo dài thời gian, cần rất nhanh, khẩn trương và mạnh mẽ. Việc thể chế hóa nghị quyết phải thật rõ ràng, cụ thể. Nhấn mạnh tinh thần này, ông Phan Đức Hiếu đề xuất, bên cạnh các nội dung về giảm thuế môn bài, miễn thuế, hay những ưu đãi đã rõ ràng, trong dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội sắp tới cần có 1 phụ lục cụ thể về cắt giảm, bãi bỏ 30% thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh. Đơn cử, trong danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hiện nay do các bộ ngành quản lý, có gần 200 ngành nghề. Thực hiện tinh thần nghị quyết, cần bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết, thì qua đó sẽ giảm thiểu ngay các "giấy phép con" không còn cần thiết nữa. Việc này cần triển khai ngay.

Ông Từ Tiến Phát: Chúng tôi rất kỳ vọng hiện thực hoá Nghị quyết trong thời gian sắp tới - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Ông Từ Tiến Phát: Chúng tôi rất kỳ vọng hiện thực hoá Nghị quyết trong thời gian sắp tới - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Ông Từ Tiến Phát kiến nghị trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội cần quy định cụ thể các nội dung về thành lập doanh nghiệp, hậu kiểm, tháo gỡ rào cản liến quan đến thuế, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp.

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay

Để duy trì tính bền vững và minh bạch của cải cách, ông Hiếu đề xuất thành lập cơ quan cải cách thể chế độc lập, có thẩm quyền kiểm định chất lượng và đề xuất sửa đổi luật, tương tự mô hình của Hàn Quốc. Ông nhấn mạnh, chỉ khi chúng ta kiểm soát chặt từ khâu đề xuất chính sách thì mới tránh được tình trạng thủ tục quay lại sau một thời gian bị bãi bỏ".

Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68: Những việc cần làm ngay
Các ý kiến tại tọa đàm đều khẳng định, với khung thể chế đang được khẩn trương hoàn thiện, cùng với sự đồng hành của các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp có cơ sở để tin tưởng rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể hình thành đội ngũ doanh nghiệp tư nhân vững mạnh, đóng vai trò tiên phong trong tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.

Đọc thêm

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh Doanh nghiệp

Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh

TTTĐ - Ông Lê Ngọc Lâm, Tổng Giám đốc BIDV kiến nghị Chính phủ cần sớm hoàn thiện khung pháp lý cho trái phiếu xanh, tín dụng xanh với các tiêu chí thống nhất, minh bạch...
Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh Doanh nghiệp

Vừa thanh tra vừa kiểm toán thì hết thời gian sản xuất, kinh doanh

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, cái gì đã thanh tra rồi thì thôi kiểm toán, nếu một nội dung vừa bị thanh tra vừa bị kiểm toán thì chắc hết thời gian để hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng... Doanh nghiệp

Khi “trợ lý số” bước vào trạm xăng...

TTTĐ - Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống kinh tế, từ bán lẻ, vận tải đến tài chính - ngân hàng. Giờ đây, ngay cả những cửa hàng xăng dầu vốn quen với sổ sách, máy tính tiền đơn giản cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, quản lý tồn kho, công nợ, log bơm… chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: Cây xăng truyền thống đang có thêm một “trợ lý số” đắc lực - và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.
Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp Doanh nghiệp

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Doanh nghiệp

TTTĐ - Sáng 9/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp

Hải Dương: Xây dựng môi trường hấp dẫn doanh nghiệp tư nhân

TTTĐ - Với hơn 20.000 doanh nghiệp đang hoạt động, hàng nghìn hộ kinh doanh cá thể, kinh tế tư nhân của Hải Dương đang đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh.
Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, khẳng định mạnh mẽ vai trò "động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết mang tính đột phá, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, kỳ vọng giải phóng toàn bộ sức sản xuất, đưa kinh tế tư nhân Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới.
TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè Doanh nghiệp

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè

TTTĐ - Để đồng hành cùng các thương hiệu trên hành trình chinh phục mùa hè sôi động, TikTok chính thức khởi động chiến dịch "Hè hay đấy 2025" – chuỗi hoạt động và giải pháp toàn diện được thiết kế để giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, tối ưu hóa chiến dịch marketing và bứt phá doanh số.
Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam Doanh nghiệp

Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam

TTTĐ - Vào lúc 18h50’ ngày 7/5, dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày - về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch hiệu chỉnh. Đây là dấu mốc rất ý nghĩa đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo các chuyên gia, Nghị quyết đã đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao, khuyến khích chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số Doanh nghiệp

Cú huých tài chính cho doanh nghiệp sản xuất và công nghệ số

TTTĐ - Nắm bắt thời điểm vàng trong mùa cao điểm sản xuất kinh doanh giữa năm, đồng thời thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số - hai động lực tăng trưởng chiến lược giai đoạn 2025 - 2030, HDBank tiên phong triển khai hai gói tín dụng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
Xem thêm