Tag

EVNNPC ra mắt sản phẩm chuyển đổi số quy trình tài chính kế toán, kinh doanh và dịch vụ khách hàng

Doanh nghiệp 18/11/2021 21:21
aa
TTTĐ - Vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, EVNNPC đã trở thành đơn vị tiên phong của ngành Điện trong việc số hóa các quy trình nghiệp vụ, góp phần minh bạch hóa, nâng cao tính liên kết của các chu trình công việc… qua đó tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi năm.
EVNNPC là đơn vị có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVNNPC nỗ lực thực hiện đa mục tiêu, sản lượng điện 9 tháng năm 2021 đứng đầu Tập đoàn EVN EVNNPC công bố bổ nhiệm Chủ tịch HĐTV và Thành viên HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Những người EVNNPC viết tiếp truyền thống tuổi 52
Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam cùng các đồng chí lãnh đạo EVNNPC thực hiện nghi thức công bố sản phẩm số hoá quy trình Tài chính kế toán, Kinh doanh & Dịch vụ khách hàng của EVNNPC
Các đồng chí lãnh đạo Tập đoàn và Ban Tổng giám đốc EVNNPC thực hiện nghi thức công bố sản phẩm số hoá quy trình Tài chính kế toán, Kinh doanh và Dịch vụ khách hàng của EVNNPC
Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm số hóa TCKT&KDDVKH của EVNNPC
Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam phát biểu tại Lễ công bố sản phẩm số hóa TCKT&KDDVKH của EVNNPC

Ngày 18/11/2021, tại Hà Nội, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) tổ chức Lễ ra mắt sản phẩm chuyển đổi số: Quy trình Tài chính kế toán và Quy trình Kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức, EVNNPC đã trở thành đơn vị tiên phong của ngành Điện trong việc số hóa các quy trình nghiệp vụ, góp phần minh bạch hóa, nâng cao tính liên kết của các chu trình công việc. Góp phần giảm thiểu tối đa các khâu trong quy trình đang được làm thủ công và giấy tờ, tối đa hóa việc chuyển đổi số dữ liệu, đảm bảo sự tập trung và chuẩn hóa thông tin dữ liệu. Đồng thời nâng cao năng suất lao động, đáp ứng các yêu cầu của công tác giám sát, vận hành và quản trị của Tổng công ty…

Tham dự buổi lễ có: Ông Dương Quang Thành, Chủ tịch HĐTV EVN, các ông/bà là Thành viên Hội đồng thành viên, Ban Tổng Giám đốc, Trưởng các ban chuyên môn Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đại diện Đảng uỷ khối Doanh nghiệp Hà Nội, các đơn vị bạn trong EVN và đối tác chiến lược của EVNNPC.

Bà Đỗ Nguyệt Ánh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc phát biểu tại buổi lễ
Bà Đỗ Nguyệt Ánh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Điện lực miền Bắc phát biểu tại buổi lễ

Về phía EVNNPC có bà Đỗ Nguyệt Ánh – Chủ tịch HĐTV EVNNPC, ông Nguyễn Đức Thiện – Tổng giám đốc EVNNPC, các thành viên HĐTV, các Phó Tổng giám đốc, lãnh đạo các ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc Tổng công ty. Đặc biệt, buổi lễ được truyền hình trực tuyến tới 324 điểm cầu tới các Công ty Điện lực/Điện lực trực thuộc EVNNPC.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Đỗ Nguyệt Ánh – Chủ tịch HĐTV EVNNPC cho biết: Để chuyển đổi số thành công, Ban lãnh đạo EVNNPC đã xác định Chuyển đổi số ở EVNNPC là đưa Tổng công ty trở thành một hệ sinh thái gồm các phần tử (có thể là trang thiết bị, tài sản, hồ sơ, là CBCNV…) đều được thể hiện dưới dạng số và giao tiếp với nhau trên môi trường số. Từ đó, Tổng công ty đã đưa ra các phương án, kế hoạch tổ chức, với lộ trình rõ ràng.

Cũng theo Chủ tịch HĐTV EVNNPC, năm 2021, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã ghi dấu ấn thành công trong Chương trình chuyển đổi số, với việc đưa vào vận hành chính thức các chương trình chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính kế toán, kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Từ nay đến cuối năm 2022, EVNNPC sẽ hoàn thành số hóa tất cả các quy trình nghiệp vụ còn lại, với mục tiêu đến cuối năm 2022 cơ bản trở thành doanh nghiệp số.

