Tag

Gắn bó chặt chẽ việc phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực

Thời sự 27/09/2024 08:00
aa
TTTĐ - Vấn đề phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, là rào cản cho việc xây dựng và phát triển đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham nhũng là “kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta”.
Kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ không ngừng nghỉ Kiện toàn các ban chỉ đạo của TP Hà Nội Quyết liệt chống tham nhũng - tầm nhìn của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tiếp tục đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XIII với nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của công tác phòng, chống tham nhũng là: Triển khai đồng bộ, có hiệu quả quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật.

Cùng với đó là thực hiện quyết liệt, nghiêm minh, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, cơ chế răn đe để kiểm soát tham nhũng; thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tiếp tục thực hiện chặt chẽ, hiệu quả về kê khai, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp.

Đồng thời nâng cao vai trò, phát huy tính tích cực, chủ động và phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, Nhân dân, doanh nghiệp, báo chí trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Có cơ chế khuyến khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, làm tốt chức năng hỗ trợ, thúc đẩy phát triển. Không hình sự hóa các mối quan hệ kinh tế, hành chính, dân sự...

Gắn bó chặt chẽ việc phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ, tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng trong nhiệm kỳ (Ảnh minh họa)

Ngày 6/4/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 12-KL/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Theo đó, căn cứ báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí (Kết luận số 10-KL/TW), Bộ Chính trị đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục đẩy mạnh, kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Bộ Chính trị yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, nhất là người đứng đầu tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo Kết luận số 10-KL/TW, gắn bó chặt chẽ phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đặc biệt là việc xuất bản, quán triệt Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đặc biệt quan tâm.

Chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng chống tham nhũng

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, chung sức đồng lòng nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường. Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.

Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".

Dấu mốc quan trọng tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua là việc Bộ Chính trị (khóa XI) thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do cố Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban.

Việc Ban Chỉ đạo chuyển sang cơ chế Đảng trực tiếp lãnh đạo, đứng đầu là cố Tổng Bí thư, thể hiện quyết tâm của Đảng tự làm trong sạch mình để “xứng đáng là đạo đức, là văn minh” (Hồ Chí Minh), lấy lại lòng tin trong Nhân dân. Đây là yếu tố quan trọng nhất đưa đến những chuyển biến mạnh mẽ, thể hiện bằng những con số và việc làm cụ thể.

Sự nghiêm minh có được từ sức mạnh tổng hợp của nhiều lĩnh vực: kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán. Điều quan trọng nhất là: Kỷ luật của Đảng được thực hiện trước, tạo điều kiện cho kỷ luật của Nhà nước, của đoàn thể và xử lý hình sự. Trong hàng loạt vụ việc có sự vào cuộc của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, kỷ luật Đảng đã mang tính chất mở đường đã tạo tiền đề cho những động thái tiếp theo của các lực lượng chức năng khác.

Để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng ở Việt Nam trong những năm tới, cần phải tăng cường các hoạt động phòng chống tham nhũng theo hướng: Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính theo hướng công khai, minh bạch, dễ tiếp cận để giảm thiểu cơ hội tham nhũng; nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng trong thực hiện công tác phòng chống tham nhũng.

Cần tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và các tổ chức xã hội tham gia phòng chống tham nhũng; chú trọng nội dung phòng, chống tham nhũng trong công tác quản lý công chức Nhà nước; nâng cao chất lượng, hiệu quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng; ban hành và thực hiện tốt các cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực có nhiều cơ hội tham nhũng.

Đọc thêm

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng

TTTĐ - PGS.TS.Tô Xuân Sinh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng, đã chia sẻ về vai trò sống còn của việc bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng gắn với kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô Tin tức

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô

TTTĐ - Kỳ họp thứ 19 của HĐND TP Hà Nội đã thông qua 15 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao. HĐND TP đề nghị UBND TP, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND TP đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8 Tin tức

Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8

TTTĐ - Từ ngày mai (20/11), đợt 2 của kỳ họp thứ 8 sẽ bắt đầu. Trong đợt này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng.
Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng Tin tức

Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng

TTTĐ - Phân cấp, uỷ quyền tạo được động lực, tính chủ động giải quyết nhiệm vụ, sát với thực tiễn, giảm tầng nấc trung gian, thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết. Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, Luật Thủ đô đã quy định các điều khoản trong giải quyết thủ tục hành chính và trong đầu tư xây dựng. HĐND TP Hà Nội đã cụ thể hoá các quy định, thông qua tại kỳ họp chuyên đề sáng nay (19/11).
Xem thêm