Tag

Để văn hóa ứng xử là “tài sản quý” trao truyền cho con cháu...

Người Hà Nội 07/07/2023 09:39
aa
TTTĐ - Hà Nội là nơi hội tụ, kết tinh, lan tỏa những giá trị đặc sắc, vừa có nét riêng vừa mang tính dân tộc. Trong những gia sản mà chúng ta để lại cho thế hệ sau, văn hóa ứng xử cũng là một tài sản quý. Vì thế, mỗi người hãy ứng xử cho đẹp ngay hôm nay, từ những tình huống nhỏ hàng ngày để làm gương cho thế hệ trẻ
Thổi bùng ngọn lửa tri thức và tiếp nối, gìn giữ văn hóa đọc Việt Nam

Bài 1: Ý thức quyết định hành động

Nâng cao ý thức, để ứng xử văn hóa là những thói quen lặp đi lặp lại hàng ngày chúng ta sẽ gặt hái được những thành quả tốt đẹp

Hiện đại không có nghĩa là buông lỏng

Quá trình giao lưu, hội nhập kinh tế ngày càng phát triển, với người Hà Nội, đó không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức lớn với nền văn minh và tính cách vốn có. Một số người quan niệm sự hiện đại có nghĩa là phá bỏ mọi quy tắc, kể cả trong ứng xử.

Vẻ đẹp văn hóa con người Hà Nội được ví như những bông hoa tươi tắn, đầy màu sắc và hương thơm
Vẻ đẹp văn hóa con người Hà Nội được ví như những bông hoa tươi tắn, đầy màu sắc và hương thơm

Từng được ví “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” nhưng đã có một thời gian, cái thơm của “hoa nhài”, cái thanh lịch của người Tràng An đó dường như trở nên mờ nhạt. Cuộc sống vội vã nơi thành thị, họ phải lo toan nhiều về kinh tế, các mối quan hệ xã hội... khiến nhiều người Hà Nội sống “chỉ biết mình”, thiếu đoàn kết và thờ ơ với những người xung quanh.

Với vùng đất tập hợp nhiều người ở khắp mọi miền đất nước về sinh sống, lập nghiệp lâu dài, Hà Nội luôn chứng kiến quá trình biến đổi, giao hòa, ổn định và phát triển giữa các đặc trưng của người Hà Nội “gốc” và người dân nhập cư. Hàng chục vạn dân của các địa phương đến Hà Nội hàng năm mang cả phong tục tập quán, thói quen, văn hóa, lối sống, ứng xử của vùng quê của họ - cả tốt và chưa tốt.

Để văn hóa ứng xử là “tài sản quý” trao truyền cho con cháu...

Bên cạnh đó, nề nếp, kỉ cương chúng ta đã thiết lập được trước đây có phần lơi lỏng sau một thời gian cuộc sống bị đảo lộn bởi dịch bệnh COVID-19. Tâm lý “sổ lồng” khiến một số người muốn “bung xõa”, muốn được thoải mái đã “dắt dây” theo một vài hành động, lời nói khó coi.

Chính vì thế, chúng ta vẫn có thể bắt gặp những hiện tượng chưa đẹp trên đường phố, nơi công cộng, gây bức xúc cho nhiều người. Trên phương tiện công cộng, một số “nhà xe” thiếu tôn trọng hành khách. Họ thoải mái văng, ném những “phụ từ” tục tĩu với âm lượng lớn đập vào tai hành khách. Ngoài đường phố, dù chỉ một va chạm nhỏ, người ta cũng dễ dàng nổi khùng chửi bới, thậm chí dùng mũ bảo hiểm làm vũ khí để quật nhau túi bụi.

Bên cạnh đó, thi thoảng ta lại gặp trường hợp văn hóa bán hàng hay văn hóa phục vụ khách hàng, văn hóa ẩm thực không được chuẩn. Có chủ hàng sẵn sàng “đốt vía” nếu như khách vô tình “mở hàng” mà không mua. Việc ăn uống nhiều nơi xô bồ, ầm ĩ, thậm chí có người còn gây sự với nhau khi “quá chén”...

Để văn hóa ứng xử là “tài sản quý” trao truyền cho con cháu...

Các nhà văn hóa, các nhà quản lý đã đưa ra khá nhiều nguyên nhân để lí giải hiện tượng này nhưng điều quan trọng nhất chính là ý thức của con người.

Tìm lại nét hào hoa, lịch lãm

Xã hội đã ổn định trở lại sau dịch bệnh, văn hóa ứng xử đẹp như ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi qua những tháng ngày khó khăn nhất. Bây giờ, ngọn đuốc ấy càng phải được thắp lên trong lòng mỗi người.

Người Hà Nội luôn mang thái độ ứng xử có văn hóa. Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, học giả về văn hóa ứng xử của người Hà Nội, bên cạnh thái độ thân thiện và cởi mở, người Hà Nội luôn thể hiện thái độ tự trọng và tôn trọng người khác; Thái độ trung thực, thẳng thắn; Lòng nhân ái, bao dung…

Để văn hóa ứng xử là “tài sản quý” trao truyền cho con cháu...

Trong giao tiếp, ứng xử của người Hà Nội có những sắc thái riêng biệt và thường được biết đến với một tên gọi chung là “thanh lịch”. Nét thanh lịch của người Hà Nội được thể hiện rất đa dạng trong lối sống, trong sinh hoạt gia đình và cộng đồng, trong văn hóa ẩm thực và kiến trúc. Trong phạm vi giao tiếp, nét thanh lịch của người Hà Nội được biểu hiện ở sự thanh thoát, thanh tao, thanh nhã ở lời ăn tiếng nói, sự lịch lãm, lịch thiệp và lịch sự trong cử chỉ, điệu bộ, trang phục và phong cách giao tiếp.

Văn hóa ứng xử của người Hà Nội là kết tinh của những tinh hoa văn hóa, nhân cách của nhiều vùng miền, địa phương trong cả nước. Cố PGS Vũ Ngọc Khánh từng cho rằng: “Hà Nội có cái duyên dáng của Bắc Ninh, cái cứng cỏi của Nghệ Tĩnh, cái phóng khoáng của Nam Bộ, cái chân chất của những xứ Thượng xa gần”.

Sống trên mảnh đất là nơi hội tụ, tích hợp các luồng văn hóa, người Hà Nội có điều kiện thẩm thấu, chắt lọc và tỏa sáng vẻ đẹp của văn hóa ứng xử. Cái thanh, cái đẹp của người Hà Nội xưa thể hiện ở giọng nói phát âm chuẩn mực, nhẹ nhàng; Cách phục sức giản dị, nho nhã; Lối giao tiếp khiêm nhường, mến khách; Cách ăn uống thanh cảnh, điềm đạm “ngọn giá cắn đôi” nhưng không kém phần tinh túy, sành điệu...

Để hình thành “một tính cách Hà Nội" thì không dễ mà có ngay được mà phải nhờ tích tụ, kết tinh qua nhiều đời; Từ những bài học tam cương, ngũ thường tạo nền tảng luân lý, nền nếp gia phong, lề lối ứng xử đến tiếp nhận tri thức nhân loại, tinh hoa từ các vùng miền khác theo người tứ xứ đổ về Thăng Long - Hà Nội học hành, buôn bán, mở nghề.

Xác định văn hóa ứng xử là một trong những giá trị cốt lõi tạo nên văn hóa người Tràng An, nhiều năm qua thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp nhằm xây dựng văn hóa ứng xử. Một trong số đó là xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử nơi công cộng ở địa bàn thành phố, trong đó có quy định những điều nên làm và không nên làm tại một số nơi công cộng. Ví dụ như không nói to, gây ồn ào, mất trật tự, không vứt rác bừa bãi, không vi phạm luật giao thông… Sau 5 năm triển khai, những nội dung của bộ quy tắc đã trở nên quen thuộc, trở thành thói quen của nhiều người dân Hà Nội.

Để văn hóa ứng xử là “tài sản quý” trao truyền cho con cháu...

Khi bộ quy tắc mới ban hành, nhiều người cho rằng khó mà khả thi, thực hiện được. Tuy nhiên, điều này lại giống với quy tắc rằng: Nếu một chiếc cửa sổ bị vỡ mà không sửa chữa, cứ để vậy thì sự lộn xộn, đổ vỡ sẽ lan rộng. Nếu bạn nhận ra lỗ hổng thì hãy xử lý ngay, dù nhỏ hay lớn. Như vậy, sự thay đổi trong văn hóa ứng xử bắt nguồn từ những điều rất nhỏ như trong bộ quy tắc. Điều đó cũng đòi hỏi sự vào cuộc từ phía chính quyền, những người sẽ trực tiếp bịt lại những lỗ hổng của ô cửa vỡ.

