Tag

Doanh nghiệp thủy sản lo phá sản, “ngóng” vắc xin Covid-19

Kinh tế 26/07/2021 17:28
aa
TTTĐ - Các doanh nghiệp thủy sản lo tình hình sản xuất - kinh doanh bị đình trệ, đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp.
Doanh nghiệp thủy sản lao đao vì “giấy PCR” âm tính Covid-19 Hai doanh nghiệp thủy sản Việt Nam “thoát án” thuế chống bán phá giá vào Mỹ

Nỗi lo giữ lao động, đình trệ sản xuất

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu tôm từ miền Trung tới Sóc Trăng, Cà Mau phản ánh, hiện nay do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở TP HCM và lan ra các tỉnh lân cận, Đồng bằng Sông Cửu Long quá nhanh khiến họ dù đã tính trước phương án ứng phó nhưng vẫn không khỏi lúng túng.

Trước đó, để vừa đảm bảo sản xuất bền vững, tránh đứt gãy, vừa phòng chống dịch, nhiều doanh nghiệp đã chủ động thực hiện “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ, ăn tại chỗ, nghỉ tại chỗ) trước khi Thủ tướng có Công văn 969/TTg-KGVX ngày 17/7/2021 về việc thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch tại một số địa phương.

Các doanh nghiệp nhận định rõ, đây là việc cần kíp phải làm khi đã có không ít ca bệnh không rõ nguồn lây, nhưng khi bắt tay vào làm mới thấy thực hiện là điều không hề dễ dàng.

Có công ty cố gắng thuyết phục công nhân, người lao động bằng nhiều cách như lo cho chỗ ăn nghỉ đầy đủ, đồ dùng thiết yếu, phụ cấp thêm từ 50.000-100.000 đồng/ngày để duy trì ổn định sản xuất. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp không bố trí đủ nhà ở của công ty thì đành chấp nhận thuê khách sạn hoặc ký túc xá sinh viên.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cũng phản ánh, sau khi công ty thông báo thực hiện “3 tại chỗ” thì đến 30% thậm chí tới 50% công nhân xin nghỉ việc vì con nhỏ, hoàn cảnh gia đình hoặc do đã tiếp xúc với người thân từ Bình Dương, Long An, TP HCM trở về…

Doanh nghiệp thủy sản lo phá sản, “ngóng” vắc xin Covid-19
Bài toán bố trí chỗ ở, nghỉ ngơi cho lao động yên tâm sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp thủy sản là rất nan giải.

Trong bối cảnh đó, một số doanh nghiệp đã phải giảm công suất chế biến từ 30-90% do không thể sắp xếp được chỗ ở, nghỉ ngơi cho công nhân và người lao động. Với đặc thù của ngành chế biến thủy sản thì không thể bố trí chỗ ở cho công nhân ngay tại nhà máy đông lạnh, thậm chí còn phải tách biệt với khu chế biến để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Hơn nữa, từ trước tới nay phần lớn lao động của các nhà máy chế biến thủy sản là người dân địa phương nên vẫn đi về trong ngày, ít trường hợp có nguyện vọng, nhu cầu ở lại khu nhà của công ty.

Không chỉ có vậy, để chuẩn bị cho kịch bản “3 tại chỗ”, không phải ngày một ngày hai mà cần có thời gian chuẩn bị, sắp xếp, thay đổi về phương án sản xuất cũng như tài chính. Mặt khác, một số công ty với lực lượng lao động lớn thì việc bố trí nơi ăn, ở, nghỉ ngơi, vệ sinh… cùng lúc cho hàng nghìn công nhân tại nơi làm việc là điều không thể.

"Những doanh nghiệp không thể bố trí được “3 tại chỗ” hay “1 cung đường - 2 địa điểm” thì buộc phải tạm đóng cửa nhà máy, cho công nhân nghỉ việc, vẫn trả lương", VASEP cho biết.

Vắc xin là thứ quan trọng nhất lúc này

Trước kia, doanh nghiệp nơm nớp nỗi lo chi phí nguyên vật liệu tăng, nay họ lại còn lo thêm chi phí ăn ở, sinh hoạt, phụ cấp cho người lao động ở lại làm việc “3 tại chỗ”. Trong khi công suất chế biến, lượng hàng mua - xuất đều giảm thì nhiều chi phí khác cũng tăng theo.

"Chi phí điện trên mỗi kg sản phẩm, bao bì, phí xét nghiệm cho công nhân, tài xế vận chuyển hàng, chi phí logistic, cước vận tải biển tăng từ 5-7 lần… khiến chúng tôi không thể xoay xở nổi", các doanh nghiệp phản ánh.

Doanh nghiệp thủy sản lo phá sản, “ngóng” vắc xin Covid-19
Được tiêm vắc xin là điều mà cộng đồng doanh nghiệp thủy sản mong mỏi và cần nhất ngay lúc này

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng từ Covid-19, nhiều nhà máy bao bì, dịch vụ, nguyên vật liệu phụ trợ cũng bị đóng cửa. Các doanh nghiệp thủy sản lại tiếp tục đôn đáo tìm các nhà cung cấp thay thế nhưng hầu hết đều đàm phán kéo dài thời gian giao hàng.

Sau khi thực hiện “3 tại chỗ”, các doanh nghiệp tiếp tục xoay xở, cân đối tài chính; thay đổi, sắp xếp kế hoạch sản xuất theo thứ tự ưu tiên cho từng đối tượng khách hàng, từng đơn hàng, tận dụng tối đa hàng trong kho… nhưng vẫn không ít khách hàng, nhà nhập khẩu đòi hủy đơn hàng, bồi thường vì giao hàng trễ.

Chính vì vậy, điều mong mỏi của lãnh đạo các doanh nghiệp thủy sản lúc này không phải là tăng trưởng bao nhiêu mà là công nhân, người lao động được tiêm vắc xin càng sớm càng tốt.

"Doanh nghiệp đang cầm cự sao cho cả nghìn công nhân không bị thất nghiệp. Chỉ cần doanh nghiệp chết sẽ kéo theo cả chuỗi (ngân hàng, nông ngư dân…) cùng chung số phận", đại diện một công ty xuất khẩu cá tra chia sẻ.

Trước những lo ngại trên, VASEP đề nghị đưa lực lượng lao động ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản vào đối tượng ưu tiên được tiêm vắc xin ngừa Cvodi-19. Đó cũng là điều mà cộng đồng doanh nghiệp thủy sản mong mỏi và cần nhất ngay lúc này.

Theo VASEP, hiện nay, toàn ngành thủy sản Việt Nam có hơn 4 triệu lao động trên toàn chuỗi, riêng khu vực chế biến là hàng trăm nghìn lao động, tập trung phần lớn tại Đồng bằng Sông Cửu Long, miền Nam và Nam Trung Bộ. Nhiều nhà máy sử dụng từ 500-3.000 lao động, thậm chí có nơi sử dụng 5.000-10.000 người, mật độ lao động cao.

Hơn nữa, ngành thủy sản cũng là một ngành kinh tế đặc thù của đất nước vì đang góp phần đảm bảo việc làm và sinh kế cho nông, ngư dân tại nhiều địa phương, đóng góp quan trọng về kim ngạch xuất khẩu của đất nước với khoảng 8,5-8,8 tỷ USD/năm trong 3 năm trở lại đây.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam đang trở nên nghiêm trọng và ngày càng có dấu hiệu phức tạp, đặc biệt tại các khu công nghiệp và các nhà máy có sử dụng nhiều lao động. Đây thực sự đang là mối lo lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế nói chung, đến sự tồn tại của các doanh nghiệp và việc làm, đời sống người lao động, đặc biệt với các ngành và các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như thuỷ sản.

Trước những bài học đã từng xảy ra ở một số địa phương, khu công nghiệp, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản càng nâng cao cảnh giác vì khi một công ty bị giãn cách, cách ly không sản xuất từ 14-21 ngày thì coi như kế hoạch sản xuất, kinh doanh một năm tan vỡ, hậu quả vô cùng to lớn.

"Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản và người lao động bị mất việc làm. Nếu rủi ro, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế cũng như uy tín ngành hàng của Việt Nam", VASEP đánh giá.

Đọc thêm

Kon Tum: Công nhận xã Đăk Ang đạt chuẩn Nông thôn mới Nông thôn mới

Kon Tum: Công nhận xã Đăk Ang đạt chuẩn Nông thôn mới

TTTĐ - Chiều 2/7, tại xã Đăk Ang, Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Ngọc Hồi tổ chức lễ công bố quyết định của UBND tỉnh Kon Tum về việc công nhận xã Đăk Ang đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023.
6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam Doanh nghiệp

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc, gồm: CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion và ngân hàng KDB.
Hàng không đóng vai trò cầu nối quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc Doanh nghiệp

Hàng không đóng vai trò cầu nối quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc

Sáng 3/7, tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ kỷ niệm 30 năm đường bay thẳng và chào đón hành khách thứ 15 triệu trên đường bay Việt Nam - Hàn Quốc của hãng hàng không Vietnam Airlines.
Thử tài phá lưới trên App HDBank, nắm cơ hội đến Châu Âu sống trọn mùa Euro 2024 Doanh nghiệp

Thử tài phá lưới trên App HDBank, nắm cơ hội đến Châu Âu sống trọn mùa Euro 2024

TTTĐ - Với chương trình khuyến mãi đặc biệt mùa Euro 2024, HDBank dành tặng cơ hội vi vu Châu Âu 9 ngày 8 đêm cho 2 người để sống trọn trong những khoảnh khắc của giải bóng đá hấp dẫn hàng đầu khi giao dịch trên ứng dụng (app) HDBank.
Hàng loạt hoạt động hướng tới 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thạch Thất Nông thôn mới

Hàng loạt hoạt động hướng tới 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thạch Thất

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Thạch Thất (13/7/1954- 13/7/2024), địa phương đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa. Buổi lễ chính thức sẽ diễn ra vào tối 12/7, cùng với lễ gắn biển công trình vườn hoa Phùng Khắc Khoan.
Vincom Retail liên tiếp nhận 2 giải thưởng danh giá Doanh nghiệp

Vincom Retail liên tiếp nhận 2 giải thưởng danh giá

TTTĐ - Vincom Retail vừa tiếp tục bổ sung vào “bộ sưu tập” giải thưởng 2 chứng nhận danh giá, khẳng định vị thế dẫn đầu ngành bất động sản bán lẻ Việt Nam.
Huyện Đan Phượng nỗ lực hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Đan Phượng nỗ lực hoàn thành tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Huyện Đan Phượng đã tiến hành đánh giá 9 tiêu chí theo Bộ tiêu chí Quốc gia huyện Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, Đan Phượng đã đạt 9/9 tiêu chí, đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền công nhận “Huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao”.
Thủ tướng mong muốn Samsung coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất chiến lược Doanh nghiệp

Thủ tướng mong muốn Samsung coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất chiến lược

Sáng 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Lee Jae Yong, Chủ tịch tập đoàn Samsung.
500.000 khách hàng đã xác thực khuôn mặt thành công trên ACB ONE Doanh nghiệp

500.000 khách hàng đã xác thực khuôn mặt thành công trên ACB ONE

TTTĐ - Từ đầu tháng 6/2024, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã tiên phong triển khai xác thực khuôn mặt thành công cho 500.000 khách hàng qua ứng dụng Ngân hàng số ACB ONE, nhằm giúp tăng cường bảo mật tài khoản và bảo vệ các giao dịch trực tuyến giá trị lớn.
Trúng vàng cực nhàn với thẻ trả góp Muadee by HDBank Doanh nghiệp

Trúng vàng cực nhàn với thẻ trả góp Muadee by HDBank

TTTĐ - Nhanh tay mở thẻ, mua sắm cùng thẻ trả góp Muadee by HDBank để nhận ngay cơ hội trúng thưởng 1 lượng vàng SJC.
Xem thêm