Tag

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần huy động tối đa nguồn lực để phát triển

Xã hội 18/07/2023 15:58
aa
TTTĐ - Theo Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần bổ sung một số vấn đề để môi trường thực sự là điểm nhấn trong phát triển bền vững Thủ đô; Cụ thể hóa mục tiêu Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong nền kinh tế xanh, kinh tế số “có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực”.
Tạo diễn đàn để đội ngũ trí thức, nhà khoa học góp ý hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi) Phân cấp, giao quyền mạnh hơn cho Thủ đô nhưng phải có cơ chế tương ứng để thực hiện Thể hiện rõ hơn các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tạo cơ chế cho Thủ đô chủ động giải quyết công việc của TP

Ngày 18/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo Lấy ý kiến góp ý Hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần thứ hai.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu khai mạc hội thảo
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn cho biết, cơ quan xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bám sát 3 Nghị quyết của Trung ương và 9 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua. Theo kế hoạch, đến tháng 10/2023, dự thảo sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần thứ nhất.

Đến nay, Ban soạn thảo dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đang tập trung hoàn thiện 3 nhóm vấn đề lớn: Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Hà Nội, tạo cơ chế cho Thủ đô chủ động giải quyết công việc của thành phố; Huy động nguồn lực để phát triển Thủ đô; Tạo nhiều cơ chế đặc thù để huy động tối đa nguồn lực (tài chính, đất đai, tài sản công, nguồn nhân lực chất lượng cao...), khai thác triệt để ưu thế, lợi thế, tiềm năng, thế mạnh để giải quyết những vấn đề bức xúc của Thủ đô, phát triển đô thị theo hướng xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại.

Tham gia thảo luận, các chuyên gia, nhà khoa học đều bày tỏ quan điểm cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô trước những yêu cầu bức thiết đang đặt ra trong sự phát triển của Thủ đô hiện nay. Qua 10 năm thực hiện Luật Thủ đô đã đạt được những dấu ấn khá toàn diện trong phát huy vai trò vị thế Thủ đô, cả với vùng và cả nước. Tuy nhiên cũng bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, nhất là về cơ chế đặc thù, bất cập so với một số luật mới ban hành.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bố cục gồm 6 chương, 59 điều, tăng 2 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô năm 2012. Theo đó, Hà Nội là đô thị đa chức năng, loại đô thị đặc biệt. Vị trí, vai trò trước hết và quan trọng bậc nhất của Thủ đô là “trung tâm chính trị - hành chính quốc gia”, rồi đến “là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ” và “là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước”.

Vì thế, Thủ đô Hà Nội phải tập trung thực hiện và làm tốt lần lượt các nhiệm vụ cơ bản như: Xây dựng và quản lý đô thị văn minh, hiện đại, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia; Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ngàn năm văn hiến; Phát triển giáo dục và khoa học công nghệ cao, công nghệ lõi; Phát triển kinh tế, tập trung du lịch, dịch vụ về tài chính, khoa học và công nghệ, trong đó chủ yếu là công nghệ cao, công nghệ lõi, công nghệ sạch...

Để thực hiện được những nhiệm vụ trọng tâm đó, Thủ đô Hà Nội phải có sự đột phá về xây dựng chính quyền đô thị, trong phân cấp, phân quyền; Cơ chế, chính sách về nguồn nhân lực, tài chính, giao thông đô thị...

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần huy động tối đa nguồn lực để phát triển
Thạc sĩ Đặng Huy Đông tham gia thảo luận

Cần sửa đổi, bổ sung các vấn đề về môi trường

Thạc sĩ Đặng Huy Đông - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, một trong những nội dung quan trọng của Luật Thủ đô là xin phép được thực hiện cơ chế để triển khai phát triển Hệ thống đường sắt đô thị sức tải lớn tốc độ cao (MRT) theo mô hình TOD gắn với phát triển các khu đô thị hỗn hợp tại các nhà ga của mạng lưới MRT. Mô hình này không chỉ xây dựng hệ thống MRT mà còn là cơ hội để thành phố cải tạo, chỉnh trang đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững, thân thiện môi trường, giảm phát thải các-bon nhờ giảm tỷ lệ người sử dụng phương tiện cá nhân, tăng tỷ lệ người sử dụng phương tiện giao thông công cộng; Nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội ngang tầm các đô thị tiên tiến hiện đại của khu vực châu Á...

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần huy động tối đa nguồn lực để phát triển
Quang cảnh hội thảo

Theo Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cần sửa đổi, bổ sung một số vấn đề để môi trường thực sự là điểm nhấn trong phát triển bền vững Thủ đô, cụ thể hóa mục tiêu Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” trong nền kinh tế xanh, kinh tế số “có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực”.

Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng cho rằng, cần bổ sung Điều 10: “Giao Hội đồng Nhân dân thành lập, tổ chức, giải thể Sở Môi trường Hà Nội - là cơ quan chuyên môn của UBND thành phố Hà Nội và Đội quản lý trật tự xây dựng - môi trường (thêm môi trường so với dự thảo) là tổ chức hành chính tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố”.

Lý giải đề xuất, Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng cho rằng, cần thành lập Sở Môi trường cũng như Đội quản lý trật tự xây dựng - môi trường vì môi trường là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững. Thủ đô là của cả nước, cần có một Sở chức năng riêng biệt để quản lý môi trường, để Thủ đô xanh - sạch - đẹp, văn minh - văn hiến - hiện đại. Hiện nay, cán bộ quản lý môi trường Thủ đô rất ít, không đủ để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ. Hơn nữa, Luật Bảo vệ môi trường 2020 với các quy định mới về đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, quản lý chất thải rắn, kinh tế tuần hoàn... đã phân cấp nhiều chức năng, nhiệm vụ mới cho các tỉnh, thành, quận, huyện...

Các ý kiến cũng đánh giá cao công tác chuẩn bị công phu của Dự thảo Luật, với nhiều điểm mới, có tính cụ thể và sát thực tiễn hơn; Đã được nghiên cứu bài bản, khoa học, tiếp thu có chọn lọc nhiều ý kiến đóng góp.

Kết thúc hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn hoan nghênh các đề xuất, kiến nghị tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học với thành phố. Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố cho biết, ban soạn thảo sẽ tổng hợp để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đọc thêm

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng Đô thị

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 19/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (huyện Hoài Đức).
Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm

TTTĐ - Ngày 19/4, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức khánh thành 3 công trình, khởi công 1 công trình trọng điểm.
Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam Đô thị

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, việc tiến hành lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND quận về sắp xếp đơn vị hành chính 18 phường trên địa bàn quận đang được triển khai thực hiện đồng loạt. Phương án dự kiến, quận Hoàn Kiếm sẽ thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hoàn Kiếm và Cửa Nam.
HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương Đô thị

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) ngày 18/4, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và lấy tên TP Hồ Chí Minh.
Người dân TP Hồ Chí Minh háo hức xem hợp luyện diễu binh Muôn mặt cuộc sống

Người dân TP Hồ Chí Minh háo hức xem hợp luyện diễu binh

TTTĐ - Tối 18/4, hàng ngàn người dân TP Hồ Chí Minh đã tập trung về tuyến đường Lê Duẩn, trước cổng Dinh Độc Lập (Quận 1) đón xem màn hợp luyện đầu tiên của các khối diễu binh, diễu hành ngày 30/4 tới.
TP Hồ Chí Minh tri ân sâu sắc người có công Muôn mặt cuộc sống

TP Hồ Chí Minh tri ân sâu sắc người có công

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh xác định công tác đền ơn đáp nghĩa là trách nhiệm đồng thời là đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân thành phố cũng như dân tộc.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất: Nhà ga hành khách T3 hoàn thành xây dựng vượt tiến độ 2 tháng Muôn mặt cuộc sống

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất: Nhà ga hành khách T3 hoàn thành xây dựng vượt tiến độ 2 tháng

TTTĐ - Ngày 15/4, Liên danh nhà thầu do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (HANCORP) là thành viên đứng đầu, đã hoàn thành xây dựng Nhà ga hành khách T3 - Cảng Hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất. Đây là sự nỗ lực lớn “vượt nắng thắng mưa” của các nhà thầu nói chung, HANCORP nói riêng.
Quận Ba Đình chuyển giao, tiếp nhận các tổ chức Đảng và đảng viên Muôn mặt cuộc sống

Quận Ba Đình chuyển giao, tiếp nhận các tổ chức Đảng và đảng viên

TTTĐ - Quận ủy Ba Đình (Hà Nội) quyết định chuyển giao 2 chi bộ với 37 Đảng viên; đồng thời nhận 8 Đảng bộ với 1003 đảng viên.
Miễn phí tuyến xe điện mới cho du khách tại Cát Bà từ ngày 18/4 Muôn mặt cuộc sống

Miễn phí tuyến xe điện mới cho du khách tại Cát Bà từ ngày 18/4

TTTĐ - Từ ngày 18/4/2025, Tập đoàn Sun Group đưa vào vận hành thử nghiệm hệ thống giao thông công cộng hiện đại đón du khách từ ga đi cáp treo Phù Long đến Vịnh trung tâm Xanh Island. Hệ thống xe điện, xe buggy điện không chỉ giải quyết bài toán giao thông trên đảo mà còn từng bước xác lập và củng cố hình ảnh đảo ngọc xanh, sinh thái, không khí thải carbon.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc Muôn mặt cuộc sống

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 18/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Xem thêm