Ông Nguyễn Đức Thiện - Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc phát biểu tại buổi lễ
Ông Nguyễn Đức Thiện - Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực miền Bắc phát biểu tại buổi lễ

Ông Nguyễn Đức Thiện – Tổng giám đốc EVNNPC cho biết, chuyển đổi số đã và đang tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia. Trong bối cảnh đó, cùng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, EVNNPC cũng không ngoại lệ. EVNNPC xác định rõ, chỉ có chuyển đổi số là chìa khóa giải quyết cho bài toán nâng cao năng suất lao động, năng lực quản trị doanh nghiệp, bắt kịp xu thế trong thời đại 4.0.

Ngay từ năm 2019, xuất phát từ thực tiễn quản trị doanh nghiệp, EVNNPC đã nhanh chóng nhập cuộc lộ trình chuyển đổi số. Trong đó, Tổng công ty xác định việc số hóa quy trình sẽ tạo nên một hệ thống quản trị mà ở đó, tất cả các bước đều được thực hiện trên môi trường số. Đây cũng là bước quan trọng, đóng vai trò quyết định thành công của quá trình chuyển đổi số.

Số hóa Quy trình tài chính – kế toán

Xác định, tài chính – kế toán là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là lĩnh vực liên quan đến tất cả mọi hoạt động của Tổng công ty, EVNNPC đã chọn số hóa các quy trình tài chính kế toán là lĩnh vực tiên phong.

Được khởi động từ năm 2019 và chính thức đi vào vận hành từ ngày 1/10/2021, vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, lĩnh vực tài chính – kế toán đã được EVNNPC số hóa đồng bộ, toàn diện với 6 quy trình nghiệp vụ: Quy trình cấp phát, giải ngân, thanh xử lý, mua sắm, thanh toán điện mua ngoài, thẩm tra quyết toán.

Lãnh đạo EVNNNPC tặng hoa chúc mừng hai Ban chuyên môn Tài chính kế toán và Ban Kinh doanh
Lãnh đạo EVNNNPC tặng hoa chúc mừng hai ban chuyên môn Tài chính kế toán và Ban Kinh doanh

Tổng công ty đã chuyển đổi toàn bộ dữ liệu từ dạng vật lý sang dạng kỹ thuật số, bắt đầu từ khâu hợp đồng qua giai đoạn hoàn thành, nghiệm thu và kết thúc ở khâu thanh, quyết toán. Tất cả hồ sơ được các cá nhân tham gia quy trình cập nhật, kiểm soát và ký số nội bộ trên phần mềm. Đồng thời chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ tài chính kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng phần mềm để áp dụng thống nhất trong toàn Tổng công ty; khai thác dữ liệu trên phần mềm để lập các báo cáo quản trị phục vụ công tác điều hành của Ban lãnh đạo.

Với việc số hóa thành công quy trình nghiệp vụ tài chính – kế toán, EVNNPC trở thành đơn vị đầu tiên của ngành Điện số hóa thành công lĩnh vực này. Tất cả các quy trình này đều được tích hợp tối đa với phần mềm dùng chung HRMS, ERP, CMIS, IMIS… tạo sự thống nhất trong toàn Tổng công ty và các đơn vị thành viên, đảm bảo vận hành thông suốt, có tính hệ thống và được kiểm soát chặt chẽ. Số hóa cũng góp phần kiểm soát được tính chính xác, đầy đủ, hợp pháp hồ sơ dữ liệu đầu vào; Các chứng từ kế toán được lưu giữ trên một phần mềm tự động tích hợp với từng hệ thống quản trị nội bộ cũng dễ dàng truy xuất, tìm kiếm.

Đặc biệt, việc số hóa đã giúp các quá trình thực hiện từ tạo yêu cầu đến phê duyệt từ các cấp lãnh đạo nhanh hơn, chính xác hơn, giảm thời gian trình ký, phê duyệt nội bộ, qua đó nâng cao năng suất lao động của các bộ phận. Điển hình, với quy trình giải ngân, trước đây để hoàn thành một bộ hồ sơ giải ngân từ đơn vị đến Tổng công ty thường mất từ 10 - 14 ngày thì hiện sau khi số hóa rút ngắn xuống từ 6 - 7 ngày. Đó là chưa kể, việc số hóa quy trình còn tiết kiệm được chi phí in ấn tài liệu, chi phí đi lại giữa đơn vị với Tổng công ty, nhất là các đơn vị ở xa trụ sở Tổng công ty…

Ban Tài chính kế toán EVNNPC triển khai số hóa quy trình nghiệp vụ tại các cuộc họp
Ban Tài chính kế toán EVNNPC triển khai số hóa quy trình nghiệp vụ tại các cuộc họp

Số hóa quy trình kinh doanh và dịch vụ khách hàng

Với 5 quy trình được số hóa thành công (Quy trình quản lý hợp đồng IPP và thanh toán tiền mua điện IPP; Báo cáo quản lý hợp đồng, thu nộp; Báo cáo hỗ trợ điều hành; Báo cáo quản lý đo đếm; Quản lý công tác dịch vụ khách hàng) EVNNPC đã, đang gia tăng rất nhiều lợi ích cho khách hàng; đảm bảo sự công khai, minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, việc số hóa đã từng bước thay đổi thói quen, giúp khách hàng làm quen với việc sử dụng các dịch vụ trực tuyến của ngành Điện trên môi trường số.

Điển hình, Quy trình quản lý hợp đồng IPP và thanh toán tiền mua điện IPP được số hóa thành công đã mang lại nhiều lợi ích trong công tác quản trị doanh nghiệp. EVNNPC đang ký kết hợp đồng mua bán điện với hơn 250 nhà máy thủy điện nhỏ và 8066 dự án điện mặt trời mái nhà. Trước đây, các hợp đồng với các nhà máy sau khi ký kết vẫn phải lưu trữ dạng giấy tờ. Hàng tháng việc thanh toán vẫn làm thủ công mất rất nhiều thời gian và khó khăn khi cần báo cáo, thống kê.

Chuyên viên phòng tài chính kế toán Công ty Điện lực Thái Nguyên (đơn vị trực thuộc EVNNPC) đang áp dụng thực hiện quy trình giải ngân
Chuyên viên phòng tài chính kế toán Công ty Điện lực Thái Nguyên (đơn vị trực thuộc EVNNPC) đang áp dụng thực hiện quy trình giải ngân

Với việc số hóa quy trình này, việc quản lý điện năng mua bán và thanh toán của các nhà máy điện IPP, các dự án điện mặt trời, các hợp đồng mua bán điện, thông tin của các nhà máy điện, dữ liệu đo xa của các nhà máy… được cập nhật đồng bộ tự động vào chương trình. Sau đó, chương trình sẽ tính tiền mua điện hàng tháng, lập tờ trình thanh toán và tổ chức ký số, luân chuyển hồ sơ giữa các ban liên quan...

Việc số hóa cũng rút ngắn thời gian ký hồ sơ thanh toán cho khách hàng. Trước đây, thời gian ký biên bản thanh toán cho khách hàng mất khoảng 3-5 ngày, thì sau khi được số hóa, thời gian rút ngắn xuống còn 1 ngày; Việc thanh toán diễn ra mọi lúc, mọi nơi do thực hiện ký số các chứng từ.

Hay số hóa quy trình thay công tơ định kỳ đã giúp EVNNPC tiết kiệm khoảng 3,5 tỷ đồng/năm chi phí in ấn biên bản treo tháo. Đồng thời, với khối lượng biên bản treo tháo hàng năm khoảng 1,8 triệu biên bản, Tổng công ty có thể tiết giảm được gần 7.000 ngày công nhờ bỏ khâu cập nhật thông tin treo tháo từ biên bản giấy vào CMIS (thay vào đó sẽ cập nhật trực tiếp trên thiết bị điện tử và đồng bộ tự động vào hệ thống CMIS).

Trước đây, khi thay định kỳ công tơ, thông tin treo tháo công tơ được ghi nhận bằng biên bản giấy giữa khách hàng và ngành Điện. Trường hợp khách hàng đi vắng, đơn vị Điện lực phải chuyển lại sau để khách hàng xác nhận, còn hiện nay, khi khách hàng vắng mặt vẫn có thể xác nhận được biên bản treo tháo trên môi trường mạng.

Tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi năm

Chỉ tính riêng hiệu quả ban đầu của việc chuyển đổi số 2 quy trình này, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã tiết kiệm được: 50.000 ngày công/năm; Hơn 43 tỷ đồng/năm chi phí in ấn và nhân công; hơn 30.000m2 diện tích kho lưu trữ hồ sơ giấy; giảm 50%-80% thời gian thực hiện công việc...

Đặc biệt, hiệu quả quản trị doanh nghiệp được nâng cao: 100% các nghiệp vụ được thực hiện chuẩn xác, không sai sót; chuẩn hóa toàn bộ các mẫu biểu, hồ sơ, quy trình cập nhật, trình tự thủ tục... đảm bảo tính công khai, minh bạch, sự giám sát của các cấp quản lý trong từng công đoạn. Số hóa quy trình cũng từng bước “phẳng hóa” giới hạn về không gian, vị trí địa lý giữa các phòng, ban, đơn vị, các địa phương, vùng miền, nhờ tạo ra nền tảng kết nối, giao tiếp giữa các bộ phận thông qua hệ thống Big Data.

Với mục tiêu cơ bản trở thành doanh nghiệp số vào năm 2022, vận hành trong không gian số từ năm 2023, EVNNPC đã xây dựng lộ trình cụ thể về chuyển đổi số giai đoạn 2021-2022. Song song đó, Tổng công ty cũng hoàn thành đầu tư cơ sở hạ tầng (máy chủ), phần mềm lõi, làm sạch dữ liệu; Xây dựng hệ thống quản lý lưới điện trên bản đồ GIS, thu thập dữ liệu trên GIS và khai thác sử dụng; xây dựng kho dữ liệu tập trung; Chuẩn hóa mã tài sản, vật tư thiết bị; tổ chức các khóa đào tạo, xây dựng và truyền thông văn hóa doanh nghiệp số...

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Ban Truyền thông - Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Email: banqhcdnpc@gmail.com, điện thoại: 024.22100664; Fax: 024.38244033

Địa chỉ: Số 20 Trần Nguyên Hãn, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Website: www.npc.com.vn

Đọc thêm

PV GAS giới thiệu 3 nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc Doanh nghiệp

PV GAS giới thiệu 3 nhà phân phối chính thức LNG trên toàn quốc

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) khẳng định vai trò chủ đạo và tiên phong trong ngành công nghiệp khí tại Việt Nam khi đã hoàn thành chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên phạm vi toàn quốc bằng đường thủy, đường ống, đường sắt và đường bộ; nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh LNG, đáp ứng nhu cầu năng lượng sạch ngày càng tăng cao và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng Doanh nghiệp

VietinBank tiên phong ứng dụng công nghệ, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng

TTTĐ - VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo.
PNJ được vinh danh 2 giải thưởng tại Dragons of Asia 2024 Kinh tế

PNJ được vinh danh 2 giải thưởng tại Dragons of Asia 2024

TTTĐ - Chiến dịch “Hành trình Trang sức xuyên Việt 2023” và “Thần Tài 2023” không chỉ gây tiếng vang trong nước mà còn giúp PNJ được vinh danh 2 giải thưởng Marketing tại đấu trường quốc tế Dragons of Asia 2024.
Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc Doanh nghiệp

Việt Nam luôn đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc

TTTĐ - Chiều 21/11, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc năm 2024 diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Nỗ lực hướng tới 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Doanh nghiệp

Nỗ lực hướng tới 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí

TTTĐ - PV GAS tổ chức truyên truyền trực quan kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam trên các công trình, dự án, nhà máy, tàu thuyền, giàn khoan, trụ sở làm việc của đơn vị nhằm bồi đắp niềm tự hào và không ngừng nỗ lực, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
PV GAS định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh sản phẩm khí Doanh nghiệp

PV GAS định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh sản phẩm khí

TTTĐ - Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa tổ chức Hội nghị định hướng đầu tư và hợp tác kinh doanh các sản phẩm khí của PV GAS tại khu vực Bắc Bộ.
Công ty Cổ phần In Hospitality - chủ của GEM Center bị xử phạt Doanh nghiệp

Công ty Cổ phần In Hospitality - chủ của GEM Center bị xử phạt

TTTĐ - Do vi phạm công bố thông tin, chủ của GEM Center - Công ty Cổ phần In Hospitality bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 92,5 triệu đồng.
Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO Doanh nghiệp

Ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO

TTTĐ - SABECO vừa ra mắt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO, hướng đến làm chủ công nghệ cùng phát triển ngành đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới.
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu đô la Mỹ Doanh nghiệp

ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu đô la Mỹ

TTTĐ - Ngày 20/11/2024, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thông báo tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank từ 75 triệu USD lên 115 triệu USD. Sự kiện này không những tiếp tục khẳng định uy tín của Eximbank trên thị trường tài chính quốc tế mà còn mở ra cơ hội để ngân hàng tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại và thanh toán quốc tế.
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược Doanh nghiệp

Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược

TTTĐ - Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) và Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus (CarePlus) vừa ký kết thỏa thuận triển khai chương trình hợp tác chiến lược nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tầm soát tốt nhất trên toàn hệ thống của CarePlus tới các khách hàng của Prudential.
Xem thêm