Tag

Dẹp chợ cóc, chợ tạm: Như bắt cóc bỏ đĩa?

Đô thị 16/04/2018 07:52
aa
TTTĐ - Trong suốt thời gian qua, các lực lượng chức năng Hà Nội đã mạnh tay vào cuộc dẹp bỏ hàng trăm chợ cóc, chợ tạm. Tuy nhiên, trên thực tế, dẹp được nơi này thì nơi khác lại tiếp tục mọc lên. Mặc dù chính quyền thành phố Hà Nội đã quyết liệt chỉ đạo trong suốt thời gian qua nhưng vẫn chưa đạt được những kết quả như mong muốn, nguyên nhân do đâu? Từ số này, báo Tuổi trẻ Thủ đô đăng tải loạt bài: “Dẹp chợ cóc, chợ tạm: Như bắt cóc bỏ đĩa?”

Dẹp chợ cóc, chợ tạm: Như bắt cóc bỏ đĩa?

Bài 1: Vỉa hè, lòng đường là nơi họp chợ

Cùng với việc ra quân xử lý trật tự vi phạm đô thị, các cơ quan chức năng đã mạnh tay xử lý các khu chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, chỉ cần vắng bóng các lực lượng chức năng, người dân lại tục chiếm vỉa hè, lòng đường để làm nơi họp chợ.

Tuyến đường Láng, bên sông Tô Lịch (đoạn giáp ranh giữa phường Ngã Tư Sở và Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội) ban ngày lưu thông thông thoáng, tuy nhiên, vào rạng sáng lại trở thành khu họp chợ sầm uất. Hàng trăm người bày bán hàng hóa chiếm hết vỉa hè và phần lớn lòng đường tại khu vực này. Cảnh người mua, kẻ bán chen chân nhau, tấp nập hoạt động không khác gì một chợ truyền thống. Hàng hóa bày bán tại khu chợ này rất đa dạng từ mớ rau, con cá đến các loại hàng nông sản…

Dẹp chợ cóc, chợ tạm: Như bắt cóc bỏ đĩa?
Chợ cóc tại phố Vĩnh Hồ khiến giao thông ùn tắc

Chợ cóc này trên đoạn đường này kéo dài cả trăm mét hoạt động từ quá nửa đêm đến khoảng 7h sáng thì dần chấm dứt. Qua thời gian này, chỉ còn một số người bán hàng rong nán lại bày ra vỉa hè ven bờ sông Tô Lịch, bán lẻ cho người dân. “Khu chợ cóc này hoạt động vài năm nay nhưng tôi không thấy chính quyền hai phường Ngã Tư Sở và Thịnh Quang vào cuộc xử lý một cách triệt để. Thỉnh thoảng có việc đi sớm qua khu vực này, tôi phải di chuyển rất khó khăn vì vướng chợ cóc”, một người dân sinh sống gần đó cho biết.

Khác với chợ cóc trên đường Láng chỉ họp chủ yếu về đêm, cách đó chỉ vài trăm mét, tuyến phố Vĩnh Hồ (cũng thuộc phường Thịnh Quang và Ngã Tư Sở) đã trở thành nơi họp chợ vào ban ngày của nhiều tiểu thương. Thời gian họp chợ tại đây kéo dài từ sáng cho đến tối. Các tiểu thương cũng chiếm dụng hàng trăm mét tuyến phố này để bày bán hàng hóa.

Theo ghi nhận của phóng viên, tuyến phố Vĩnh Hồ nhỏ hẹp nhưng thường xuyên bị người dân chiếm dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh buôn bán. Mỗi khi có người dân dừng lại mua hàng hóa, các phương tiện khác di chuyển rất khó khăn. Đặc biệt, chỉ cần ô tô di chuyển qua tuyến phố này vào thời gian đang họp chợ, tình trạng ùn ứ giao thông lại xuất hiện. Rất nhiều người dân di chuyển qua tuyến phố này tỏ ra bức xúc trước tình trạng trên.

“Tôi thường di chuyển qua tuyến phố này và cảm thấy rất khó chịu vì tình trạng ùn ứ giao thông ở đây. Các tiểu thương buôn bán không có ý thức, bày bán hàng hóa tràn lan ra cả vỉa hè và lòng đường. Chỉ cần một người dừng lại mua hàng là cả đoàn xe phía sau di chuyển khó khăn. Tôi không rõ chính quyền hai phường Thịnh Quang và Ngã Tư Sở tại sao không vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng này”, anh Nguyễn Văn Vinh (trú tại quận Đống Đa, Hà Nội) cho hay.

Không chỉ tồn tại trên các tuyến phố mà trong những ngõ nhỏ của khu dân cư, chợ cóc cũng mọc lên. Ngõ 139 Nguyễn Ngọc Vũ (Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ vừa cho xe máy đi lại, từ lâu nay cũng biến thành nơi chợ hoạt động tấp nập. Hàng hóa bày bán tại đây cũng đa dạng, đầy đủ chủng loại giống như ngoài chợ. Mỗi lần có lực lượng chức năng ra quân, khu chợ này tạm yên một thời gian. Tuy nhiên, khi vắng bóng lực lượng chức năng, khu chợ này lại tiếp tục hoạt động kéo theo nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường, an toàn giao thông…

Theo số liệu của Sở Công Thương Hà Nội, cuối năm 2016 trên địa bàn thành phố có 53 chợ cóc. Qua Tết Nguyên đán, mọc thêm hơn 200 chợ cóc. Trong năm 2017, các địa phương trên địa bàn thành phố đã giải tỏa 149 chợ cóc, chợ tạm, còn tồn tại 50 chợ cóc, 14 chợ tạm. Tuy nhiên, trên thực tế, cứ lúc nào lực lượng chức năng làm căng thì chợ cóc biến mất, vắng bóng lực lượng chức năng thì chợ lại tái họp. Đơn cử như chợ cóc đầu ngã năm Lò Ðúc - Hàm Long - Hàn Thuyên vào các buổi sáng, chợ cóc cuối giờ chiều tại các phố Cầu Ðông, Nguyễn Thiện Thuật, Lĩnh Nam…

Chợ cóc tưởng chừng chỉ tồn tại ở các khu dân cư, khu tập thể cũ đông đúc, thế nhưng, ngay trong các khu đô thị hiện đại vừa đưa vào sử dụng, chợ cóc vẫn có đất để tồn tại. Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục phản ánh trong các số báo tới…

(Còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Hà Nội: Mức tiêu thụ điện lập đỉnh do nắng nóng kéo dài Đô thị

Hà Nội: Mức tiêu thụ điện lập đỉnh do nắng nóng kéo dài

TTTĐ - Trong những ngày gần đây, khu vực miền Bắc bước vào cao điểm hè, cảm giác oi nóng ngột ngạt liên tục tiếp diễn. Qua theo dõi, lượng điện tiêu thụ của TP Hà Nội liên tục tăng và lập đỉnh - đạt mức cao nhất trong lịch sử.
Khai thác thương mại tuyến Metro Nhổn-Ga Hà Nội vào tháng 7 Đô thị

Khai thác thương mại tuyến Metro Nhổn-Ga Hà Nội vào tháng 7

TTTĐ - Dự kiến, Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng sẽ tổ chức công tác nghiệm thu dự án Metro Nhổn - Ga Hà Nội đoạn trên cao vào ngày 30/6 để có thể đưa vào khai thác thương mại trong tháng 7/2024.
Sớm đưa khu vực tiềm năng tươi tốt ở sông Hồng vào sử dụng Đô thị

Sớm đưa khu vực tiềm năng tươi tốt ở sông Hồng vào sử dụng

TTTĐ - Chiều 28/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Liên quan tới đề xuất cho phép Hà Nội "biến" các khu bãi bồi, bãi giữa ven sông trở thành khu đô thị, trung tâm văn hóa, du lịch, một số ý kiến đại biểu đề nghị cân nhắc, bổ sung thêm các quy định...
Phát triển hài hòa gắn kết giữa đô thị và nông thôn Đô thị

Phát triển hài hòa gắn kết giữa đô thị và nông thôn

TTTĐ - Phát triển hài hòa đô thị và nông thôn hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân cả khu vực đô thị và nông thôn là yêu cầu đặt ra đối với công tác quy hoạch Thủ đô Hà Nội hiện nay.
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N10, phường Thạch Bàn Đô thị

Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N10, phường Thạch Bàn

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 2689/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị N10, tỷ lệ 1/2.000 tại các ô đất ký hiệu G.6/TH, G.6/THCS và G.6/THPT, phường Thạch Bàn, quận Long Biên.
Sắc thái độc đáo của vườn hoa Vạn Xuân (Ba Đình) Đô thị

Sắc thái độc đáo của vườn hoa Vạn Xuân (Ba Đình)

TTTĐ - Vườn hoa Vạn Xuân (Ba Đình) là một khu vực đặc biệt gắn liền với di tích lịch sử Tháp nước Hàng Đậu – công trình cả trăm năm tuổi, một trong hai tháp nước cổ nhất, mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
Ban hành quy định về chỉ tiêu dân số với nhà chung cư Đô thị

Ban hành quy định về chỉ tiêu dân số với nhà chung cư

TTTĐ - Ngày 27/5, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 34/2024/QĐ-UBND quy định về phương pháp xác định chỉ tiêu dân số với nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp và một số công trình có lưu trú khác.
Cơ hội tạo diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội Đô thị

Cơ hội tạo diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội

TTTĐ - Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 định hướng sông Hồng là một trong 5 trục phát triển của Thủ đô.
TP HCM đề xuất thu phí ô tô đi vào trung tâm Đô thị

TP HCM đề xuất thu phí ô tô đi vào trung tâm

TTTĐ - Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP HCM vừa cho biết, đang hoàn chỉnh báo cáo trình UBND thành phố chấp thuận chủ trương cho phép xây dựng Đề án "Thu phí xe ô tô lưu thông vào khu vực trung tâm", dự kiến trình trong tháng 6/2024.
Các biện pháp sử dụng điện an toàn, phòng chống cháy nổ Đô thị

Các biện pháp sử dụng điện an toàn, phòng chống cháy nổ

TTTĐ - Việc sử dụng điện không đúng cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) khuyến cáo khách hàng các biện pháp an toàn khi sử dụng điện để giảm thiểu nguy cơ tai nạn và phòng chống cháy nổ.
Xem thêm