"Địu con đi khắp nơi để con yêu mẹ hơn, trưởng thành nhanh hơn"
![]() |
Có nhiều mẹ trẻ cho rằng, việc địu con chỉ đơn thuần là việc giải phóng đôi tay khi cần di chuyển đến những địa điểm cần thiết. Tuy nhiên, với chị Dương Kim Thương, trước khi quyết định địu con, chị phải học cách sử dụng địu, khi địu con chị cũng cần điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con.
![]() |
Bà mẹ 8x này hiện đang làm công việc tư vấn chiến lược marketing. Hiện tại ngoài công việc bên ngoài, chị còn giúp chồng trong việc quản lý công ty du lịch.
Chính vì đặc thù công việc, chị Thương vẫn thường địu bé đi cùng trong những chuyến công tác, chuyến du lịch cùng mình. Và chị nhận ra rằng, việc địu con có rất nhiều điều thú vị, hữu ích cho sự phát triển toàn diện của bé. Chị khuyên rằng, các mẹ hãy cứ xách ba lô lên, địu con và đi đến những chân trời mới.
Cùng trò chuyện với người mẹ trẻ này để hiểu hơn về việc sử dụng địu, chú ý khi sử dụng để đạt được hiệu quả cao nhất.
- PV: Chào chị, chị có thể cho biết bé nhà bạn hiện tại được mấy tuổi rồi? Chị dùng địu cho bé từ khi nào? Thời gian đầu dùng địu bé có hợp tác không?
- Chị Dương Kim Thương: Bé nhà mình hiện tại được 27 tháng. Mình dùng địu cho con từ lúc bé 3 tháng. Bé rất thích ôm ấp từ lọt lòng nên rất hợp tác khi được mẹ địu.
- Trước khi dùng địu cho con, chị đã dành thời gian tham khảo tài liệu như thế nào và quyết định chọn địu ra sao để đảm bảo sức khỏe, sự thoải mái và phát triển toàn diện cho con?
- Trước khi địu thì mình cũng chưa tìm hiểu gì nhiều về địu đâu, sau khi thấy 2 chân bé quá thỏng với cái địu đã mua, mình bắt đầu tìm hiểu về các loại địu. Lúc đó cũng khá hoang mang vì thị trường rất rất nhiều địu luôn.
Rồi mình bắt đầu lên mạng tìm hiểu, thấy các mẹ nước ngoài địu con bằng mảnh vải cứ quấn quấn rồi buộc buộc... Đó là cơ duyên mình đến với địu vải rồi sau đó đọc nhiều tài liệu thêm về địu (mình tìm hiểu để gia tăng niềm tin với bản thân rằng việc địu con tốt cho cả con và mẹ).
![]() |
![]() |
![]() |
- Chị thường địu con lâu nhất khoảng bao nhiêu tiếng 1 ngày? Việc địu con như vậy có gây bất tiện cho mẹ và con không?
- Lúc bé dưới 1 tuổi, mỗi ngày mình địu con từ 3-4 tiếng, khoảng thời gian địu đó rơi vào những lúc mình nấu ăn, đi chợ, chăm sóc vườn rau, mẹ con đi hóng nắng hóng gió buổi sáng và đi chơi tối.
Mình được ôm con trong lòng mà 2 tay vẫn làm được công việc nên thấy tiện lợi vô cùng. Vì khi chọn được địu phù hợp, sức nặng của bé được dồn vào phần hông của mẹ nên vai không bị mỏi, lúc đó cảm giác của mình y như là đang vác cái bụng bầu vậy.
- Theo chị thì mẹ sẽ "được" gì khi địu con?
- Mình làm được rất nhiều việc khi địu con, nấu ăn, đi chợ, mua sắm, lúc làm việc nhà (lúc bé chưa biết đi và khoảng thời gian đó mình không có làm việc nhiều). Khi bé biết đi rồi thì mình địu lúc đi du lịch (ngồi xe, máy bay địu con ngủ bản thân mình cũng thấy yên tâm và được thoải mái 2 tay). Đi chơi hay du lịch, mình tập cho bé chinh phục những quãng đường đi bộ chung với mình nhưng lúc con mệt hoặc buồn ngủ thì mình sẽ địu con.
![]() |
![]() |
- Với kinh nghiệm địu con trong một thời gian dài, chị thấy việc địu con có những lợi ích gì?
- Theo mình, mẹ được rất nhiều thứ khi địu con. Đối với mình tốt nhất khi địu con là có thể biến cái "hoặc" thành "và". Khi địu con và nấu ăn thì mình không cần chọn lựa giữa vai trò nội trợ hay làm mẹ. Khi địu con đi đâu đó mình không cần chọn lựa giữa nhu cầu xã hội của mẹ hay sự yên tĩnh của con.
Mình không cần phải chạy về nhà giữa chừng khi đi đâu đó vì lý do "phải cho con ngủ trong môi trường quen thuộc". Vì con nằm trên người mẹ là môi trường quen thuộc với bé rồi. Những lúc đó mình thấy hạnh phúc vì con cũng có cái con cần và mình không cần phải hy sinh bản thân, từ bỏ nhu cầu của mình.
Về phần con, bé được địu thường xuyên sẽ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, được "trải nghiệm" cuộc sống của mẹ khi con chưa làm được. Khi được địu, con được thấy những gì mẹ thấy, nghe cái mình nghe và cảm nhận được cái mình cảm nhận.
Bé được đi cùng đôi chân của mẹ, nghe nhịp thở của mẹ để điều chỉnh nhịp thở của bé (ngừa được chứng đột quỵ sơ sinh). Địu con sẽ mang lại tình cảm khăng khít mẫu tử giúp bé khi lớn lên dễ dàng hòa nhập với môi trường mới vì "tiềm thức" của bé không có nỗi sợ hãi là xa mẹ.
![]() |
![]() |
- Chị có thể cho biết các mẹ muốn mua địu cho con cần chú ý chọn loại địu như thế nào và cách đeo địu như thế nào cho đúng?
- Có rất nhiều loại địu, nên chọn cái nào mà chuẩn khớp háng cho con và phải chia sức nặng đều lên vai, hông, bụng người địu. Tư thế khớp háng chuẩn có thể nói là tư thế khi mình bồng bé lên bé sẽ tự kéo chân theo như vậy. Tư thế đó còn gọi là tư thế chữ "M", "con ếch", "ngồi xổm rộng". Tư thế này đầu gối bé cao hơn phần mông và góc hai đùi tạo góc 60-160° (xoạc to hơn cũng không tốt).
Khi địu bé nên để ý 2 phần khớp háng (khớp chậu-đùi), nhất là khi trẻ có nguy có trật khớp háng (khi còn nhỏ đầu xương đùi không nằm hẳn trong khớp xương chậu, nếu phần này phát triển chưa hoàn chỉnh thì tư thế giữ chân bé bành ra và co lên là tốt nhất.
- Cảm ơn chị rất nhiều đã dành thời gian trò chuyện với Tamsugiadinh.vn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Nhà Trưng bày Hoàng Sa: “Bảo tàng sống” trên không gian mạng

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách
