Doanh nghiệp với sự thanh lọc nghiệt ngã của tự nhiên
Loạt giải pháp của ngành ngân hàng giúp người dân, doanh nghiệp qua cơn nguy nan “Kẻ thù” vô hình Covid-19 và cuộc chiến sinh tử với doanh nghiệp |
Điện mặt trời – “gà đẻ trứng vàng” từ sự đầu tư thông minh
Hiện phần lớn các doanh nghiệp hiện đang chìm trong khó khăn do các biện pháp hạn chế đi lại, phong tỏa kéo dài làm sản xuất kinh doanh đình trệ, chi phí tăng cao, thị phần thu hẹp, doanh thu sụt giảm, nguy cơ mất cân đối dòng tiền và dẫn đến phá sản.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 7 tháng năm 2021 có gần 79.700 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó vẫn có những đơn vị với chiến lược đúng, nỗ lực vượt bậc, không những chống chọi thành công mà còn vững bước trong đại dịch, Tập đoàn Sao Mai (Sao Mai Group, mã CK: ASM) là một trong số đó.
Là một tập đoàn đa ngành, không ngừng mở rộng hoạt động và thử thách ở lĩnh vực mới, năm 2017 khi điện mặt trời còn chưa phổ biến tại Việt Nam thì Sao Mai Group đã tiên phong đầu tư.
Bắt đầu là công trình nhà máy điện mặt trời áp mái công suất 1,07MWp đi vào hoạt động giữa năm 2017, lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Tiếp theo đó trong 2 năm 2019 và 2020, Sao Mai Group đã thần tốc đầu tư hoàn thành và phát điện thương mại (COD) Nhà máy điện mặt trời Sao Mai công suất 210MWp tại An Giang và Nhà máy điện mặt trời Europlast công suất 50MWp tại Long An.
Toàn bộ lượng điện sản xuất ra được EVN bao tiêu với giá mua điện cố định trong 20 năm, áp dụng đơn giá 9,35 uscent/kWh cho 154MWp COD vào tháng 6/2019 và 7,06 uscent/kWh cho 106MWp còn lại COD vào tháng 12/2020.
Nhà máy điện mặt trời Sao Mai, công suất 210MWWp tại Tịnh Biên - An Giang. (Ảnh: Sao Mai Group) |
Thực tế cho thấy hai nhà máy điện mặt trời là “gà đẻ trứng vàng” cho Sao Mai Group, mang đến nguồn thu ổn định và lợi nhuận ở mức cao. Trong đại dịch Covid-19, điều này càng thể hiện rõ hơn khi hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ khác gặp muôn vàn khó khăn thì điện mặt trời đã trở thành “ngôi sao” vì không phải bận tâm đầu vào, không lo lắng về đầu ra, không có rủi ro về thanh toán, quá trình quản lý vận hành đơn giản.
Hiệu quả hoạt động với tỷ suất lợi nhuận ròng luôn ở mức cao, không thấp hơn 40% doanh thu là con số đáng mơ ước đối với các ngành nghề khác. Lĩnh vực điện mặt trời mỗi năm đóng góp cho Sao Mai Group gần 1.000 tỷ đồng doanh thu và gần 400 tỷ đồng lợi nhuận.
Đó là chưa kể những lợi ích kinh tế thu về khi dự án du lịch dã ngoại khám phá điện mặt trời trong khuôn viên nhà máy của Sao Mai Group tại An Giang vừa mở cửa đón khách và dự án nông nghiệp dưới tấm pin sẽ được triển khai trong tương lai gần.
Nhưng việc dồn sức đầu tư vào hai nhà máy điện mặt trời tại An Giang và Long An cũng đem đến dư nợ tăng cao. Tuy nhiên, đây là khoản dư nợ mà bất cứ ai cũng muốn có, bởi không chỉ hiệu quả đáng thèm khát mà nó mang lại trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là giá trị sinh lời đột biến từ tài sản đầu tư.
Theo thông tin được biết, có nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã gợi ý muốn mua các hệ thống điện mặt trời của Sao Mai Group với giá hơn 500 triệu USD (trên 11.463 tỷ đồng) nhưng họ không có ý định bán. Chưa kể với vị trí đắt địa, quỹ đất đặt các nhà máy sẽ có giá trị tương lai sau 20 năm nữa chuyển đổi công năng là một con số khổng lồ đến mức nào.
