Tag

Đợt dịch Covid-19 thứ 4 sẽ kéo dài hơn trước, tác động trên diện rộng

Sức khỏe 16/07/2021 19:01
aa
TTTĐ - Sáng 16/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế đã chủ trì hội nghị giao ban trực tuyến công tác phòng chống dịch toàn quốc. Hội nghị kết nối đến gần 130 điểm cầu trong cả nước.
Bảo đảm an toàn thực phẩm cho người lao động, cán bộ tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 Đà Nẵng: 18 trường hợp mắc Covid-19 mới liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại Công ty Việt Hoa Tin tức giải trí mới nhất ngày 16/7: Diễn viên Việt Anh ủng hộ toàn bộ số tiền thưởng "Ai là triệu phú" cho Quỹ Vaccine Covid-19 Sáng 16/7 ghi nhận 1.438 trường hợp mắc Covid-19, riêng TP HCM có 1.071 ca

Việc thực hiện Chỉ thị 16 tại một số nơi chưa triệt để

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong thời gian qua nhiều biện pháp phòng chống dịch quyết liệt đã được triển khai. Tuy nhiên, tại một số địa phương, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ đang đối mặt với sự bùng phát dịch Covid-19 hết sức phức tạp. Những ngày tới có thể gia tăng nhiều trường hợp mắc mới, có nhiều trường hợp sẽ có khả năng tử vong trong thời gian.

Bộ trưởng nhận định: “Đợt dịch này sẽ kéo dài hơn so với các đợt dịch trước, gây tác động trên diện rất rộng, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống, phát triển kinh tế xã hội nhất là các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam”.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chủ trì hội nghị trực tuyến.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long chủ trì hội nghị trực tuyến

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế: "Các đợt dịch trước chỉ một đến một tháng rưỡi là kết thúc. Biến chủng Delta lây lan nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần so với các đợt dịch trước. Do tốc độ bám dính của biến chủng Delta đối với tế bào vật chủ, khả năng nhân lên nhanh với số lượng lớn dẫn đến việc phá huỷ tế bào, phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh trong thời gian ngắn. Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày chứ không phải 5 ngày như trước đây.

Vì vậy, dù chúng ta triển khai chống dịch quyết liệt, rất cố gắng, nhưng kết quả chưa được như mong muốn”, Bộ trưởng nói và dẫn chứng việc thực hiện Chỉ thị 16 tại một số địa phương được thực hiện chưa nghiêm túc, chưa đầy dủ, chưa quyết liệt, nhiều khi còn chần chừ, nấn ná.

Người dân đi lại vẫn nhộn nhịp, cửa hàng siêu thị vẫn mở dù Chỉ thị 16 quy định chỉ mở các dịch vụ thiếu yếu như thực phẩm, thuốc men. Chợ vẫn họp đông thì không thể chấm dứt chuỗi lây nhiễm được. Các khu công nghiệp cũng chưa thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế.

Có địa phương chưa kiểm tra, chưa giám sát, chưa xét nghiệm, đặc biệt là tâm thế chuẩn bị cho tình hình dịch lan rộng kéo dài còn rất lần chần. Một số nơi vẫn còn trông chờ vào Trung ương, ngại mua sắm”, Bộ trưởng Bộ Y tế thẳng thắn.

Vì thế, Bộ trưởng đề nghị các địa phương đánh giá, rà soát lại các kịch bản đã đưa ra, chuẩn bị cho tình hình dịch phức tạp hơn.

Những thay đổi về chiến lược cách ly, xét nghiệm và điều trị phù hợp với thực tiễn

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng thông tin có một số thay đổi cơ bản trong phòng chống dịch hiện nay.

Về vấn đề cách ly. Cụ thể giảm thời gian cách ly, dù có rủi ro nhưng chấp nhận rủi ro ở mức thấp; Đồng thời thí điểm cách ly F1 tại nhà, có thể áp dụng theo hướng dẫn của Bộ Y tế nếu đảm bảo các tiêu chí, thay đổi trong xét nghiệm.

Về xét nghiệm, trước đây chủ yếu sử dụng xét nghiệm PCR là chính, giờ thay đổi sử dụng test nhanh là chính, để tối ưu hóa vấn đề xét nghiệm, trả kết quả nhanh, đưa F0 ra khỏi cộng đồng càng nhanh càng tốt. Lý do vì đặc tính virus phát tán mạnh, một người nhiễm, là cả gia đình và những người có tiếp xúc gần có thể bị nhiễm.

