Tag

Du khách tấp nập về vãn cảnh chùa Tây Phương

Văn hóa 05/02/2017 23:11
aa
TTTĐ- Theo ghi nhận của PV TTTĐ Online, trong hai ngày cuối tuần (4, 5/2), hàng nghìn du khách thập phương đã về trẩy hội chùa Tây Phương.

Du khách tấp nập về vãn cảnh chùa Tây Phương

Du khách tấp nập về vãn cảnh chùa Tây Phương

Du khách về vãn cảnh chùa Tây Phương ngày một đông.


Chùa Tây Phương có tên chữ là Sùng Phúc tự, nằm trên ngọn núi Câu Lậu thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất (Hà Nội).

Chùa Tây Phương nổi tiếng du khách gần xa với hệ thống tượng Phật độc đáo, đặc biệt là bộ tượng La Hán đã được công nhận Bộ tượng Phật giáo chùa Tây Phương thời Tây Sơn là Bảo vật quốc gia.

Năm 1960 khi đến thăm chùa Tây Phương nhà thơ Huy Cận đã đưa những bức tượng này vào bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương”: “Mặt cúi, mặt nghiêng, mặt ngoảnh sau/ Quay theo tám hướng hỏi trời sâu/ Một câu hỏi lớn. Không lời đáp/ Cho đến bây giờ mặt vẫn chau...”

Bên cạnh đó, hơn 70 pho tượng cùng với các bức phù điêu chạm khắc công phu, tinh xảo tạo nên nét độc đáo của chùa Tây Phương. Các tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son, thếp vàng.

Đây là ngôi chùa cổ mà theo đánh giá của KTS Nguyễn Cao Luyện là có kiến trúc nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Chùa Tây Phương cũng đã được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của thời gian và biết bao biến cố lịch sử, chùa Tây Phương ngày nay có kiến trúc độc đáo với 3 toà xếp thành hình chữ Tam: chùa Thượng (thờ các vị La Hán), chùa Trung (thờ Phật Tuyết Sơn), chùa Hạ (thờ bát bộ Kim Cương).

Nhưng một trong những nét độc đáo của chùa Tây Phương là nằm trên ngộn đồi cao, phóng tầm mắt ra xung quanh là ruộng đồng xanh mướt.

Để có thể bước chân vào lễ Phật, du khách còn phải chinh phục 239 bậc đá ong cổ. Bước qua khoảng sân, là vào chùa Hạ đại diện của chữ Nhân, tiếp đến là chùa Trung - chữ Thiên, chùa Thượng - chữ Địa.

Từ sáng mùng 1 Tết đến nay, mỗi ngày chùa Tây Phương đón hàng ngàn lượt khách thập phương trẩy hội. Trước đó, đêm 30 Tết chùa Tây Phương cũng rất đông người dân sống ở mấy thôn xã xung quanh đến dâng hương lễ Phật…

Theo ghi nhận của PV, ngay từ sáng sớm ngày Chủ nhật (6/2, tức mùng 9 Tết), du khách thập phương từ các tỉnh đã về trẩy hội chùa Tây Phương.

Du khách tấp nập về vãn cảnh chùa Tây Phương

Chính hội chùa Tây Phương diễn ra vào ngày 6/3 âm lịch.


Hơn 200 bậc đá ong dẫn lên chùa đã tấp nập bước chân du khách. Nhiều hàng quán bày bán những đặc sản địa phương dọc lối lên chùa. Đó là những chiếc quạt lá đề được đan khéo léo, có dòng chữ Kỷ niệm Chùa Tây Phương 2017. Hoặc những con chuồn chuồn tre màu sặc sỡ bắt mắt. Bên cạnh đó, đặc sản chè lam ngon nổi tiếng cũng được bày bán tại đây…

Theo một số tài liệu để lại thì chùa Tây Phương xây từ thế kỷ thứ 8, là ngôi chùa cổ thứ hai, sau chùa Dâu ở Bắc Ninh.

Từ đỉnh đồi Cậu Lậu, men theo những bậc đá ong cổ, chùa Thanh Am (nằm trong quần thể chùa Tây Phương) là một không gian tâm linh mới được khôi phục từ năm 1996. Ngày xưa nơi đây chỉ là một ngôi chùa nhỏ, nhưng trải qua thời gian đã bị mất dấu.

Tin liên quan

Đọc thêm

Viết tiếp bản hùng ca trong thời đại mới Nghệ thuật

Viết tiếp bản hùng ca trong thời đại mới

TTTĐ - Tối 27/4, cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” đã diễn ra tại 3 điểm cầu Hà Nội, Quảng Trị, TP Hồ Chí Minh. Với sự đầu tư công phu, hoành tráng, chương trình là bản hùng ca vang mãi về ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ đó tiếp thêm sức niềm tin, sức mạnh cho Nhân dân bước vào kỷ nguyên mới.
Khai hội đền Bia, công nhận khu du lịch cấp tỉnh Văn hóa

Khai hội đền Bia, công nhận khu du lịch cấp tỉnh

TTTĐ - Ngày 27/4, UBND huyện Cẩm Giàng và Nhân dân xã Cẩm Văn (tỉnh Hải Dương) tổ chức lễ hội truyền thống, dâng hương tưởng niệm Đại danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh, tại di tích Quốc gia đặc biệt đền Bia.
Nhà thiết kế Hoàng Ly và sinh viên trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng Thời trang - Làm đẹp

Nhà thiết kế Hoàng Ly và sinh viên trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Hoàng Ly đã cùng sinh viên Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội có màn trình diễn áo dài cờ đỏ sao vàng vô cùng ấn tượng hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính" Nghệ thuật

Xúc động những câu chuyện từ “Trái tim người lính"

TTTĐ - Chương trình "Thời gian ơi, kể chuyện" tập 10 (phát sóng lúc 21h15 Chủ nhật 27/4 trên kênh VTV3) có sự tham gia của khách mời đến từ nhiều lĩnh vực, ở các độ tuổi khác nhau. Những ký ức, câu chuyện về hình ảnh người lính ở các thời kỳ khác nhau được kể lại xoay quanh chủ đề “Trái tim người lính”.
Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn" Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: "50 năm vang khúc khải hoàn"

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa diễn ra lễ kỷ niệm, chương trình nghệ thuật chủ đề "50 năm vang khúc khải hoàn" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh (27/4/1975 - 27/4/2025).
TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Chặng đường 50 năm tái hiện sinh động tại triển lãm

TTTĐ - 50 công trình, tác phẩm, sự kiện, hoạt động được giới thiệu trong hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nhằm tôn vinh những dấu ấn nổi bật của TP Hồ Chí Minh trong hành trình phát triển suốt nửa thế kỷ qua.
Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc Nghệ thuật

Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc

TTTĐ - Triển lãm mỹ thuật mang tên "Bài ca thống nhất" chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Quân chủng Hải quân (7/5/1955 - 7/5/2025) vừa khai mạc tại công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích Văn hóa

Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích

TTTĐ - Ngày 25/4, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám khai mạc triển lãm “Văn Miếu - Quốc Tử Giám: Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo” nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập Trung tâm (1988 - 2025).
Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển Nghệ thuật

Văn nghệ sĩ thổi bùng ngọn lửa truyền thống, khát vọng phát triển

TTTĐ - "Bằng tác phẩm và thông qua tác phẩm của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ chính là những người ươm trồng hạt giống về cái đẹp, lòng nhân ái và sự tử tế; gìn giữ và thổi bùng lên ngọn lửa của truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc". Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước Nghệ thuật

Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước

TTTĐ - Triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước giới thiệu 50 bức tranh, tượng của nhiều thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ gạo cội có nhiều cống hiến cho sự phát triển mỹ thuật Việt Nam và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm