Tag

Đưa vào trại giam chỉ làm trẻ chưa thành niên “chai sạn” hình phạt

Muôn mặt cuộc sống 08/06/2024 12:46
aa
TTTĐ - Có ý kiến lo ngại nếu quá nhân văn với người dưới 18 tuổi phạm tội "không khác gì thả tội phạm ra đường", Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao nêu quan điểm, nhà tù không bao giờ được coi là môi trường giáo dục tốt cả. Nếu trẻ "hơi có lỗi gì đấy" mà đã sử dụng biện pháp nhà tù thì đây không phải là cách làm đúng.
"Mổ xẻ"nguyên nhân khiến giới trẻ phạm tội "Mổ xẻ" nguyên nhân khiến giới trẻ phạm tội: Học cách tự đứng trên chân mình

Nhiều trẻ không ý thức được mình đang phạm tội

Sáng 8/6, thảo luận tại tổ về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em. Công ước khuyến cáo tất cả các quốc gia thành viên phải có bộ luật riêng về tư pháp người chưa thành niên. Tuy nhiên, hiện trong khối ASEAN chỉ còn 2 nước chưa có đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên và Việt Nam là một trong số đó.

Đưa vào trại giam chỉ làm trẻ chưa thành niên “chai sạn” hình phạt
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình thảo luận tại tổ

Thảo luận sâu về dự thảo Luật, ông Bình cho biết, các nước đều nhận thấy việc lấy hình phạt và quy trình tố tụng cho người lớn để điều chỉnh một chút rồi áp dụng cho trẻ em là cách làm không hiệu quả. Do trẻ chưa thành niên chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý; bộ não chưa hình thành đầy đủ, khả năng kiểm soát hành vi kém hơn người trưởng thành, thậm chí thường bốc đồng, manh động.

"Các cháu nhiều khi muốn thử nghiệm một hành vi nào đó, với kiến thức pháp luật chưa đầy đủ có thể dẫn đến phạm tội nhưng lại không ý thức được mình đang phạm tội. Ví dụ, đua xe gây rối trật tự, vào siêu thị lấy đồ ăn mà không biết mình phạm tội trộm cắp", Chánh án Nguyễn Hòa Bình dẫn chứng và cho biết, khi kiến thức pháp luật ở độ tuổi này chưa đầy đủ mà phải đối mặt với hệ thống tư pháp và hình phạt nặng nề, các cháu sẽ dễ bị tổn thương.

Theo ông Bình, điều một số cơ quan băn khoăn là chúng ta nhân văn quá với các cháu có phải thả tội phạm ra đường không? Ông cho rằng "Nhà tù không bao giờ được coi là môi trường giáo dục tốt cả. Nếu trẻ "hơi có lỗi gì đấy" mà đã sử dụng biện pháp nhà tù thì đây không phải là cách làm đúng.

Nhiều nước nghiên cứu, nếu các cháu phạm tội cho vào trại giam luôn chỉ làm các cháu chai sạn với nhà tù, dễ tái phạm. Trong khi đó, ở những nước áp dụng biện pháp chuyển hướng đưa các cháu khỏi nhà tù, tỷ lệ phạm tội giảm khoảng 85%.

Dù việc xử lý người chưa thành niên phạm tội đã được quy định trong 10 luật khác, song theo ông Bình, việc xử lý mà cần tới 10 đạo luật thì rất khó khăn cho các cơ quan tư pháp, cần tích hợp vào một luật riêng để xử lý vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn.

Hạn chế tối đa các cháu phải vào trại giam

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên lần này, theo Chánh án Nguyễn Hoà Bình được xây dựng trên kinh nghiệm của nhiều nước và khuyến cáo của Liên Hợp quốc; có nhiều yêu cầu tiến bộ vừa nhân văn, vừa đảm bảo an toàn, trật tự xã hội.

Với người chưa thành niên phạm tội, theo ông Bình, không được tuyên tử hình, chung thân, mức án ít hơn nhiều so với người lớn cùng tội danh.

Bên cạnh đó, không được giam giữ người chưa thành niên phạm tội như người lớn mà phải có trại giam riêng.

"Ở trại giam đều là tội phạm, tội phạm chuyên nghiệp nên có khi lại đào tạo đứa trẻ đó thành tội phạm chuyên nghiệp", Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao nói

Nhấn mạnh phải đảm bảo quyền học tập, quyền tiếp cận thông tin của trẻ, ông Bình cho rằng nếu trại giam không tổ chức được lớp học, phải cho các cháu học trực tuyến.

Ông cũng nêu quan điểm về việc "tách vụ án hình sự" và cho biết Toà án Nhân dân Tối cao yêu cầu vụ án nếu có trẻ em phải tách ra giải quyết độc lập. Nếu không tách, thời hạn điều tra phải theo người lớn, đặt các cháu vào tình trạng bị khởi tố, tạm giam kéo dài.

Bên cạnh đó, yêu cầu đặt ra là cán bộ điều tra, truy tố, xét xử phải là những cán bộ có hiểu biết về tâm sinh lý người chưa thành niên; tiến hành xét hỏi trong môi trường thân thiện.

Ông Bình nhấn mạnh, với người lớn, toàn bộ quá trình phạm tội phải được công khai nhưng với người chưa thành niên, phải nghĩ đến cuộc đời rất dài của các cháu. Nếu bị công khai, các cháu sẽ bị xã hội kỳ thị, phần đời còn lại sẽ rất mong manh. Vì vậy thông tin phạm tội của các cháu phải được bảo mật.

Liên quan quy định về hình phạt, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhận định hình phạt hiện nay với người chưa thành niên phạm tội không hợp lý, rất bất cập và quá nặng.

"Các cháu phạm tội, ngay lập tức bắt tạm giam đưa vào trại, đó là câu chuyện hiện nay. Nhưng dự thảo cho phép bắt, kiểm soát tại nhà bằng các biện pháp tư pháp chuyển hướng, kiểm soát bằng các thiết bị điện tử, không cho ra ngoài", ông Bình phân tích.

Theo ông, với những hành vi như đánh nhau, ăn cắp vặt trong siêu thị…. hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, không nhất thiết phải đưa vào trại giam.

Cuối cùng, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao nhấn mạnh, hệ thống hiện hành đang có rất nhiều bất cập, cần được khắc phục bằng một đạo luật riêng, với nhiều quy định nhân văn.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên gồm 173 điều, được bố cục thành 5 phần, 11 chương.

Dự thảo Luật giữ nguyên hệ thống hình phạt với người chưa thành niên phạm tội như Bộ luật Hình sự hiện hành, gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn. không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình đối với người chưa thành niên.

Dự thảo Luật bổ sung điều luật về hình phạt cảnh cáo cho người chưa thành niên khi phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng do vô ý và có tình tiết giảm nhẹ nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

Thời gian thử thách khi được hưởng án treo được giảm xuống không quá 3 năm.

Dự thảo cũng mở rộng đối tượng người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nếu có tài sản riêng cũng có thể áp dụng hình phạt tiền hoặc cha mẹ, người thân thích của người chưa thành niên có tài sản và tự nguyện thực hiện. Mức tiền phạt không quá một phần ba mức tiền phạt mà điều luật quy định.

Ngoài ra, dự thảo quy định theo hướng giảm mức hình phạt cao nhất với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi từ 18 năm xuống 15 năm tù; người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội từ 12 năm xuống 9 năm tù.

Việc giảm mức hình phạt cao nhất trên không áp dụng với trường hợp phạm 5 loại tội xâm phạm tính mạng sức khỏe và ma túy (Tội giết người; hiếp dâm; hiếp dâm người dưới 16 tuổi; cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; sản xuất trái phép chất ma túy).

Hạnh Nguyên

Đọc thêm

Phường Lĩnh Nam: "Rõ vai, thuộc bài, chú trọng văn hóa công sở" Muôn mặt cuộc sống

Phường Lĩnh Nam: "Rõ vai, thuộc bài, chú trọng văn hóa công sở"

TTTĐ - Đó là chỉ đạo của Tổ trưởng Tổ công tác số 4 do Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền trong buổi làm việc với phường Lĩnh Nam chiều 2/7.
16 tác giả đoạt giải cuộc thi viết "Gia đình học tập" Muôn mặt cuộc sống

16 tác giả đoạt giải cuộc thi viết "Gia đình học tập"

TTTĐ - Sáng 2/7, Tạp chí Công dân và Khuyến học trực thuộc Hội Khuyến học Việt Nam tổ chức lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi viết "Gia đình học tập".
Hà Nội lan toả mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Xã hội

Hà Nội lan toả mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

TTTĐ - Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hà Nội tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” cấp thành phố; tuyên dương các điển hình tiên tiến năm 2025.
TP Hồ Chí Minh công bố danh sách các trụ sở của công an xã, đặc khu, đồn công an Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh công bố danh sách các trụ sở của công an xã, đặc khu, đồn công an

TTTĐ - Công an TP Hồ Chí Minh vừa công bố danh sách 167 trụ sở công an cấp xã, 1 đặc khu và 10 đồn công an thuộc Công an TP Hồ Chí Minh đến người dân để thuận tiện liên hệ công tác khi cần thiết.
Phường Đại Mỗ: Người dân hài lòng, cán bộ trách nhiệm Muôn mặt cuộc sống

Phường Đại Mỗ: Người dân hài lòng, cán bộ trách nhiệm

TTTĐ - Ngày đầu tiên (1/7/2025), phường Đại Mỗ, Hà Nội chính thức vận hành chính quyền địa phương hai cấp theo quyết định của Trung ương và thành phố, nhiều người dân khi đến làm các thủ tục hành chính đều cảm thấy phấn khởi, hài lòng khi được tiếp đón, giải quyết nhanh gọn.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025 Muôn mặt cuộc sống

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

TTTĐ - Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Tài chính công đoàn có thể dùng xây nhà ở xã hội; đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; nhà ở tại đô thị phải có thiết bị truyền tin báo cháy...
Công an xã Phú Xuyên tiếp công dân ngày đầu sau sáp nhập Muôn mặt cuộc sống

Công an xã Phú Xuyên tiếp công dân ngày đầu sau sáp nhập

TTTĐ - Sáng nay (1/7), tại trụ sở Công an xã Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, lực lượng công an tổ chức tiếp nhận và hỗ trợ công dân đến làm các thủ tục hành chính ngay trong ngày đầu thực hiện mô hình chính quyền mới sau khi địa giới hành chính được điều chỉnh.
Xã biên giới Đăk Plô nỗ lực vươn mình cùng đất nước Muôn mặt cuộc sống

Xã biên giới Đăk Plô nỗ lực vươn mình cùng đất nước

TTTĐ - Kể từ ngày 1/7, xã biên giới Đăk Plô (tỉnh Quảng Ngãi) cùng cả nước bước vào một kỷ nguyên, mở ra một tương lai tươi sáng để vùng biên giới Đăk Plô phát triển, người dân ấm no, hạnh phúc.
Cuộc thi "Viết chữa lành" với tổng giải thưởng hơn 1 tỷ đồng Muôn mặt cuộc sống

Cuộc thi "Viết chữa lành" với tổng giải thưởng hơn 1 tỷ đồng

TTTĐ - Công ty sách nói Bookas vừa thông báo tổ chức cuộc thi chủ đề “Viết chữa lành” với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 1 tỷ đồng. Theo ông Vy Thiên Hùng, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi cho biết, đây không chỉ là một cuộc thi, mà là một hành trình cùng nhau viết - để xoa dịu những nỗi đau đã trải qua.
Thành phố Cần Thơ mới sẵn sàng phục vụ Nhân dân Tin tức

Thành phố Cần Thơ mới sẵn sàng phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Theo kế hoạch, sáng ngày 30/6/2025, sẽ diễn ra “Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; Quyết định của Trung ương về thành lập Đảng bộ thành phố Cần Thơ và nhân sự lãnh đạo thành phố Cần Thơ; các Quyết định của Thành ủy Cần Thơ về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ”. Đến thời điểm này, có thể nói, thành phố Cần Thơ mới được hợp nhất từ thành phố Cần Thơ với tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng đã sẵn sàng phục vụ nhân dân.
Xem thêm