Đồng Nai: Hơn 600 lọ mỹ phẩm Mai Thảo Mộc bị tiêu hủy
![]() |
Mỹ phẩm Mai Thảo Mộc bị đình chỉ lưu hành và buộc tiêu hủy do không đảm bảo chất lượng, không an toàn cho người sử dụng
Bài liên quan
Bất chấp thanh tra, TMV She Beauty vẫn tiếp tục hoạt động “chui” không phép?
Đồng Nai: Đình chỉ và thu hồi mỹ phẩm “Mai Thảo Mộc Nature Cosmetic” vì không đảm bảo chất lượng
Công ty TNHH Trang Bon “thổi phồng” thực phẩm như thuốc trị bệnh, lừa dối người dùng.
Sở Y tế Hà Nội sẽ sớm vào cuộc kiểm tra sản phẩm thảo mộc vệ sinh Mộc Linh
Theo kết quả kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai cho biết, tại thời điểm kiểm tra, Công ty TNHH Dịch vụ Mai Mai Phương (có địa chỉ: Số 45H, tổ 41, KP9, phường Tân Phong, TP Biên Hòa) là địa điểm phân phối sản phẩm mỹ phẩm Mai Thảo Mộc. Sản phẩm này có số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm số 133/2019/CBMP-ĐN, do Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cấp ngày 6/5/2019.
Tại buổi làm việc với Đoàn Thanh tra Sở Y tế, ông Mai Cao Sơn – Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH TM Dịch vụ Mai Mai Phương trình bày, công ty được ủy quyền phân phối sản phầm Mai Thảo Mộc cho Công ty TNHH Sản xuất TM MP Ngô Thanh Phú (địa chỉ: Số 01, đường 19A, KCN Biên Hòa 2, phường An Bình, TP Biên Hòa). Tuy nhiên, trên thực tế thì sản phẩm này lại được sản xuất tại địa chỉ số 12 đường Nguyễn Công Trứ, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Sau đó, sản phẩm được vận chuyển vào Công ty TNHH TM Dịch vụ Mai Mai Phương để tiêu thụ và đã bán ra thị trường được hơn 2.000 sản phẩm. Hiện công ty đã thu về được 612 lọ từ các đại lý phân phối trả về.
Sau khi tiếp nhận thông tin về vụ việc, ngày 19/8/2019, Thanh tra Sở Y tế Đồng Nai đã tiến hành lập Biên bản vi phạm hành chính số 49/BB-VPHC và ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Dịch vụ Mai Mai Phương với số tiền 70 triệu đồng, về hành vi: “Sản xuất mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, không an toàn cho người sử dụng theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 50, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, ngày 28/8, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tiếp tục ban hành Quyết định số 1175/QĐ-SYT về việc đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn địa bàn tỉnh đối với sản phẩm mỹ phẩm Mai Thảo Mộc Natural Cosmetic.
Cũng theo kết luận của Thanh tra Sở Y tế, sản phẩm mỹ phẩm Mai Thảo Mộc Natural Cosmetic không đảm bảo chất lượng, không an toàn cho người sử dụng theo quy định. Chính vì vậy, cơ sở phải chấm dứt ngay việc phân phối sản phẩm ra thị trường và tiến hành thu hồi sản phẩm ở các đại lý. Sau đó, Công ty phải tự tiến hành tiêu hủy toàn bộ sản phẩm đã thu hồi trước ngày 15/9. Khi tiến hành tiêu hủy những sản phẩm trên phải có sự giám sát của Sở Y tế.
Theo tìm hiểu của phóng viên được biết, thương hiệu mỹ phẩm Mai Thảo Mộc đang được rất nhiều đơn vị phân phối, đại lý bán hàng quảng cáo có tác dụng được “thổi phồng” như thuốc, điều trị tất cả các loại mụn, nám... Tuy nhiên, theo quy định các từ mang ý nghĩa chữa cho khỏi như “trị”, “điều trị”, “chữa trị” không được chấp nhận trong việc công bố tính năng cũng như đặt tên sản phẩm mỹ phẩm. Ngoài ra, Phụ lục số 03-MP của Thông tư 06/2011/TT-BYT cũng nêu rõ: “Sản phẩm mỹ phẩm không được thể hiện như một sản phẩm để chữa bệnh hoặc phòng bệnh cho người”.
Tuy nhiên, thời gian qua, trên nhiều website vẫn đang quảng cáo sản phẩm Mai Thảo Mộc như một loại thuốc chữa bệnh. Thậm chí, ngay cả trên bao bì sản phẩm, nhà sản xuất vẫn không quên ghi luôn cả dòng chữ “đặc trị mụn – phục hồi da”, khiến nhiều người lầm tưởng sản phẩm này là thuốc.
Đáng chú ý, trên vỏ bao bì thành phần của sản phẩm ghi khá ngắn gọn: “Chiết xuất từ 9 loại thảo mộc thiên nhiên, được sắc nấu theo bài thuốc Nam gia truyền”. Điều này đã “lộ” ra nhiều “góc khuất” của sản phẩm. Trước hết là về ghi nhãn mác sản phẩm không theo quy định tại Thông tư 06/2011 của Bộ Y tế; Thứ hai “lộ” nghi vấn sản phẩm này có thể được sản xuất bằng hình thức thủ công “sắc nấu”, mà không phải sản xuất theo dây chuyền hiện đại, đạt chuẩn CGMP - ASEAN?
Theo một chuyên gia về mỹ phẩm nhận định: Có một thực tế, hiện nay trên thị trường, bên cạnh những hãng mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định pháp luật, vẫn còn rất nhiều mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng, nhưng vẫn “lách luật” để bán hàng ra thị trường. Bênh cạnh đó, tình trạng nhiều đơn vị gia công, sản xuất mỹ phẩm không đủ điều kiện, nhưng vẫn “tự biên, tự diễn” để sản xuất.
Do đó, với những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường cho người sử dụng. Vì vậy, trước khi lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp, an toàn, thì người tiêu dùng cũng nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc sản phẩm, thương hiệu sản phẩm của công ty đó.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết trên địa bàn

Cứu sống bệnh nhân sốc thuốc huyết áp bằng kỹ thuật ECMO

Quảng cáo “lố”, Viện thẩm mỹ Lavender by Chang tiếp tục bị xử phạt

Siết chặt kiểm tra mỹ phẩm trên các sàn TMĐT và mạng xã hội

Giám sát thực hiện các quy định pháp luật trong khám chữa bệnh

Hà Nội triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện

Ngành Y tế cam kết triển khai bệnh án điện tử trước 30/9/2025

Phát động các chiến dịch tương tác về phòng, chống dịch bệnh

Cấp cứu cô gái trẻ sốc nhiễm khuẩn, biến chứng viêm phổi cấp
