Tag

“Dòng chảy” chuyển đổi số tại Co-opBank

Kinh tế 29/10/2024 17:06
aa
TTTĐ - Từ thực tế triển khai chuyển đổi số tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (Co-opBank) cho thấy: chuyển đổi số không đơn thuần chỉ là áp dụng, tích hợp công nghệ mới vào quy trình hoạt động mà còn là sự thay đổi mang tính hệ thống trong tư duy và phương thức vận hành. Đó là một “dòng chảy” mạnh mẽ, liên tục cải tiến và sáng tạo, nhằm tạo ra những giá trị bền vững, nâng cao trải nghiệm khách hàng và góp phần vào sự phát triển toàn diện của Co-opBank cũng như của các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND).
Ứng dụng AI vào công việc: Co-opBank trang bị kỹ năng số cho đội ngũ nhân viên Co-opBank Chi nhánh Sóc Trăng thông báo thay đổi địa điểm Phòng Giao dịch Cà Mau Co-opBank tổ chức Chương trình đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho nhà quản lý

Chuyển đổi số & quá trình hiện đại hóa toàn hệ thống Co-opBank

Ngày 11/5/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định 810/QĐ-NHNN về phê duyệt “Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Theo đó, mục tiêu tổng quát về chuyển đổi số ngành Ngân hàng được xác định gồm 2 mục tiêu cốt lõi.

Một là, đổi mới toàn diện hoạt động quản lý của NHNN theo hướng hiện đại, trên cơ sở ứng dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chỉ số về chuyển đổi số của Chính phủ.

Hai là, phát triển các mô hình ngân hàng số, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện, phát triển bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ.

Thực hiện theo Quyết định 810/QĐ-NHNN, Co-opBank đã ban hành Quyết định 96A/QĐ-NHHT phê duyệt chiến lược chuyển đổi số và công nghệ thông tin đến năm 2025, định hướng đến năm 2023. Đồng thời, Co-opBank đã quyết liệt, triệt để chuyển đổi số toàn diện cả về con người, quy trình và công nghệ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hiện đại hóa toàn hệ thống Co-opBank.

Co-opBank quyết liệt, triệt để chuyển đổi số toàn diện cả về con người, quy trình và công nghệ
Co-opBank quyết liệt, triệt để chuyển đổi số toàn diện cả về con người, quy trình và công nghệ

Về con người, Co-opBank có kế hoạch dài hạn trong đào tạo, phát triển kỹ năng số cho nhân viên để thích nghi với môi trường số và luôn thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo, phục vụ khách hàng. Co-opBank xác định: QTDND và khách hàng là trung tâm chuyển đổi số.

Co-opBank đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai Chiến lược công nghệ thông tin và chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 249/2021/QĐ-NHHT ngày 27/09/2021. Đồng thời, đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số và công nghệ thông tin đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Về quy trình, Co-opBank nỗ lực cải tiến và tối ưu hóa các quy trình kinh doanh, vận hành… để tăng cường hiệu quả và tối ưu hóa chi phí. Quá trình số hóa, tự động hóa các quy trình thủ công và tích hợp hệ thống thông tin đã thực sự giúp toàn hệ thống Co-opBank cải thiện sự liên kết, phối hợp.

Về công nghệ, Co-opBank luôn chú trọng đầu tư cho chuyển đổi số gắn với đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật các hệ thống thông tin cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Đây cũng là xu thế phát triển chung của Co-opBank và cả hệ thống QTDND trên toàn quốc.

Ngoài việc đầu tư các trang thiết bị mạng, bảo mật, hạ tầng công nghệ thông tin tại Trung tâm dữ liệu và Trụ sở chính, Co-opBank cũng rất chú trọng việc thường xuyên nâng cấp hạ tầng mạng, an ninh bảo mật, hạ tầng công nghệ thông tin tại các chi nhánh, phòng giao dịch trong toàn hệ thống Co-opBank.

Với định hướng chuyển đổi số toàn diện, Co-opBank đã từng bước ra mắt các sản phẩm tiện ích, giải quyết triệt để các “bài toán” nhu cầu của khách hàng, của các QTDND. Co-opBank đã từng bước kiến tạo nên một hệ sinh thái số với các sản phẩm đa dạng như: ngân hàng điện tử; ứng dụng mobile; ứng dụng dành riêng cho QTDND, khách hàng tổ chức; hệ thống khởi tạo từ xa cho QTDND; thẻ chip; dịch vụ định danh khách hàng; định danh tài khoản; định danh Alias; ủy thác trả lương qua tài khoản tiền gửi thanh toán; tài khoản số đẹp, v.vv..

Để đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của các QTDND, khách hàng, Co-opBank sắp tới sẽ tập trung vào việc phát triển hệ thống CRM (quản lý quan hệ khách hàng). Với hệ thống CRM, Co-opBank hướng tới đem tới trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt hơn, đồng thời tối ưu hóa quy trình quản lý thông tin, dịch vụ.

