Tag

Điểm sáng của ngành Dầu khí trong khủng hoảng kép

Kinh tế 27/04/2020 09:09
aa
TTTĐ - Trong thời điểm cả thế giới khủng hoảng vì dịch bệnh Covid-19 và ngành Dầu khí Việt Nam còn chịu thêm khủng hoảng từ việc giá dầu giảm sâu, thì những tín hiệu vui từ các dự án mới nhận trong năm 2020 của Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất (DQS) thực sự là một điểm sáng.

Điểm sáng của ngành Dầu khí trong khủng hoảng kép

Tàu Elefsis (Hy Lạp) đang trong quá trình sửa chữa tại dock Dung Quất

Bài liên quan

Việt Nam có nên mua dầu dự trữ lúc này?

Thế giới tìm cách "giải cứu" công nghiệp dầu khí

Lập Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Hiểu cho đúng về thị trường xăng dầu để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng

Tỉnh Quảng Ngãi đồng hành cùng BSR "vượt cơn bão kép"

BSR: Nỗ lực triển khai các giải pháp vượt khó

Bài liên quan

Thế giới tìm cách "giải cứu" công nghiệp dầu khí

Việt Nam có nên mua dầu dự trữ lúc này?

Lập Quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia

Hiểu cho đúng về thị trường xăng dầu để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng

Đó là kết quả của một quá trình lâu dài, từ sự trăn trở, tạo điều kiện của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), sự cố gắng của tập thể lãnh đạo DQS cùng tập thể người lao động công ty.

Ba tháng nhận gấp đôi số dự án nước ngoài trong 2 năm cộng lại

Dư luận luôn “điểm danh” DQS là một trong “12 đại dự án thua lỗ”, nhưng sự thua lỗ ấy phần nhiều vì lịch sử để lại từ thời Vinashin và những khó khăn về cơ chế. Vượt qua những khó khăn ấy, những năm qua, lãnh đạo DQS đã có những sự tính toán, chuẩn bị những điều kiện cần và đủ để vươn ra thị trường nước ngoài.

Thời gian này, DQS từng bước hoàn thiện các hồ sơ, giấy tờ, giấy phép để cho dock Dung Quất có thể nhận được tàu nước ngoài và sửa chữa ngắn ngày. Đồng thời xây dựng mạng lưới môi giới, cũng như kết nối với khách hàng tại nước ngoài; đặc biệt là các khách hàng tại thị trường tàu dầu và tàu container cỡ lớn.

Trên thị trường quốc tế, các shipyard của Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất vì tiềm lực tài chính, cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn DQS rất nhiều. Họ cũng có cơ chế thông thoáng, được tạo điều kiện thuận lợi để nhận các đơn hàng nước ngoài. Chính vì sự cạnh tranh quyết liệt đó nên từ 2017 đến 2019, DQS chỉ nhận được 3 sản phẩm của nước ngoài. Khi xảy ra dịch Covid-19 vào đầu năm 2020 thì các chủ tàu nước ngoài bắt đầu tìm kiếm các nhà máy, các công ty có đủ khả năng sửa chữa tàu cỡ lớn ở những nơi ngoài Trung Quốc. DQS đã tận dụng rất tốt cơ hội đó khi dock Dung Quất là sự lựa chọn hàng đầu trong khu vực.

Theo thông tin từ DQS, từ tháng 1/2020, DQS nhận liên tiếp 6 tàu nước ngoài, gấp 2 lần so với cả 2 năm trước cộng lại. Đây không chỉ đơn thuần là việc tận dụng cơ hội khi thị trường Trung Quốc bất ổn, mà đó là thành quả của sự chuẩn bị lâu dài về marketing, công nghệ, cơ sở vật chất và năng lực đã được chứng minh của DQS với các chủ tàu nước ngoài.

Công nhân tại DQS đang hoàn thành một hạng mục hàn ống
Công nhân tại DQS đang hoàn thành một hạng mục hàn ống

“Bằng chứng là đến thời điểm bây giờ, khi thị trường Trung Quốc ổn định, nhưng DQS vẫn tiếp tục nhận được lời mời đàm phán những đơn hàng mới. Thậm chí, các chủ tàu đã quay lại đặt vấn đề về những hợp đồng đóng mới và DQS đang triển khai những đơn hàng ấy. Trong thời gian tới, DQS sẽ tiếp tục mở rộng việc đóng mới, sửa chữa tàu tại thị trường nước ngoài bên cạnh thị trường truyền thống là sửa chữa các tàu dầu khí và thị trường trong nước. Việc này mở ra một cơ hội rất lớn cho DQS phát triển trong tương lai”, lãnh đạo DQS nhấn mạnh.