Cần hơn cả là thái độ, là sự tiếp nhận của mỗi người dân. Đừng chỉ cố gắng làm ra tiền của, vật chất, những thứ hữu hình để làm của để dành cho con cháu về sau. Trong tất cả những thứ chúng ta để lại cho thế hệ sau, văn hóa Hà Nội, văn hóa ứng xử là thứ vô hình nhưng vô cùng quý giá. Vì có giá trị con người thì chúng ta mới tự tin tồn tại và phát triển trong xã hội.

Trong những gia sản mà chúng ta để lại cho thế hệ sau, văn hóa ứng xử cũng là một tài sản quý, vừa khó vừa dễ mới tích cóp được. Khó là bởi, nếu chúng ta không chú ý tự sửa mình thì không thể nào có văn hóa mà truyền lại. Dễ là bởi, điều này trong tầm tay, ai cũng có thể làm được, chỉ bằng việc nâng cao chính ý thức của mình.

Mong rằng mỗi người đều chú ý sửa mình, vì chúng ta, vì Hà Nội hôm nay và mai sau.

(Còn nữa)

Đọc thêm

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị Người Hà Nội

LIXIL ALP Pavilion 2023 - 2024: Nét “chấm phá” trẻ trung trong đô thị

TTTĐ - Tại Phố đi bộ Hoàn Kiếm vừa diễn ra Triển lãm LIXIL ALP Pavilion. Triển lãm trưng bày kết quả của 5 đề tài nghiên cứu trong chương trình LIXIL ALP 2023 - 2024, mang đến những giải pháp sáng tạo cho bài toán "Trẻ hóa đô thị" tại Việt Nam.
Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố Nhịp điệu cuộc sống

Tài năng trẻ góp công sức và tình yêu sáng tạo cho thành phố

TTTĐ - Tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các tài năng trẻ có mặt ở khắp các nhóm từ nghệ sĩ, kiến trúc sư, giám tuyển đến điều phối viên... đang ngày đêm miệt mài làm việc, cống hiến sức lực cho sự thành công của sự kiện. Thông qua đó, tinh thần sáng tạo trẻ được khơi dậy, lan tỏa, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển Người Hà Nội

Tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng khu dân cư phát triển

TTTĐ - Chiều 16/11, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại liên khu dân cư xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.
Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội Người Hà Nội

Thích thú trải nghiệm “những lần đầu tiên” hiếm có của Hà Nội

TTTĐ - Diễn ra trong 9 ngày (từ 9/11 - 17/11), Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội mở ra những cơ hội khám phá những di tích lịch sử, công trình di sản cũng như không gian sáng tạo chưa từng có.
Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài toán về xây dựng Công viên văn hóa ven sông Hồng

TTTĐ - Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, đã có quy định tập trung nguồn lực, ưu tiên tổ chức thực hiện quy hoạch phân khu sông Hồng, sông Đuống phù hợp với Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô. TP Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch. Song, hiện tại, để “giấc mơ” Công viên văn hóa đa chức năng ven sông Hồng thành hiện thực, rất nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.
Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng Người Hà Nội

Văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Thủ đô có ý nghĩa quan trọng

TTTĐ - Việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực thi luật, giúp các quy định pháp luật thực sự đi vào đời sống.
Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người Người Hà Nội

Tỏa sáng tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người

TTTĐ - “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, truyền thống tôn sư trọng đạo ngàn đời của cha ông ta trong thời hiện đại càng được người Hà Nội phát huy, tỏa sáng, thể hiện tinh thần hiếu học, đề cao tri thức và đạo làm người.
Thầy nêu gương, trò chuẩn mực Người Hà Nội

Thầy nêu gương, trò chuẩn mực

TTTĐ - Trong những mái trường tại Hà Nội, văn hóa ứng xử có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nhân lên những việc làm tốt, hành động đẹp, giáo dục nếp sống cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng hình ảnh con người Thủ đô đẹp và văn minh hơn.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại Người Hà Nội

Phát huy tinh thần đoàn kết, xây dựng Thanh Trì văn minh, hiện đại

TTTĐ - Tối 12/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cộng đồng dân cư Thôn 1, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Cùng dự có đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và lãnh đạo huyện Thanh Trì.
Xem thêm