Quang cảnh cuộc họp trực tuyến.
Quang cảnh cuộc họp trực tuyến

Đặc biệt để tiết kiệm test nhanh, Bộ Y tế kiến nghị có thể gộp mẫu trong test nhanh, nhất là TP HCM nơi có tỷ lệ nhiễm cao, đặc biệt là khu vực có diễn biến phức tạp thì có thể sử dụng test nhanh gộp 3-5 mẫu trong một test.

Điều này vừa tiết kiệm vừa đảm bảo tốc độ, đảm bảo độ nhậy gần tương đương mẫu đơn. Dù vậy, Bộ trưởng lưu ý với vùng nguy cơ cao không nên gộp quá nhiều mẫu test nhanh chỉ nên gộp tối đa là 5.

Về điều trị bệnh nhân Covid-19, Bộ truỏng Nguyễn Thanh Long thông tin, trước thực tế phòng chống dịch hiện nay, Bộ Y tế đã có những thay đổi về chiến lược điều trị. Trong đó, Bộ Y tế thiết lập phần tầng theo các khu vực khác nhau.

Thứ nhất, khu vực dành cho điều trị bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng sẽ điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ban đầu phù hợp với diễn tiến bệnh. “Làm như vậy, sẽ tránh được lãnh phí nhân lực và trang thiết bị, cơ sở điều trị”, Bộ trưởng Bộ Y tế nêu rõ.

Thứ hai, đối với bệnh nhân có triệu chứng, sẽ chuyến đến điều trị tại các cơ sở y tế. Thứ ba, bệnh nhân nặng, rất nặng chuyển đến điều trị tại các bệnh viện đa khoa, bệnh viện dã chiến có đơn vị điều trị hồi sức tích cực (ICU).

“Chúng tôi khuyến nghị các địa phương thiết lập khu vực điều trị ICU tại các bệnh viện dã chiến để có thể nâng cao năng lực khi cần và giảm lây nhiễm chéo trong bệnh viện”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Cũng liên quan đến công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế nói rõ, nếu bệnh nhân không triệu chứng có 2 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 hoặc 2 lần xét nghiệm dương tính nhưng chỉ số nồng độ vi rút thấp (giá trị CT >=30), thì được xuất viện vì khả năng lây ra cộng đồng hầu như không có. Tuy nhiên, các trường hợp này vẫn phải theo dõi, giám sát y tế tại nơi lưu trú trong 14 ngày.

Với trường hợp dương tính SARS-CoV-2 phát hiện tại cộng đồng, nếu giá trị CT>=30 thì chuyển đến cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm lần 2 sau 24 giờ. Nếu kết quả xét nghiệm lần 2 âm tính hoặc dương tính nhưng giá trị CT>=30 thì bệnh nhân được xuất viện và thực hiện theo dõi, giám sát y tế như trên.

Bộ Y tế cũng đã tổng kết hơn 400 trường hợp tái dương sau khi ra viện và không ghi nhận trường hợp nào lây lan ra cộng đồng. Vì vậy, khi các địa phương phát hiện trường hợp tái dương tính trong cộng đồng, không phải thực hiện các biện pháp cách ly, xử lý ổ dịch. Các trường hợp này cần tiếp tục theo dõi y tế, nếu xuất hiện triệu chứng thì liên hệ ngay với cơ sở y tế để được chăm sóc, theo dõi.

“Những thay đổi này giảm được thời gian nằm viện của bệnh nhân không triệu chứng và bệnh nhân nhẹ để tập trung điều trị bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị”, GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Việt Nam đã đàm phán thành công được khoảng 170 triệu liều vắc xin

Liên quan đến công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện nay, Việt Nam đã đàm phán thành công được khoảng 170 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 từ các nguồn khác nhau.

Tuy nhiên, do mức độ khan hiếm của vắc xin trên toàn cầu nên dù đã có những hợp đồng mua từ tháng 11/2020, có những cam kết thỏa thuận từ tháng 9/2020 nhưng đến nay Việt Nam mới bắt đầu nhận được những lô vắc xin theo cam kết. Tình trạng nguồn cung vắc xin hạn chế sẽ tiếp tục kéo dài đến tháng 9/2021.

Do đó, “trước mắt chúng tôi ưu tiên phân bổ vắc xin cho các tỉnh, thành phố đang có dịch, các địa phương là đầu tầu phát triển kinh tế xã hội để đảm bảo đạt được mục tiêu vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế, xã hội. Khi có vắc xin về, các tỉnh, thành phố phải triển khai ngay kế hoạch tiêm chủng, lựa chọn tiêm theo đúng đối tượng trong Nghị quyết 21, cùng với quyết định về đối tượng tiêm của địa phương phù hợp với thực tế”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.

Đọc thêm

LineaBon D3K2 hỗ trợ bệnh nhi điều trị tim bẩm sinh qua dự án "Đại sứ cao khỏe" Sức khỏe

LineaBon D3K2 hỗ trợ bệnh nhi điều trị tim bẩm sinh qua dự án "Đại sứ cao khỏe"

TTTĐ - "Đại sứ cao khỏe" là dự án vì cộng đồng được LineaBon triển khai trong tháng 9/2024, thu hút sự tham gia của 10.000 ba mẹ. Mỗi hashtag kèm video tham dự chương trình được LineaBon góp 10.000đ tới quỹ Trái tim cho em. Cùng với đó, LineaBon hỗ trợ thêm 100 triệu đồng, nâng tổng số tiền trao tặng tới các em nhỏ lên 200 triệu đồng.
Nam thanh niên yếu liệt cơ sau thời gian "nghiện" bóng cười Tin Y tế

Nam thanh niên yếu liệt cơ sau thời gian "nghiện" bóng cười

TTTĐ - Sa đà vào thú vui hút bóng cười trong suốt 1 năm, nam thanh niên 23 tuổi nhận hậu quả tê bì tay chân, khó vận động và cầm nắm đồ vật, đau đầu, mất ngủ.
Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn Tin Y tế

Ghi nhận trường hợp thứ 12 bị chó dại cắn

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 20/9 đến 27/9), toàn thành phố ghi nhận 279 ca mắc sốt xuất huyết; 65 ca tay chân miệng; 7 ca sởi; 1 ca uốn ván; 1 ca ho gà; 1 trường hợp chó dại cắn...
Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội quán triệt học sinh không nhận đồ ăn, uống từ người lạ

TTTĐ - Trước thông tin một số học sinh ngộ độc nghi do nước uống miễn phí phát ở cổng trường, sáng 1/10, ngành Giáo dục gửi cảnh báo đến các quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý học sinh, tuyên truyền nhắc nhở các em không ăn quà vặt ngoài cổng trường và tuyệt đối không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ.
Phẫu thuật cho bệnh nhân có khối u "khủng" nặng hơn 2kg Sức khỏe

Phẫu thuật cho bệnh nhân có khối u "khủng" nặng hơn 2kg

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Ngoại Theo yêu cầu, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội phẫu thuật thành công, cắt bỏ khối u có kích thước lên đến 20 cm choán gần hết lồng ngực cho bệnh nhân 64 tuổi ở Thái Nguyên.
Thu hồi và tiêu hủy sản phẩm RAILEZA không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Thu hồi và tiêu hủy sản phẩm RAILEZA không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản thông báo đến phòng y tế các quận, huyện, thị xã, các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn thành phố về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi sản phẩm RAILEZA không đảm bảo chất lượng.
Xác minh sự cố học sinh nhập viện sau khi uống nước miễn phí Chung tay vì an toàn thực phẩm

Xác minh sự cố học sinh nhập viện sau khi uống nước miễn phí

TTTĐ - Sáng 1/10, theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, ngay sau khi có thông tin sự cố an toàn thực phẩm của một số học sinh Trường THCS Bình Minh (Huyện Thanh Oai, Hà Nội), Chi cục đã phối hợp với các đơn vị liên quan trên địa bàn điều tra, giám sát có kết quả ban đầu.
Kiểm soát chặt giá thuốc điều trị người bệnh sau mưa bão Tin Y tế

Kiểm soát chặt giá thuốc điều trị người bệnh sau mưa bão

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc; Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam; Tổng công ty Dược Việt Nam - CTCP về việc bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc cứu chữa người bị thương, bị bệnh sau mưa bão.
Các bệnh viện hỗ trợ Hà Giang điều trị nạn nhân vụ sạt lở Sức khỏe

Các bệnh viện hỗ trợ Hà Giang điều trị nạn nhân vụ sạt lở

TTTĐ - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế Hà Giang; Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức về việc tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời người bị tai nạn sạt lở.
Cứu sống thai nhi bị suy thai do 5 vòng dây rốn quấn chặt Tin Y tế

Cứu sống thai nhi bị suy thai do 5 vòng dây rốn quấn chặt

TTTĐ - Thai nhi 35w4d, trước đó được chẩn đoán 1 vòng dây rốn quấn cổ, thai nhi hoàn toàn bình thường; mẹ bầu bị tiểu đường. Ngày 15/9, mẹ bầu cảm thấy thai nhi ít đạp dần, bằng bản năng của người mẹ, ngay lập tức chị đã tới Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI thăm khám.
Xem thêm