Song song với việc từng bước phát triển thị trường nước ngoài, DQS vẫn rất chú trọng phát triển thị trường trong nước. Những hợp đồng không chỉ đến từ các đơn vị trong ngành Dầu khí, mà còn đến từ các công ty ngoài ngành. Năm 2019 DQS đã thực hiện 20 đơn hàng ngoài ngành. Có thể kể đến các đơn hàng gia công lắp dựng đường ống mạng ngoài, bảo dưỡng cẩu, lắp đặt kết cấu nhiều thiết bị cho Thép Hòa Phát; sửa chữa tàu Petrolimex 15; sửa chữa sà lan Phú Xuân 18; thi công các hạng mục sơn, sửa chữa đường ống, cắt CNC cho Doosan Vina… Điều này chứng tỏ DQS đã tạo được niềm tin với khách hàng cả trong và ngoài ngành.

Những cơ chế nào cần được tạo điều kiện?

Với những khó khăn cũ về cơ chế tài chính, những khoản nợ mà Vinashin để lại làm cho hồ sơ đấu thầu của DQS bị loại ở “vòng gửi xe”. Đây là điều cực kỳ bất lợi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế.

Dock DQS sau khi hoàn thành sửa chữa giàn Đại Hùng.
Dock DQS sau khi hoàn thành sửa chữa giàn Đại Hùng.

Thế nhưng, khi kiếm tìm được những đơn hàng từ nước ngoài, thì DQS lại gặp khó với các cơ chế, các thủ tục hành chính trong lĩnh vực sửa chữa tàu nước ngoài tại Việt Nam. Còn đối với tỉnh Quảng Ngãi, từ trước đến giờ rất ít có tàu nước ngoài sửa chữa, cập cảng nên chính quyền địa phương gặp khó trong việc áp dụng các điều khoản, luật để cấp thủ tục. Có thể ví dụ như cơ chế về việc tạm nhập, tái xuất tàu khi vào sửa chữa.

Theo quy định, tàu biển nước ngoài vào Việt Nam phải làm thủ tục tạm nhập, tái xuất. Những thủ tục này làm rất lâu, mất đến 1 tuần; trong khi tổng thời gian sửa chữa trong hợp đồng chỉ là từ 10 đến 15 ngày. Để có được các hợp đồng tàu nước ngoài, DQS phải cạnh tranh với các dock của Trung Quốc bằng tiến độ, chất lượng; phải hoàn thành việc sửa chữa tối đa trong 15 ngày. Trong khi việc hoàn thành các giấy tờ, thủ tục đã mất 5-7 ngày. Những thứ đó vô hình chung làm giảm năng lực cạnh tranh của DQS.

“Nếu được tạo cơ chế giải quyết những yếu tố lịch sử để lại, và những cơ chế thoáng hơn về thủ tục hành chính thì DQS sẵn sàng tham gia một cách sòng phẳng về chất lượng, tiến độ, giá cả trên thị trường quốc tế. Thực tế đã chứng minh các sản phẩm của DQS đã tạo được sự tin cậy của khách hàng”, một lãnh đạo DQS khẳng định.

Luôn chăm lo cho người lao động

Tích cực tìm kiếm những đơn hàng, phát triển thị trường nhưng tập thể lãnh đạo DQS cũng luôn quan tâm đến đời sống các cán bộ, kỹ sư, công nhân viên trong công ty. Ông Phan Tử Giang, Tổng Giám đốc DQS chia sẻ: “ Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty luôn thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho người lao động như đóng: BHXH, BHYT, BHTN, mua bảo hiểm tai nạn (24/24),… Năm 2018, tiền lương trung bình của công nhân lao động trực tiếp là 6,6 triệu đồng, năm 2019 tăng lên 8,32 triệu đồng. Đến 4 tháng đầu năm 2020 tăng lên 9,53 triệu đồng. Lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến đời sống anh em từ những việc cụ thể nhất”.

Ông Phan Tử Giang, Tổng Giám đốc DQS
Ông Phan Tử Giang, Tổng Giám đốc DQS

Những nỗ lực, cố gắng đưa công ty vượt qua khó khăn bởi lịch sử để lại cũng như cơ chế luôn được cán bộ, công nhân viên trong công ty ghi nhận và cảm kích. Anh Phạm Ngọc Huệ, tổ trưởng Tổ lắp ráp, Xưởng kết cấu thuộc DQS, cho biết: “Công ty luôn chăm lo cho đời sống của anh em, các chế độ bồi dưỡng độc hại luôn đầy đủ. Ban Tổng giám đốc luôn tích cực tìm kiếm các đơn hàng để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Đối với người lao động, mức thu nhập tại DQS đảm bảo cho anh em và gia đình một cuộc sống ổn định”.

