Tag

Đề phòng mưa lớn, sạt lở đất tại các khu vực miền núi phía Bắc

Môi trường 30/08/2022 09:54
aa
TTTĐ - Theo dự báo, mưa bão năm 2022 đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm, tháng 10-11/2022 có khả năng xuất hiện những cơn bão mạnh. Vì vậy, các địa phương miền núi phía Bắc cần đề phòng nguy cơ ảnh hưởng của mưa lũ lớn có thể xảy ra sát lở đất.
Hà Nội mưa lớn giờ tan tầm, nhiều tuyến phố ùn tắc do ngập Hà Nội mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ùn tắc kéo dài Mưa lớn gây ngập nhiều tuyến phố, Hà Nội vận hành 632 máy bơm tiêu úng Hoàn lưu bão số 3 gây mưa lớn tại khu vực Bắc Bộ từ chiều nay

Lũ quét, sạt lở đất gây thiệt hại tại miền núi phía Bắc

Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai thông tin, 7 tháng đầu năm đến nay, nước ta đã xảy ra 1 trận bão, 102 trận mưa lớn, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, 101 trận dông lốc, 55 vụ sạt lở bờ sông, 134 trận động đất, 3 trận gió mạnh trên biển và 2 đợt rét đậm, rét hại. Về giao thông: 31 cầu tạm bị hư hỏng, cuốn trôi, sạt lở 25,047km đường giao thông, 639.978m3 đất đá sạt lở.

Số người thiệt mạng và mất tích do thiên tai là 68 người. Ngoài ra còn có 40 người khác bị thương. Mưa lũ, lũ quét đã làm 29 cầu tạm bị cuốn trôi, hơn 623.000m3 đất đá sạt lở.

Đề phòng mưa lớn, sạt lở đất tại các khu vực miền núi phía Bắc
Sạt lở đất xảy ra tại các tỉnh miền núi phía Bắc

Chỉ tính riêng trong tháng 6/2022, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 22 trận mưa lớn; 15 trận mưa dông, lốc, sét; 19 vụ sạt lở bờ sông; 18 trận động đất.

Trong tháng 7/2022, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 6 trận mưa lớn; 5 trận mưa dông, lốc, sét; 10 vụ sạt lở bờ sông; 3 trận động đất; 1 trận gió mạnh trên biển.

Về thủy lợi: 20m kè, kênh mương; 214m bờ sông, bờ biển sạt lở. Về giao thông: 87m đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng với 640m3 đất đá, bê tông bị sạt lở; 2 cầu bị hư hỏng.

Đáng lo ngại, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, mùa mưa lũ năm nay đến muộn. Theo dự báo xu thế khí hậu thủy văn từ tháng 9/2022 đến tháng 2/2023, ENSO có khả năng tiếp tục duy trì ở trạng thái La Nina từ nay đến hết năm 2022 với xác suất khoảng 60-65% và khả năng còn kéo dài sang các tháng đầu năm 2023.

Từ nay đến tháng 2 năm 2023, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 8-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng từ 3-5 cơn.

Các tỉnh miền núi, nhiều nơi địa hình chia cắt, độ dốc lớn nên hiện tượng sạt lở thường xảy ra trong mùa mưa bão. Một số tuyến đường huyện, xã trọng yếu của khu vực miền núi phía Bắc bị sạt lở, ách tắc, có những nơi khối lượng đất, đá lên tới hàng nghìn m3 gây ách tắc giao thông cục bộ.

Vùng núi cũng thường xuyên phải gánh chịu những trận lũ quét, sạt lở đất bất ngờ đổ ập xuống trong đêm, cuốn trôi nhà cửa và tính mạng người dân, gây nên nhiều cái chết thương tâm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lũ quét, sạt lở đất ngày càng xảy ra với cường độ lớn theo cách lý giải của Tổng cục Phòng chống thiên tai là do triền đồi, núi dốc, đất bị phong hóa qua nhiều năm, cho nên vào mùa mưa luôn luôn trong trạng thái bão hòa nước.

Mặt khác, diện tích rừng nguyên sinh bị thu hẹp, được thay bằng rừng trồng ở vị trí khác khiến khả năng giữ nước bị thay đổi. Thêm vào đó, ta-luy vách đồi, núi được xẻ cao làm mất thế cân bằng ổn định của mái dốc được tạo ra qua hàng triệu năm… Đây là sự tác động trực tiếp để “kích hoạt” cơ chế chuyển dịch các khối đất, đá dẫn đến hiện tượng sạt lở đất.

Người dân tại các tỉnh miền núi, đa phần là người dân tộc lại có thói quen tạo mặt bằng xây nhà cửa, công trình bằng cách xúc đất, san phẳng ở chân đồi. Các sườn đồi, dốc đã trải qua nhiều năm ổn định địa chất, về tự nhiên chúng gần như không sạt trượt.

Nhưng khi con người can thiệp, san phẳng chân đồi, "cắt chân" đồi sẽ làm mất cân bằng giữa lực gây trượt và kháng trượt địa chất. Do đó, khi gặp cơn mưa lớn, nước mưa đổ xuống kéo dài khả năng kháng trượt của nền đất sẽ rất yếu dẫn đến trượt lở.

Ứng phó với mưa lớn

Ngay từ đầu tháng 8, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai đã liên tục có các văn bản hỏa tốc gửi Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh miền núi phía Bắc đề nghị ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi.

Theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, từ nay đến cuối năm, mưa lớn còn tiếp tục tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Để giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra, nhất là thiệt hại đáng tiếc về người, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai các tỉnh miền núi phía Bắc triển khai bố trí lực lượng kiểm soát, cảnh báo, hướng dẫn giao thông tại các ngầm tràn, tuyến đường bị ngập sâu, chia cắt, không để người và phương tiện đi qua.

Ngoài ra, các địa phương tổ chức quản lý, trông giữ, không để trẻ chơi đùa, đi lại tại khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Đồng thời, tăng cường thông tin kịp thời đến người dân về tình hình mưa lũ bằng các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động phòng tránh... Đặc biệt là các tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh... có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất.

Mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, do đó nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Mưa lớn kéo dài gây ra sạt lở đất tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Ông Quảng Văn Việt, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai cho biết, là tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là lũ quét, sạt lở đất, những loại hình thiên tai này đã gây nhiều thiệt hại cho địa phương.

Để chủ động ứng phó với thiên tai trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2022 phù hợp với diễn biến thời tiết nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Bên cạnh đó, tỉnh chủ động kiểm tra các vị trí tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm dễ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, cắm biển cảnh báo tại các ngầm tràn, di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Tỉnh chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trực ban nghiêm túc... để chủ động ứng phó với các tình huống có thể xảy ra.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm