Đề nghị giữ quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND
Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người |
Sáng 14/5, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ nhất), và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Góp ý về bỏ quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND) đối với Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) quy định tại khoản 5 Điều 1 dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 115 của Hiến pháp năm 20213, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) cho biết, theo giải thích của Ban soạn thảo, có 2 lý do để bỏ quyền chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND.
![]() |
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) |
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy bày tỏ băn khoăn: “Không lẽ TAND, VKSND khu vực sẽ là những cơ quan tư pháp duy nhất ở nước ta nằm ngoài sự giám sát bằng hình thức chất vấn của đại biểu HĐND. Nếu vậy thì dân bị oan sai, sẽ nhờ cậy ai chất vấn để mà bảo về quyền lợi của họ?”.
Trước khi thông qua mô hình TAND, VKSND khu vực, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Quốc hội xem xét kỹ cơ chế giám sát quyền lực đối với các cơ quan này.
Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nhận thấy, lập luận của Ban soạn thảo đánh đồng các hình thức giám sát khác nhau, trong khi chúng có ý nghĩa, vai trò và tính chất pháp lý khác nhau và quyền kiến nghị hoàn toàn không thể thay thế cho quyền chất vấn, vốn là hình thức giám sát trực tiếp, công khai, buộc người chất vấn phải trả lời trực tiếp, phải chịu trách nhiệm về phần trả lời của mình.
Đại biểu cho rằng, không có quyền chất vấn, đại biểu HĐND sẽ khó có thể yêu cầu Chánh án hoặc Viện trưởng ra trước kỳ họp HĐND để trả lời cụ thể từng vấn đề đối thoại công khai với đại biểu và cử tri.
Đại biểu nhấn mạnh, trong điều kiện hiện nay, chất vấn là cơ chế hiệu quả hiếm hoi để đại biểu HĐND và rộng hơn là cử tri, Nhân dân địa phương yêu cầu thông tin trao đổi trực tiếp với Chánh án, Viện trưởng.
Do đó, nhận định HĐND vẫn giám sát được là chưa phản ánh đúng thực tiễn hoạt động giám sát. Việc Hiến pháp không còn quy định thẩm quyền chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND là đi ngược lại với Nghị quyết 27 của Trung ương để xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị Quốc hội giữ lại quy định quyền chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND trong Hiến pháp.
Trên cơ sở đó, luật chuyên ngành quy định cụ thể, phù hợp với mô hình tổ chức mới, đây chính là cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và nội dung này hiện chưa phát sinh vướng mắc.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thực hiện sắp xếp với tinh thần "thần tốc" nhưng vô cùng thận trọng

Tích cực chuẩn bị cho Lễ diễu binh kỷ niệm Ngày Quốc khánh 2/9

Bảo đảm chuyển giao suôn sẻ, thống nhất trong cả nước

Công bố bộ máy lãnh đạo mới cấp tỉnh, xã vào cuối tháng 6

Kiên trì, sáng tạo phát huy quyền làm chủ của Nhân dân

Trình phương án sắp xếp 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh

Quốc hội "chốt" việc sáp nhập tỉnh vào ngày mai (12/6)

Nhân dân đồng hành trong kiến tạo tương lai đất nước

Quốc hội khoá XV bắt đầu họp đợt 2 kỳ họp thứ 9: Xem xét nhiều nội dung quan trọng
