Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người
Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện |
Chiều 8/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội thảo luận tại tổ về: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi).
Thảo luận tại tổ 1 (đoàn Hà Nội), các đại biểu cơ bản thống nhất với tờ trình và báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại Kỳ họp này, bởi đây là các luật quan trọng trong hệ thống các cơ quan tư pháp, nhất là trong bối cảnh thực hiện chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
![]() |
Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai điều hành thảo luận tại tổ 1 |
Các đại biểu tập trung góp ý hoàn thiện phạm vi sửa đổi, bổ sung; mô hình tổ chức của các cơ quan TAND, Viện KSND, thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra; xử lý chồng chéo, trùng lặp giữa thanh tra chuyên ngành với kiểm tra chuyên ngành; việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn của TAND; việc thành lập các tòa chuyên biệt; chế định kiểm sát viên…
Theo đó, các ý kiến thống nhất với sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện KSND, nhằm kịp thời thể chế hóa các nghị quyết, kết luận của Đảng.
![]() |
Quang cảnh phiên thảo luận tại đoàn Hà Nội |
Dự thảo luật được sửa đổi theo hướng mở rộng phạm vi, sửa đổi thêm một số nội dung lớn liên quan đến chế định Kiểm sát viên nhưng chưa thuyết minh làm rõ cơ sở chính trị, cơ sở thực tiễn của việc đề xuất sửa đổi, chỉ nêu lý do để đồng bộ với Luật Tổ chức TAND, trong khi chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện KSND và TAND là khác nhau.
Cơ quan chủ trì soạn thảo cần bám sát quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về căn cứ xây dựng luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; cân nhắc thận trọng việc mở rộng phạm vi sửa đổi trong bối cảnh thời gian xây dựng luật rất khẩn trương, chưa có điều kiện để lấy ý kiến rộng rãi, đánh giá kỹ lưỡng tác động của những nội dung mới được đề xuất sửa đổi, bổ sung.
Về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND các đại biểu thống nhất với nhiều nội dung sửa đổi, đảm bảo phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; bảo đảm tính hợp hiến, thống nhất với hệ thống pháp luật; phạm vi sửa đổi, bổ sung tập trung vào các quy định có liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân theo mô hình tổ chức 3 cấp.
Các đại biểu cho rằng, số lượng các vụ giám đốc thẩm, tái thẩm tăng cao, nên nhiệm vụ của TAND tối cao nặng nề; đồng thời đề nghị TAND tối cao tiếp tục tổng kết nghiên cứu kiến nghị Quốc hội xem xét sửa đổi một số luật về tố tụng, tránh quá tải cho TAND tối cao; đồng thời bao quát đầy đủ việc triển khai thi hành và nội dung chuyển tiếp, bảo đảm tính đồng bộ.
Một số đại biểu nhất trí với đề nghị tăng số lượng Thẩm phán TAND tối cao từ 13 đến 17 người (theo quy định luật hiện hành) lên 23 đến 27 người. Tuy nhiên cần làm rõ căn cứ vì sao tăng lên con số này, cần làm rõ tính hợp lý của việc tăng số lượng Thẩm phán TAND tối cao; lý giải rõ việc tăng số lượng để có đủ nhân lực thực hiện nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm mới tiếp nhận từ TAND cấp cao, bảo đảm chất lượng và thời hạn xét xử…
Trước đó, sáng cùng ngày, trình bày tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức TAND, Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí cho biết, việc tăng số lượng Thẩm phán TAND tối cao lên thành từ 23 đến 27 người để bảo đảm đủ nguồn nhân lực giải quyết kịp thời, chất lượng đối với khối lượng công việc giám đốc thẩm, tái thẩm tăng thêm từ TAND cấp cao chuyển về để đáp ứng chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội; Bổ sung một điều luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa phúc thẩm TAND tối cao...
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban nhất trí với đề nghị tăng số lượng Thẩm phán TAND tối cao như đề xuất của Chánh án TAND tối cao để có đủ nhân lực thực hiện nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm mới tiếp nhận từ TAND cấp cao, bảo đảm chất lượng và thời hạn xét xử...
Tin liên quan
Đọc thêm

Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân

Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện

Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện

90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã

Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”