Hợp tác cùng QTDND triển khai hệ thống tài chính toàn diện

Với vai trò là ngân hàng của các QTDND, Co-opBank luôn nỗ lực đóng góp tích cực vào việc bảo đảm an toàn và hỗ trợ phát triển hệ thống QTDND. Co-opBank đã thực hiện hiệu quả vai trò cung cấp nguồn vốn kịp thời cho các QTDND hoạt động ổn định, chủ động hợp tác với các QTDND triển khai hệ thống tài chính toàn diện, thông qua đó, giúp các QTDND mạnh mẽ chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Co-opBank là đầu mối cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, cung cấp hệ sinh thái số tiện ích cho các QTDND. Thực tế thời gian vừa qua, dự án Ngân hàng điện tử CF-eBank đã được triển khai tích cực, kết nối thanh toán cho các QTDND và cung cấp dịch vụ thanh toán nhanh chóng đến khu vực nông thôn. Hiện nay, hệ thống giao dịch của Co-opBank đã tăng lên 997 điểm, bao gồm 32 chi nhánh, 66 phòng giao dịch và 899 QTDND.

Hệ thống CF-eBank đang ngày càng khẳng định vị thế với sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng và hiệu quả giao dịch tại các QTDND. Co-opBank đã đầu tư phát triển các dịch vụ ứng dụng công nghệ tiên tiến, gia tăng tiện ích cho hệ thống, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các QTDND thành viên, cũng như thu hút thêm các QTDND mới tham gia mạng lưới chuyển tiền.

Co-opBank và các QTDND đang dần cộng hưởng trong “dòng chảy” chuyển đổi số
Co-opBank và các QTDND đang dần cộng hưởng trong “dòng chảy” chuyển đổi số

Không dừng lại ở đó, Co-opBank còn đồng hành với QTDND trong việc chuyển đổi số bằng cách miễn nhiều loại phí cho các thành viên tham gia hệ thống thanh toán, như: Phí tham gia, duy trì và bảo dưỡng hệ thống; phí thường niên; phí quản lý tài khoản; phí cung cấp sao kê tài khoản định kỳ hàng tháng; phí thấu chi tài khoản thanh toán... Ngân hàng cũng tiếp tục áp dụng miễn toàn bộ phí giao dịch thanh toán chuyển tiền cho các QTDND thành viên nhằm thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như giao dịch chuyển tiền nhanh 24/7; giao dịch chuyển tiền đi trong/ngoài hệ thống; điện tra soát, điện yêu cầu hoàn trả...

Co-opBank đồng hành cùng các QTDND quảng bá CF-eBank, cung cấp các ấn phẩm quảng cáo miễn phí và tư vấn nghiệp vụ, kỹ thuật cho các QTDND. Điều này giúp thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, khuyến khích các giao dịch nhanh chóng và an toàn.

Thực tế hợp tác giữa Co-opBank và các QTDND trong triển khai hệ thống tài chính toàn diện cho thấy: Sự hợp tác chặt chẽ giữa Co-opBank và các QTDND đã giúp các QTDND tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí, đồng thời đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, giúp QTDND chủ động hơn trong thực hiện giao dịch mọi lúc mọi nơi. Co-opBank và các QTDND đang dần cộng hưởng trong “dòng chảy” chuyển đổi số, dần thay đổi cách thức hoạt động từ cung cấp các sản phẩm tín dụng truyền thống sang việc tích hợp các giải pháp tài chính hiện đại.

Những chuyển biến tích cực này không chỉ giúp hệ thống QTDND phát triển bền vững mà còn góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế địa phương, kinh tế đất nước, mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng, cho người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng số hiện đại, tiện ích.

Trong nỗ lực phát triển Co-opBank, chuyển đổi số thực sự đã đóng vai trò cốt lõi, nền tảng, giúp Co-opBank hiện đại hóa toàn hệ thống. Chuyển đổi số tại Co-opBank thời gian vừa qua không chỉ đơn thuần là áp dụng công nghệ mới, quy trình mới mà còn là đổi mới văn hóa, tư duy số, phát triển con người số để thích nghi với những thay đổi nhanh chóng và yêu cầu từ khách hàng, từ các QTDND.

Chuyển đổi số tại Co-opBank và những con số ấn tượng (Số liệu đến ngày 30/9/2024)

- Gần 5 triệu giao dịch chuyển tiền nhanh Napas247 trong 9 tháng đầu năm, tăng gấp 187 lần so với thời điểm trước khi thực hiện chuyển đổi số.

- Hơn 112.961 tỷ đồng giá trị giao dịch chuyển tiền nhanh Napas 247, tăng 157 lần so với thời điểm trước khi chuyển đổi.

- Đạt 87% tỷ trọng số lượng giao dịch trên kênh số.

- 441.078 tài khoản thanh toán, tăng hơn 324% so với cuối năm 2021. Trong số này, tài khoản từ cán bộ, thành viên và khách hàng do Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) giới thiệu chiếm 172.729 tài khoản.

- Hơn 349.000 khách hàng, trong đó hơn 111.000 khách hàng là cán bộ nhân viên, thành viên của QTDND đăng ký dịch vụ Co-opBank Mobile Banking và được đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu về: chuyển tiền, thanh toán, gửi tiết kiệm, trả nợ vay, v.vv..

- 2.332 tỷ đồng số dư Casa tài khoản thanh toán (số dư tiền gửi không kỳ hạn), tăng 193% so với trước khi Co-opBank thực hiện chuyển đổi số.

Đọc thêm

Khai xuân trúng vàng khi gửi tiết kiệm tại PGBank Thị trường - Tài chính

Khai xuân trúng vàng khi gửi tiết kiệm tại PGBank

TTTĐ - Tâm lý chung của người Việt Nam mỗi dịp năm hết Tết đến thường gắn liền với mong muốn khai xuân thuận lợi, suôn sẻ và tràn ngập niềm vui.
Dấu ấn quản trị trong sự phục hồi vượt bậc của Petrovietnam Doanh nghiệp

Dấu ấn quản trị trong sự phục hồi vượt bậc của Petrovietnam

TTTĐ - Từ năm 2020 đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã có bước phục hồi và tăng trưởng ngoạn mục từ cuộc khủng hoảng có thể nói là lớn nhất trong lịch sử. Thành quả đó gắn liền với các giải pháp quản trị sáng tạo, độc đáo, tiên phong đã được triển khai áp dụng, đi vào thực tiễn đời sống sản xuất, kinh doanh suốt giai đoạn này.
Grab tung chương trình ưu đãi đặc biệt Thị trường - Tài chính

Grab tung chương trình ưu đãi đặc biệt

TTTĐ - Tiếp tục hiện thực hóa cam kết mang các dịch vụ số tiện lợi và đáng tin cậy đến với ngày càng nhiều người Việt Nam, Grab triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cho người dùng sử dụng dịch vụ Grab tại thành phố Huế.
Vedan Việt Nam xây tiếp 3 ngôi nhà mơ ước tại tỉnh Đồng Nai Doanh nghiệp

Vedan Việt Nam xây tiếp 3 ngôi nhà mơ ước tại tỉnh Đồng Nai

TTTĐ - Để mang lại 1 cái Tết trọn vẹn hơn, trong những ngày cuối năm 2024, Công ty CPHH Vedan Việt Nam phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) huyện Tân Phú trao tặng 2 căn nhà tình thương và cùng Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh Đồng Nai trao tặng 1 căn nhà Quân - Dân cho các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
SHB nhận tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2024 Doanh nghiệp

SHB nhận tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2024

TTTĐ - Với những thành tích xuất sắc trong hoạt động kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, SHB được UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen tại Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2024.
Agribank vinh dự Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024 Kinh tế

Agribank vinh dự Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024

TTTĐ - Agribank vừa vinh danh Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024. Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh các doanh nghiệp mạnh, có quy mô, uy tín trên thị trường, hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
PVcomBank xuất sắc lọt Top 100 Sao Vàng đất Việt 2024 Doanh nghiệp

PVcomBank xuất sắc lọt Top 100 Sao Vàng đất Việt 2024

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa được vinh danh Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024. Đây là một trong những giải thưởng danh giá nhất dành cho các thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam, ghi nhận những nỗ lực không ngừng của PVcomBank trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại và khẳng định vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng.
WorldFirst hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường quốc tế qua thương mại điện tử Doanh nghiệp

WorldFirst hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường quốc tế qua thương mại điện tử

TTTĐ - Trong những năm gần đây, thương mại điện tử được xác định là một động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế số Việt Nam, đóng góp vào sự đa dạng hóa của thị trường và các mặt hàng xuất khẩu.
Năm 2024, kinh tế - xã hội Bình Dương phát triển ổn định Thị trường - Tài chính

Năm 2024, kinh tế - xã hội Bình Dương phát triển ổn định

TTTĐ - Chiều 25/12, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Ông Nguyễn Lộc Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và bà Trương Thị Bích Hạnh, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì cuộc họp.
Đặc sản, sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ về Thủ đô Nông thôn mới

Đặc sản, sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ về Thủ đô

TTTĐ - Với nhiều sản phẩm như: Miến dong Cao Bằng, cốm Mễ Trì, cam Cao Phong, chè shan tuyết Hà Giang, gốm, sừng mỹ nghệ... Phiên chợ đặc sản, hàng quà tặng, thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Hà Nội đã thu hút sự chú ý của nhiều người tiêu dùng, kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm.
Xem thêm