Vững bước trong đại dịch
Một tin vui khác đến với Sao Mai Group, như một phần thưởng cho những bước đi đúng đắn của họ là ngày 29/7/2021 vừa qua, tập đoàn này đã nhận được khoản tiền 786.362.885 Yên (khoảng 167 tỷ đồng) do Chính phủ Nhật tài trợ thông qua việc giai đoạn 3&4 công suất 106MWp của Nhà máy điện mặt trời Sao Mai – An Giang tham gia vào chương trình JCM do Bộ Môi trường Nhật Bản quản lý, góp phần giảm phát khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong 17 năm.
Một góc Khu du lịch điện mặt trời Sao Mai - đứa con song sinh của nhà máy điện. (Ảnh: Sao Mai Group) |
Đây là nhà máy điện mặt trời mặt đất đầu tiên của Việt Nam nhận được khoản tài trợ theo chương trình JCM trong khi có rất nhiều dự án tại Việt Nam đang hoạt động nhưng không dược chọn. Điều đó càng cho thấy uy tín của Sao Mai Group trong lĩnh vực này.
Không chỉ điện mặt trời, các lĩnh vực kinh doanh khác của Tập đoàn Sao Mai cũng đang có những bước đi khá chắn chắn.
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, Nhà nước áp lệnh giãn cách, phong tỏa phần lớn thời gian của quý I và quý II/2021, việc kinh doanh bị cản trở và hàng loạt các chi phí đầu vào tăng cao nhưng theo báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng vừa công bố, doanh thu của Sao Mai Group vẫn đạt hơn 6.311 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 293 tỷ đồng.
Đây là những con số khá ấn tượng, ghi nhận những nỗ lực của Sao Mai Group trong tình cảnh các công ty cùng ngành có kết quả kinh doanh bết bát.
Ở lĩnh vực thủy sản, khi làn sóng dịch lần thứ 4 ập đến, Sao Mai Group từ rất sớm đã chuẩn bị chu đáo, an toàn và thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” thành công cho tất cả các công ty thành viên trong cụm công nghiệp Sao Mai tại tỉnh Đồng Tháp.
Vì vậy mà đến nay, chuỗi thủy sản khép kín của tập đoàn vẫn đang hoạt động ổn định, không chỉ giữ vững mà còn có cơ hội gia tăng lượng khách hàng và mở rộng thị phần. Ngoài ra, còn đảm bảo thu nhập và đời sống cho cán bộ, công nhân viên.
Đối với lĩnh vực bất động sản, bên cạnh những “bội thu” do các đợt sốt đất từ đầu năm đến nay thì để chuẩn bị cho kế hoạch sắp tới, Sao Mai Group đã tranh thủ “gom quỹ đất khủng” khắp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và phía Bắc, điển hình là hàng loạt các dự án bất động sản tầm cỡ tại An Giang, TP Cần Thơ, Thanh Hóa được tập đoàn này hoàn thành giải phóng mặt bằng mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được.
Hiện Sao Mai Group đang khẩn trương thực hiện thủ tục chuyển mục đích và tính tiền sử dụng đất. Đây là nền tảng cho những đợt “ra hàng” dự kiến đem đến doanh thu và lợi nhuận cực lớn cho tập đoàn trong năm 2022.
Đại dịch Covid-19 đang tàn phá đời sống kinh tế xã hội của chúng ta nhưng dưới góc nhìn lạc quan, có thể xem nghịch cảnh này tạo điều kiện để mỗi người trui rèn bản lĩnh, nâng cao năng lực đối phó với thách thức của cuộc đời.
Nhiều ý kiến nói rằng khủng hoảng dịch bệnh hiện nay sẽ góp phần sàng lọc mạnh mẽ những đơn vị có sự thích ứng thấp và "sức đề kháng" yếu. Và khi đại dịch kết thúc cũng là lúc những doanh nghiệp còn sót lại sẽ có đầy đủ “kháng thể mạnh” để “miễn nhiễm” trước những phong ba bão táp, có sức sống mãnh liệt và tạo ra hào khí mới.