Tag

Điều dưỡng - người đi đầu trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Sức khỏe 28/05/2020 15:13
aa
TTTĐ - Năm 2020 là năm quốc tế điều dưỡng, Bộ Y tế phối hợp Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam thực hiện video "Vai trò của điều dưỡng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19" để tôn vinh những người đi đầu trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Điều dưỡng - người đi đầu trong cuộc chiến chống dịch Covid-19

Điều dưỡng chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Bài liên quan

Thêm 6 bệnh nhân mắc Covid-19 khỏi bệnh, trong đó có bệnh nhân nặng BN19

Bộ Y tế khẳng định hai điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai không nhiễm chéo trong Bệnh viện

Quảng Ninh đốc thúc chi tiền hỗ trợ người dân gặp khó do Covid-19

Hơn 340.000 người dân được cấp phát hàng hóa cứu trợ phòng chống dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 là một lời nhắc nhở về vai trò quan trọng của điều dưỡng. Không có họ, chúng ta không có những chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Thời điểm hiện tại, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới sớm đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Những điều dưỡng, hộ sinh cũng đã những đóng góp rất lớn trong thành công này.

Hiện tỷ lệ bác sĩ, điều dưỡng theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là 1/4 trong khi tại nước ta hiện mới chỉ là 1 bác sĩ/1,4 điều dưỡng. Tình trạng thiếu điều dưỡng khiến họ phải làm thêm giờ. Trong khi đó, thời gian làm việc dài ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sự an toàn và cân bằng cuộc sống, công việc của người lao đông.

Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 xảy ra, nhiều cán bộ y tế đã phải làm thêm giờ. Khảo sát mới nhất của Công đoàn Y tế Việt Nam đối với 70 Công đoàn cơ sở trực thuộc trong thời gian chống dịch Covid-19 cho thấy, số giờ làm việc của nhiều cán bộ y tế gia tăng đáng kể (trung bình tăng 3,65 giờ/ngày).

Ngay trong giai đoạn chưa xảy ra dịch Covid-19, môi trường làm việc của các cán bộ y tế nói chung và của điều dưỡng, nữ hộ sinh nói riêng vẫn luôn tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe.

Chị Phạm Thị Ngọc Dung, chuyên gia điều dưỡng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: "Nhiệm vụ của điều dưỡng là chăm sóc người bệnh, là những người tiếp xúc trực tiếp nhiều nhất bên người bệnh. Chúng tôi thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện, từ chăm sóc về chuyên môn (như tiêm truyền, cho người bệnh uống thuốc), chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc về tinh thần đến vệ sinh cá nhân cho người bệnh. Đó là những nhiệm vụ được thực hiện cho tất cả những người bệnh chứ không riêng chỉ thực hiện chăm sóc đối với người bệnh Covid-19".

Việc chăm sóc người bệnh mắc Covid-19 gây áp lực lớn đối với nhân viên y tế nói chung và cho điều dưỡng nói riêng. Đó là nguy cơ lây nhiễm bệnh nghề nghiệp rất cao, bắt buộc nhân viên y tế phải tuân thủ các quy định phòng tránh lây nhiễm. Chỉ cần lơ là một chút, các điều dưỡng có thể bị lây nhiễm ngay.

"Đây cũng là áp lực, gây căng thẳng và khó khăn cho nhân viên y tế khi thực hành chuyên môn. Có lẽ trong số tất cả các đồng nghiệp đã từng trực tiếp tham gia phòng chống dịch bệnh, đã từng phải sử dụng trang phục phòng hộ cá nhân, phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian làm việc... đặc biệt đối với nhân viên y tế chăm sóc người bệnh nặng tại khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực... thì sẽ cảm nhận và đồng cảm được với chúng tôi", điều dưỡng Dung chia sẻ.

Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam Phạm Đức Mục cho biết, tại nước ta, mạng lưới điều dưỡng và nữ hộ sinh đã được thiết lập rộng khắp từ thành thị đến nông thôn. Mỗi năm, trên 1,5 triệu trẻ em được sinh ra, dân số khu vực thành thị chiếm khoảng 35%, nông thôn khoảng 65%. Điều đó cho thấy, nhu cầu và vai trò rất to lớn của đội ngũ điều dưỡng và nữ hộ sinh trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe ban đầu, chăm sóc cho bà mẹ và trẻ em ngày càng cao.

Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam nhấn mạnh, đại dịch Covid-19 giúp chúng ta nhìn nhận sâu sắc hơn và thuyết phục hơn về sự đóng góp của điều dưỡng, hộ sinh - với vai trò là những chiến sĩ tuyến đầu. Họ đã vượt lên những nguy cơ của dịch bệnh, phối hợp với các thầy thuốc, thực hiện hàng loạt các hoạt động y tế như sàng lọc bệnh nhân, tổ chức cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, theo dõi, chăm sóc và là chỗ dựa về tinh thần cho người bệnh Covid-19.

Sự thành công trong phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam là thành tựu chung của toàn bộ hệ thống chính trị, ngành Y tế Việt Nam, trong đó không thể không nói tới sự đóng góp to lớn và thầm lặng của đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh.

Tiến sĩ Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, cho biết, WHO đang kêu gọi các nước tăng cường đầu tư vào đào tạo cho điều dưỡng và hộ sinh để tạo ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn. Với gần 28 triệu điều dưỡng viên toàn cầu nói chung và gần 140.000 điều dưỡng, hộ sinh của Việt Nam, chiếm gần 50% nguồn nhân lực y tế, cung cấp dịch vụ nhiều nhất, thường xuyên nhất và và liên tục nhất. Vì vậy, sẽ không có một chương trình y tế quốc gia hiệu quả nếu không phát huy tối đa tiềm năng của điều dưỡng, hộ sinh.

“Báo cáo về điều dưỡng thế giới năm 2020 của WHO cho thấy, Việt Nam cần phải tạo thêm nhiều việc phù hợp cho điều dưỡng. Tỷ lệ trung bình điều dưỡng trên một vạn dân của Việt Nam là 11.4. Con số này chưa bằng một nửa so với tỷ lệ trung bình toàn cầu.

Báo cáo cũng cho thấy Việt Nam cần tăng cường đầu cư cho đào tạo điều dưỡng bởi có nhiều khả năng đến năm 2030, nguồn nhân lực điều dưỡng tại Việt Nam sẽ thiếu khoảng 40.000 - 50.000 người”, Tiến sĩ Kidong Park thông tin.

Phương Thu

Tin liên quan

Đọc thêm

Đẩy mạnh phát triển y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại Tin Y tế

Đẩy mạnh phát triển y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại

TTTĐ - Ngày 27/6, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại đến năm 2030.
"Gỡ khó" về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược Tin Y tế

"Gỡ khó" về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược

TTTĐ - Ngày 27/6/2025, Sở Y tế đã tổ chức hội nghị đối thoại về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực dược trên địa bàn thành phố Hà Nội. Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương chủ trì hội nghị.
Bệnh viện Nam Thăng Long đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử Tin Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

TTTĐ - Ngày 27/6, Bệnh viện Nam Thăng Long tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR).
Thêm bệnh viện thứ 15 hoàn thành triển khai bệnh án điện tử Sức khỏe

Thêm bệnh viện thứ 15 hoàn thành triển khai bệnh án điện tử

TTTĐ - Ngày 26/6, Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR).
Traphaco CNC: Nền tảng xanh cho chiến lược phát triển bền vững Tin Y tế

Traphaco CNC: Nền tảng xanh cho chiến lược phát triển bền vững

TTTĐ - Trong bối cảnh thị trường đầy biến động, nơi mà chất lượng, minh bạch và sự bền vững trở thành tiêu chí sống còn, Công ty Cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Traphaco CNC) khẳng định vị thế tiên phong với chiến lược phát triển vùng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO – "trái tim xanh" của chuỗi giá trị sản phẩm Đông dược hiện đại.
Nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư tại Việt Nam Tin Y tế

Nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư tại Việt Nam

TTTĐ - Hội Ung thư Việt Nam và một số bệnh viện đã ký kết biên bản ghi nhớ với Pfizer Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư.
Tiếp tục đảm bảo y tế kỳ thi tốt nghiệp THPT Sức khỏe

Tiếp tục đảm bảo y tế kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Tiếp tục đảm bảo công tác y tế, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố trước và sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, Sở Y tế đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chức năng của Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, Trung tâm cấp cứu 115, các trung tâm y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã; bệnh viện trong và ngoài công lập trực thuộc Sở Y tế để đảm bảo đáp ứng toàn diện về công tác y tế.
Vì sao chiều cao người Việt vẫn “lùn” hơn khu vực? Tin Y tế

Vì sao chiều cao người Việt vẫn “lùn” hơn khu vực?

TTTĐ - Chiều cao người Việt đã tăng sau một thập kỷ nhưng vẫn xếp ở nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Nguyên nhân không nằm ở gen di truyền mà đến từ lỗ hổng trong cách nuôi dưỡng trẻ từ nhỏ: Thiếu vi chất, lựa chọn sản phẩm cảm tính và sự buông lỏng trong việc kiểm soát chất lượng.
Chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng” Tin Y tế

Chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”

TTTĐ - Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế). Hai đơn vị phối hợp trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất trên toàn hệ thống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
TP Hồ Chí Minh siết chặt công tác quản lý kinh doanh mỹ phẩm Tin Y tế

TP Hồ Chí Minh siết chặt công tác quản lý kinh doanh mỹ phẩm

TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đang tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn. Đồng thời, Sở luôn ghi nhận thông tin phản ánh từ báo chí và sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh.
Xem thêm