Điểm chuẩn tăng mạnh, thí sinh choáng váng
Đại học Y Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2021 Nhiều trường đại học dự kiến công bố điểm chuẩn từ tối 15/9 |
Trong hai ngày 15 - 16/9, các trường đại học đồng loạt công bố điểm chuẩn trúng tuyển năm 2021. Điểm chuẩn của các trường cơ bản đều tăng khá mạnh, có ngành tăng đến 9 điểm so với mức điểm chuẩn của năm 2020.
Thủ khoa vẫn trượt đại học
Tính đến 17h ngày 16/9, điểm chuẩn cao thuộc về trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa), ngành Sư phạm Ngữ văn chất lượng cao với 30,5 điểm (năm ngoái ngành này lấy 29,25 điểm). Ngành này tuyển 15 chỉ tiêu theo các tổ hợp xét tuyển C00 (Văn, Sử, Địa), C19 (Văn, Sử, GDCD), C20 (Văn, Địa, GDCD) và D01 (Văn, Toán, tiếng Anh).
Trong khi đó, ngành Xây dựng lực lượng Công an nhân dân của Học viện Chính trị Công an nhân dân có điểm chuẩn lên tới 30,34 điểm với nữ (khối C00). Cũng trong khối trường công an, ngành Nghiệp vụ An ninh (Học viện An ninh Nhân dân) lấy điểm chuẩn 29,99 với nữ.
Tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, một số ngành học có điểm trúng tuyển rất cao như: Quan hệ công chúng (tổ hợp C00) 29,3 |
Ngành Hàn Quốc học của Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn lấy điểm chuẩn 30 điểm - đây là năm thứ 2 liên tiếp ngành này lấy điểm chuẩn 30.
Ở vị trí điểm chuẩn cao không kém cạnh là ngành Nghiệp vụ An ninh của Học viện An ninh nhân dân lấy điểm chuẩn 29,99 điểm với đối tượng nữ.
Nếu so sánh mức điểm chuẩn của các ngành trên với điểm thủ khoa các khối trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 vừa qua, có thể thấy, nếu không được cộng điểm ưu tiên, các thí sinh vẫn trượt đại học.
Như ở tổ hợp C00, thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp đạt 29,25 điểm. Tuy nhiên, điểm chuẩn các ngành trên đều vượt ngưỡng từ 29,25 điểm trở lên. Khi đó, nếu thủ khoa khối C00 muốn đỗ các ngành này phải cộng ít nhất từ 0,5 đến 1,25 điểm.
Ở tổ hợp A01, điểm của thủ khoa là 29,55, tức nếu thí sinh muốn đăng ký vào ngành Nghiệp vụ an ninh của Học viện An ninh Nhân dân cũng cần đến điểm ưu tiên, khuyến khích để trúng tuyển.
Nhiều thí sinh choáng váng khi điểm chuẩn các trường top đầu đều tăng ngoài sức tưởng tượng. Đáng chú ý, một thí sinh dù đạt 27 điểm vẫn trượt cả 9 nguyện vọng. Nguyên nhân là bởi 9 nguyện vọng thí sinh này đăng ký đều thuộc các ngành học tại trường Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế Quốc dân. Nếu Đại học Ngoại thương điểm trúng tuyển các ngành tại trụ sở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thấp nhất 28,05 của tổ hợp A00 thì Đại học Kinh tế Quốc dân cũng không kém cạnh với mức điểm dao động từ 26 - 37 điểm. Như vậy, thí sinh phải đạt trên 9 điểm/môn mới có cơ hội trúng tuyển.
Là học sinh lực học khá đều và đạt 26,55 điểm khối D01 (Văn 8,7; Toán 8,6; Tiếng Anh 9,2) nhưng Nguyễn Hồng Hạnh (Hà Nội) vẫn không đủ điểm vào ngành Toán kinh tế của Đại học Kinh tế Quốc dân. Hạnh chỉ thiếu 0,15 điểm. Cú sốc đầu đời khiến nữ sinh 2k3 bị sốc nặng.
Hạnh chia sẻ: “Em rất tự tin khi biết điểm thi của mình. So sánh với điểm chuẩn của những năm trước, em không nghĩ mình lại có thể trượt đúng vào phút 90 như thế này nên cảm thấy rất sốc”.
Cũng giống như Hạnh, Nguyễn Mạnh Tường (Hà Nội) chết lặng, không thể tin được sau bao năm là học sinh giỏi, luôn đứng đầu các kỳ thi và đạt 26 điểm vẫn không khiến em đỗ vào trường đại học mà mình mơ ước. Tường chia sẻ: “Chỉ vì chủ quan, không học IELTS nên em không có điểm ưu tiên. Vì vậy, em đã trượt Đại học Ngoại thương dù đạt 27 điểm. Hiện tại, em vẫn mông lung chưa biết sẽ chọn hướng đi tiếp theo như thế nào”.
Điểm chuẩn cao là điều không quá bất ngờ
Theo chia sẻ từ các thầy, cô giáo, việc điểm chuẩn năm nay tăng hơn so với năm ngoái là điều không quá bất ngờ, đã được dự báo từ ngay sau khi kết thúc Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.
Trước kỳ thi, Bộ GD&ĐT đã khẳng định mục đích của kỳ thi là để xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc học của học sinh gặp nhiều khó khăn trong cả năm học lớp 11 và lớp 12, đặc biệt là giai đoạn cuối năm lớp 12, các em phải học trực tuyến. Vì thế, đề thi tiếp tục được điều chỉnh theo hướng giảm mức độ để phù hợp với tình hình thực tế.
Theo chia sẻ từ các thầy, cô giáo, việc điểm chuẩn năm nay tăng mạnh là điều không quá bất ngờ |
Tại Đại học Sư phạm Hà Nội, mức điểm chuẩn các ngành nhóm đầu không tăng nhiều trong khi một số ngành lại tăng rất cao như ngành Giáo dục công dân tăng đến 6,75 điểm, ngành ngành Giáo dục chính trị thậm chí có điểm chuẩn tăng đột biến tới tận 9 điểm.
Đây cũng là bức tranh chung của điểm chuẩn năm nay: Điểm chuẩn tăng nhẹ ở trường, ngành top đầu vào tăng mạnh ở ngành, trường top giữa. Điểm chuẩn các ngành đào tạo ở Đại học Ngoại thương đều tăng so với năm 2020, mức tăng khoảng trên dưới 1 điểm mỗi ngành.
Tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, một số ngành học có điểm trúng tuyển rất cao như: Quan hệ công chúng (tổ hợp C00) 29,3. Ngành Đông phương học tiếp tục "nóng" với mức điểm tổ hợp C00 là 29,8.
Có thể thấy, hầu hết những ngành học từ 29 đến trên 30 điểm năm nay đều thuộc về tổ hợp có các môn Văn, Sử, Địa, tiếng Anh. Với mức điểm như vậy, nhiều thí sinh dù đạt ba điểm 9 hay 10 đều chưa có khả năng đỗ nếu thiếu điểm cộng ưu tiên.
Trên thực tế, nếu so sánh mức điểm chuẩn của các ngành trên với điểm thủ khoa các khối trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 vừa qua, có thể thấy, nếu không được cộng điểm ưu tiên, các em vẫn trượt đại học.
Theo giáo sư Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội, việc các ngành, trường top đầu có điểm chuẩn tăng nhẹ hoặc tương đối ổn định do điểm chuẩn của các ngành, trường này vốn đã rất cao trong năm 2020. Trong khi đó, do đề thi giảm độ khó nên số lượng thí sinh đạt mức điểm 7-8 nhiều hơn, dẫn đến điểm chuẩn các trường, ngành nhóm giữa tăng lên.