Tag
Bộ Y tế

Gần 42.500 ca nghi sởi, tốc độ tiêm vắc xin còn chậm

Tin Y tế 22/03/2025 12:23
aa
TTTĐ - Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đề nghị Sở Y tế các địa phương đề xuất bố trí nguồn lực đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, huy động xã hội hóa, doanh nghiệp hỗ trợ vắc xin.
5 khuyến cáo của Bộ Y tế trong phòng, chống bệnh sởi Quảng Ninh gấp rút hoàn thành tiêm chủng vắc xin sởi 10 thông điệp phòng bệnh sởi của Bộ Y tế Triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin sởi đợt 2

Ghi nhận gần 42.500 ca nghi sởi, tăng hơn 3.000 ca so với 1 tuần trước đó

Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 42.488 trường hợp nghi sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 4.027 trường hợp dương tính với sởi tại 62 tỉnh, thành phố; 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi tại TP. HCM (2), Đồng Nai (1), Bình Dương (1) và Bình Phước (1); số mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2024 (111 trường hợp).

Số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (54,9%), miền Trung (20%), miền Bắc (16,4%), Tây Nguyên (8,7%).

Đã có gần 42.500 ca nghi sởi, Bộ Y tế tiếp tục nhắc khẩn trương đẩy nhanh tiêm vaccine

Các địa phương đề xuất bố trí nguồn lực đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm chủng vắc xin sởi

Thông tin về kết quả triển khai tiêm chủng chiến dịch năm 2024, Bộ Y tế cho biết 31 tỉnh, thành phố đã xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm chủng chiến dịch từ tháng 10/2024, sau 5 tháng đã tiêm được 1.231.808/1.276.240 đối tượng, đạt tỷ lệ 96,5 %, đạt mục tiêu theo Kế hoạch của Bộ Y tế.

Tuy nhiên hiện còn 7/31 tỉnh, thành phố (Bình Dương, Thanh Hóa, Hậu Giang, Tiền Giang, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau) có tỷ lệ hơn 90 % nhưng chưa đạt mục tiêu theo Kế hoạch của Bộ Y tế.

Đến nay, 28 tỉnh, thành phố đã hoàn thành chiến dịch tiêm vắc xin phòng, chống dịch sởi giai đoạn 1 và còn 3 địa phương (Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang) đang tiếp tục tiêm bù, tiêm vét. Tỷ lệ tiêm chủng ở các nhóm đối tượng, cụ thể: Nhóm 1-5 tuổi, 471.371/505.167 đối tượng, đạt 93,3%; nhóm từ 6-10 tuổi, 612.321/622.204 đối tượng, đạt 98,4%.

Đối với năm 2025, Bộ Y tế cho biết nhóm 1-10 tuổi: 17/17 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch, bắt đầu triển khai từ tháng 2/2025;

Nhóm từ 6 từ 9 tháng tuổi: 25/25 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch và bắt đầu triển khai tiêm vào cuối tháng 2-3/2025;

Tỷ lệ tiêm ở nhóm trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi tại 24 địa phương là 30,1% (38.774/129.009 trẻ). Tỷ lệ tiêm ở nhóm 1-10 tuổi tại 17 tỉnh, thành phố là 59,7% (125.795/210.573 trẻ).

Như vậy, trong năm 2024-2025, chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi được triển khai tại 45 tỉnh, thành phố sử dụng vắc xin từ nguồn viện trợ của WHO (1,5 triệu liều và nguồn tự mua của TP HCM).

24 tỉnh, thành phố triển khai tiêm cho nhóm trẻ từ 6-9 tháng tuổi và nhóm 1-10 tuổi; 21 tỉnh, thành phố chỉ triển khai tiêm cho nhóm trẻ 1-10 tuổi; 24 tỉnh, thành phố chỉ triển khai tiêm cho nhóm trẻ từ 6-9 tháng tuổi), trong đó tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành tiêm chủng đợt 1.

Hiện các tỉnh, thành phố đang tích cực triển khai để đầy nhanh tiến độ tiêm chủng theo Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 15/3/2025 của Chính phủ và tiếp tục tổ chức tiêm chủng chiến dịch vắc xin phòng bệnh sởi đợt 2 năm 2025 (54 tỉnh, thành phố).

Chủ yếu bệnh nhân mắc sởi đều không được tiêm vắc xin phòng bệnh

Nhận định xu hướng dịch, Bộ Y tế cho biết, đa số trường hợp mắc bệnh ở nhóm trẻ em từ 9 tháng tuổi đến dưới 15 tuổi (72,7%).

Trong đó, chủ yếu bệnh nhân mắc sởi đều không được tiêm vắc xin phòng bệnh sởi hoặc không rõ về tình trạng tiêm chủng (chiếm hơn 95%).

Bệnh ghi nhận chủ yếu ở các thành phố lớn, di biến động dân cư cao, tuy nhiên đã có xu hướng gia tăng tại các tỉnh miền núi.

Đã có gần 42.500 ca nghi sởi, Bộ Y tế tiếp tục nhắc khẩn trương đẩy nhanh tiêm vaccine
Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin sởi

Bộ Y tế dự báo dịch sởi có xu hướng chung giảm, nhưng chưa dừng lại, cần hết sức thận trọng, sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều ca sốt phát ban nghi sởi tại các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước, đặc biệt ở một số tỉnh miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện tiếp cận dịch vụ y tế còn khó khăn, những tỉnh có tỷ lệ tiêm vắc xin phòng sởi thấp.

Tuy nhiên trên cơ sở triển khai quyết liệt hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch như khoanh vùng, dập dịch và tiêm chủng vắc xin... tình hình dịch bệnh sởi vẫn trong tầm kiểm soát; sẽ từng bước được khống chế để hạn chế lây lan, bùng phát và số trường hợp mắc bệnh.

Nhằm thúc đẩy việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi, đẩy nhanh tiến độ bao phủ tiêm chủng cho các nhóm đối tượng để nhanh chóng kiểm soát tình hình, Cục Phòng bệnh đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh trên địa bàn, khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur đánh giá nguy cơ, xác định các khu vực nguy cơ cao để đề xuất các giải pháp ưu tiên phòng, chống dịch, các phương án tổ chức chiến dịch tiêm chủng phù hợp với diễn biến thực tế, không để bùng phát dịch Sởi trong thời gian tới.

Các địa phương khẩn trương rà soát, đảm bảo đủ nhân lực hỗ trợ các địa phương nhất là nơi đang ghi nhận gia tăng bệnh sởi để đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trên địa bàn, ưu tiên các huyện đang có nhiều ca mắc hoặc nghi mắc sởi, áp dụng hình thức triển khai tiêm chủng phù hợp như tiêm chủng lưu động, tiêm chủng tại nhà, hoàn thành chiến dịch tiêm vắc xin phòng bệnh sởi trong tháng 3/2025.

Các đơn vị triển khai hiệu quả chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm bù, tiêm vét hằng tháng cho các đối tượng chưa tiêm và tiêm chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh sởi; tổ chức các hình thức tiêm chủng phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù của mỗi địa bàn như tiêm chủng lưu động tại các khu cộng đồng dân cư, tiêm chủng ngoài giờ hành chính.

Đồng thời, các tỉnh/TP chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân; tăng cường truyền thông khuyến khích, vận động các gia đình, phụ huynh đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch.

Tính từ đầu năm 2025 đến 20/3/2025, 17/17 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi, 125.795/210.573 trẻ 1-10 tuổi đã được tiêm chủng, đạt 59,7%. 25/25 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch tiêm cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, 38.774/129.009 trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi được tiêm chủng tại 24/25 địa phương, đạt 30,1%.

Phương Thu

Đọc thêm

Bệnh viện Nam Thăng Long đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử Tin Y tế

Bệnh viện Nam Thăng Long đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử

TTTĐ - Ngày 27/6, Bệnh viện Nam Thăng Long tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR).
Thêm bệnh viện thứ 15 hoàn thành triển khai bệnh án điện tử Sức khỏe

Thêm bệnh viện thứ 15 hoàn thành triển khai bệnh án điện tử

TTTĐ - Ngày 26/6, Bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh tổ chức Hội nghị thẩm định bệnh án điện tử (EMR).
Traphaco CNC: Nền tảng xanh cho chiến lược phát triển bền vững Tin Y tế

Traphaco CNC: Nền tảng xanh cho chiến lược phát triển bền vững

TTTĐ - Trong bối cảnh thị trường đầy biến động, nơi mà chất lượng, minh bạch và sự bền vững trở thành tiêu chí sống còn, Công ty Cổ phần Công nghệ cao Traphaco (Traphaco CNC) khẳng định vị thế tiên phong với chiến lược phát triển vùng dược liệu đạt chuẩn GACP-WHO – "trái tim xanh" của chuỗi giá trị sản phẩm Đông dược hiện đại.
Nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư tại Việt Nam Tin Y tế

Nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư tại Việt Nam

TTTĐ - Hội Ung thư Việt Nam và một số bệnh viện đã ký kết biên bản ghi nhớ với Pfizer Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng quản lý và phòng chống ung thư.
Vì sao chiều cao người Việt vẫn “lùn” hơn khu vực? Tin Y tế

Vì sao chiều cao người Việt vẫn “lùn” hơn khu vực?

TTTĐ - Chiều cao người Việt đã tăng sau một thập kỷ nhưng vẫn xếp ở nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Nguyên nhân không nằm ở gen di truyền mà đến từ lỗ hổng trong cách nuôi dưỡng trẻ từ nhỏ: Thiếu vi chất, lựa chọn sản phẩm cảm tính và sự buông lỏng trong việc kiểm soát chất lượng.
Chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng” Tin Y tế

Chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”

TTTĐ - Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế). Hai đơn vị phối hợp trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm thực phẩm chức năng và thực phẩm tăng cường vi chất trên toàn hệ thống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
TP Hồ Chí Minh siết chặt công tác quản lý kinh doanh mỹ phẩm Tin Y tế

TP Hồ Chí Minh siết chặt công tác quản lý kinh doanh mỹ phẩm

TTTĐ - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đang tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo, kinh doanh mỹ phẩm trên địa bàn. Đồng thời, Sở luôn ghi nhận thông tin phản ánh từ báo chí và sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh.
Nhà thuốc Circa bán thuốc kê đơn không cần đơn thuốc Nhịp sống phương Nam

Nhà thuốc Circa bán thuốc kê đơn không cần đơn thuốc

TTTĐ - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, hệ thống nhà thuốc Circa bán thuốc kê đơn qua trang thông tin điện tử (website) của cơ sở hoặc bán trực tiếp mà không yêu cầu đơn thuốc là hành vi vi phạm pháp luật. Qua đó, Sở ghi nhận thông tin phản ánh và sẽ đưa nội dung này vào kế hoạch kiểm tra chuyên đề trong thời gian tới.
Ghi nhận hơn 24.500 ca mắc ung thư vú mỗi năm Tin Y tế

Ghi nhận hơn 24.500 ca mắc ung thư vú mỗi năm

TTTĐ - Ngoài các yếu tố môi trường, nhiều trường hợp ung thư có nguyên nhân từ đột biến gen di truyền - những đột biến này có thể được truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình.
Khi công nghệ AI bước vào phòng khám: Sự hỗ trợ không thể thiếu của bác sĩ Tin Y tế

Khi công nghệ AI bước vào phòng khám: Sự hỗ trợ không thể thiếu của bác sĩ

TTTĐ - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thay đổi bản chất của y học hiện đại - không thay thế bác sĩ mà nâng tầm vai trò của họ. Trong lĩnh vực nhãn khoa, giải pháp Customize Sight DND tại Bệnh viện Mắt Quốc tế DND là một trong những ứng dụng tiên phong, kết hợp AI và sinh trắc học giác mạc để thiết kế phác đồ điều trị cá nhân hóa. Khi công nghệ và con người cùng đồng hành, thị lực không chỉ “rõ” mà còn thực sự “chuẩn xác” theo từng đôi mắt.
Xem thêm