Hàng năm, Công đoàn, Đoàn thanh niên DQS luôn tổ chức những hoạt động thể hiện sự tương trợ, đoàn kết, cùng nhau vượt qua khó khăn. Ngay từ 5/01/2020, DQS đã bắt đầu chiến dịch phòng chống Covid-19 bằng cách xây dựng quy chế, phổ biến các thông tin chống dịch, mua đầy đủ trang thiết bị cá nhân như : quần áo, găng tay, khẩu trang. Đồng thời lắp đặt máy khử khuẩn toàn thân tự thiết kế, máy phun thuốc tự động…

“Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc từ những người cao nhất như Chủ tịch hay Tổng giám đốc Phan Tử Giang ngoài những công việc lớn như quyết sách phát triển công ty còn quan tâm đến những việc cụ thể về đời sống, về tinh thần cho anh em. Đời sống của anh em và gia đình luôn tốt hơn theo từng năm. Trong mùa dịch Covid-19, Ban Tổng giám đốc cũng đã chỉ đạo quyết liệt về việc phòng, chống, phát phương tiện bảo hộ, trang bị phương tiện phòng dịch cho anh em yên tâm làm việc”, anh Ngô Thanh Thế, Tổ trưởng Tổ ống, xưởng Thiết bị tàu, chia sẻ.

Đọc thêm

Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet Doanh nghiệp

Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet

TTTĐ - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong Top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại Lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ.
Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Thị trường - Tài chính

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

TTTĐ - Sáng 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Sửa luật để đáp ứng tình hình mới của nền kinh tế Thị trường - Tài chính

Sửa luật để đáp ứng tình hình mới của nền kinh tế

TTTĐ - Sáng 22/11, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
MB trợ lực khách hàng cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm Thị trường - Tài chính

MB trợ lực khách hàng cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm

TTTĐ - Ngân hàng Quân đội (MB) hỗ trợ vốn cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh sửa chữa, mở rộng quy mô và tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói "Vay nhanh siêu tốc - Bứt tốc kinh doanh" lãi suất chỉ từ 5,5%/năm và mức vay lên tới 90% nhu cầu vốn.
Tập đoàn MetLife: Top 25 “Nơi làm việc tốt nhất thế giới” năm 2024 Doanh nghiệp

Tập đoàn MetLife: Top 25 “Nơi làm việc tốt nhất thế giới” năm 2024

TTTĐ - Mới đây, Tập đoàn MetLife vừa ghi tên mình trong danh sách 25 "Nơi làm việc tốt nhất thế giới" năm 2024 do Tạp chí Fortune phối hợp cùng tổ chức Great Place to Work thực hiện. Danh sách này dựa trên 7,4 triệu phản hồi từ người lao động trên toàn cầu, đánh giá các công ty về khả năng xây dựng môi trường làm việc lý tưởng và tạo ra tác động tích cực cho nhân sự tại nhiều quốc gia.
SABECO tiếp tục góp mặt trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam Doanh nghiệp

SABECO tiếp tục góp mặt trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

TTTĐ - Môi trường làm việc an toàn, danh tiếng công ty cùng chế độ tưởng thưởng hấp dẫn là những lý do chính giúp Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) tiếp tục góp mặt trong danh sách Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe công bố
Trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền tại Thủ đô Doanh nghiệp

Trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền tại Thủ đô

TTTĐ - Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam diễn ra từ ngày 20 - 24/11 tại Quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, 72A Thanh Xuân, Hà Nội.
PV GAS giới thiệu 3 nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc Doanh nghiệp

PV GAS giới thiệu 3 nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định vai trò chủ đạo và tiên phong trong ngành công nghiệp khí tại Việt Nam khi đã hoàn thành chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên phạm vi toàn quốc bằng đường thủy, đường ống, đường sắt và đường bộ; nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh LNG, đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch ngày càng tăng cao và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng Doanh nghiệp

VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng

TTTĐ - VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo.
PNJ được vinh danh 2 giải thưởng tại Dragons of Asia 2024 Kinh tế

PNJ được vinh danh 2 giải thưởng tại Dragons of Asia 2024

TTTĐ - Chiến dịch “Hành trình Trang sức xuyên Việt 2023” và “Thần Tài 2023” không chỉ gây tiếng vang trong nước mà còn giúp PNJ được vinh danh 2 giải thưởng Marketing tại đấu trường quốc tế Dragons of Asia 2024.
Xem thêm