Xúc động và nhân văn chương trình "Hành trình thống nhất"
Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất” Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông Rực rỡ sắc màu kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước |
Bộ phim nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
![]() |
Hình ảnh trong bộ phim tài liệu "Hành trình thống nhất" |
Phim tái hiện những câu chuyện đời thường nhưng đầy ám ảnh của các cựu binh và thân nhân người đã mất.
Qua lối kể đa tuyến tính, phim không chỉ khơi gợi ký ức, mà còn phản ánh những nổi đau âm ỉ trong các gia đình và quá trình đi tìm tiếng nói chung sau nhiều năm im lặng.
“Hành trình thống nhất không chỉ là một bộ phim tài liệu mà còn là một cuộc trò chuyện đầy cảm xúc giữa những con người từng ở hai đầu chiến tuyến, nay ngồi lại cùng nhau để lắng nghe, hiểu và chữa lành”, đại diện ê-kíp sản xuất chia sẻ.
![]() |
Một điểm nhấn quan trọng của phim là câu chuyện về Nghĩa trang Nhân dân Bình An (trước đây là Nghĩa trang Biên Hòa), nơi từng được xem là vùng “nhạy cảm” trong lịch sử chiến tranh.
Bộ phim ghi lại hành trình tiếp cận các nhân chứng, cựu binh và thân nhân của những người đã nằm lại nơi đây, không phân biệt bên thắng hay thua để kể lại ký ức với một tinh thần hướng tới hòa giải và tưởng niệm nhân văn.
Việc chọn nghĩa trang Nhân dân Bình An như một biểu tượng của chuyển hóa và bao dung cho thấy bước tiến lớn trong cách tiếp cận lịch sử - không phải để xét đoán, mà để hiểu, để nhớ và để tha thứ. Đồng thời, khơi lại trong bối cảnh hậu chiến, mở ra một góc nhìn toàn cầu về khái niệm thống nhất không chỉ trên bản đồ, mà trong tâm thức mỗi người.
![]() |
“Hành trình thống nhất” không đi theo mô típ kể chuyện lịch sử truyền thống. Thay vào đó, phim lựa chọn cách dựng mang tính điện ảnh trực tiếp, sử dụng nhiều ngôn ngữ hình ảnh giàu biểu cảm.
Đội ngũ sản xuất đã dành nhiều tháng để khảo sát, xây dựng niềm tin và thuyết phục các nhân vật tham gia. Quá trình này không chỉ là làm phim mà là một hành trình đồng hành, lắng nghe và chữa lành vết thương tinh thần còn rỉ máu trong nhiều gia đình.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đài Hà Nội đưa “Lời thề thứ 9” lên sóng trong “Sân khấu truyền hình”

Truyền thông đa nền tảng để di sản đến gần hơn với công chúng

Từ việc Sân khấu Lan Anh, Trống Đồng đóng cửa: Cần đổi mới về cách thức tổ chức hoạt động biểu diễn

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới của Quảng Nam

Phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, báo ân tiền nhân

Ngày Tết Thiếu nhi ngắm những mẫu nhí cực chất

Hải Phòng ra mắt vở múa rối “Bầy chim Thiên Nga” dịp 1/6

Di sản văn hóa sống giữa lòng Thủ đô

Đào tạo nhân lực báo chí để làm “người gác cổng” tin cậy về văn hóa
