Hà Nội không nợ đọng xây dựng cơ bản trong Nông thôn mới
Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2024, thành phố Hà Nội không có nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc chương trình này.
Theo báo cáo UBND thành phố Hà Nội, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình xây dựng Nông thôn mới từ năm 2021 đến năm 2024 trên địa bàn thành phố là 86.807 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố là 36.687 tỷ đồng, chiếm 42,3%; ngân sách huyện là 43.842 tỷ đồng, chiếm 50,5%; ngân sách xã là 2.264 tỷ đồng, chiếm 2,6% và vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước là 4.012,7 tỷ đồng, chiếm 4,6%.
Ngoài ra, năm 2024, ngân sách thành phố còn ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội 800 tỷ đồng để hỗ trợ cho vay thực hiện Chương trình số 04 của Thành ủy. Với việc phân bổ nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp cho các dự án thuộc Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, đến 31/12/2024, thành phố Hà Nội không có nợ đọng xây dựng cơ bản giai đoạn 2021 - 2024 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
![]() |
Trong giai đoạn 2021 - 2024, thành phố Hà Nội không có nợ đọng xây dựng cơ bản thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. |
Trước đó, thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Theo đó, tính đến nay, thành phố đã hoàn thành 8/8 tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 321. Cụ thể, thành phố đã có 100% số huyện đạt chuẩn Nông thôn mới; 100% số thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới. Đối với tiêu chí “có ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao” (tương ứng 4 huyện), đến nay, Hà Nội đã có 5 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, gồm: Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Oai.
Thành phố Hà Nội có 229/382 xã (đạt 60% số xã) đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao, bảo đảm tiêu chí “có ít nhất 40% số xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao” theo Quyết định số 321 của Thủ tướng Chính phủ.
Có thể thấy rằng, chương trình xây dựng Nông thôn mới đã tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện từ đời sống, văn hoá, kinh tế và an sinh xã hội. Năm 2024, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn toàn thành phố đạt 95,25%, tăng 5,15% so với năm 2020; tỷ lệ thôn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu thôn, làng văn hóa là 95,4%, tăng 33,4% so với năm 2020.
Tỷ lệ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa năm 2024 là 95%, tăng 5,8% so với năm 2020; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 98,3%, tăng 2,46% so với năm 2020; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 74,25%, tăng 2,75 so với năm 2020; tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 54%, tăng 3,5% so với năm 2020.
Công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh nông thôn được giữ vững. Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (theo giá hiện hành) năm 2024 đạt 66.373 tỷ đồng, tăng 12,35% so với năm 2023. Xuất khẩu nông, lâm sản vượt ngưỡng 2 tỷ USD (đạt 2 tỷ 024 triệu USD), trong đó, mặt hàng nông sản, thực phẩm đạt 1,463 tỷ USD, tăng 33,8% so với năm 2023.
Tại hội nghị, 40/40 thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia thành phố Hà Nội tiến hành bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024. Căn cứ kết quả kiểm phiếu, Hà Nội đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền xét, công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024”.
Tin liên quan
Đọc thêm

Đồng Nai thêm 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Trồng mít Thái hiệu quả nhờ NPK Cà Mau công nghệ Poly Phosphate

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Huyện Sóc Sơn có thêm 7 xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố

Phát triển du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn
