Tag

Gặp người nhạc sĩ sáng tác ca khúc "Bên lăng Bác Hồ"

Văn hóa 30/08/2020 12:50
aa
TTTĐ - Ông là nhạc sĩ Dân Huyền, tác giả của hơn 500 nhạc phẩm, trong đó có nhiều bài được công chúng yêu thích.
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân tái đắc cử Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Khi niềm xúc động kính yêu kết tinh thành tác phẩm

Mấy chục năm trôi qua, nhiều người đã thuộc lòng bài hát này với những lời ca thiết tha, dung dị: “Niềm ao ước bấy lâu nay đã thỏa nỗi chờ mong, trời Ba Đình xanh trong tỏa hương sắc sen hồng. Về thăm Bác hôm nay bao mến thương xao xuyến trong lòng, xin kính dâng Người nghĩa tình sâu nặng của núi sông”...

Nhạc sĩ Dân Huyền đã ngoài 80 tuổi nhưng dáng đi của ông còn nhanh nhẹn, nụ cười hồn nhiên chất phác lấp lánh niềm yêu đời. Tuy sức đã yếu nhưng trí tuệ còn minh mẫn, ông vẫn nhớ như in để kể về hoàn cảnh sáng tác bài hát “Bên lăng Bác Hồ” của mình.

Đó là vào dịp tháng 10 năm 1974, Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức cho một đoàn văn nghệ sĩ đến thăm công trường xây dựng Lăng Bác ở Quảng trường Ba Đình (gồm các nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, ca sĩ, nghệ sĩ ngâm thơ...). Dân Huyền cùng có mặt trong đoàn.

Công trường lớn với không khí lao động hết sức khẩn trương của toàn thể cán bộ, kỹ sư, công nhân xây dựng. Giữa bề bộn ngổn ngang các giàn giáo nổi lên khối nhà Lăng Bác uy nghi, sừng sững, nhạc sĩ đã đắm mình vào thực tế lao động này, cảm nhận được tình cảm hân hoan, náo nức của mọi người đang làm việc.

Ông thấy ai cũng muốn công trình sớm được hoàn thành để đón Bác vào yên nghỉ ngàn thu. Trên gương mặt của những kỹ sư và công nhân luôn lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng rạng ngời niềm vui...

4001 ho chi minh mausoleum 3
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Mạch suy nghĩ của nhạc sỹ chẳng những xuất hiện ở lần đến thăm công trường xây dựng hôm ấy mà còn chi phối ông trong suốt nhiều ngày sau đó. Ông chộn rộn cảm xúc, thôi thúc ngồi vào đàn sáng tác.

Ở thời điểm này, công trình xây Lăng Bác chưa xong, chưa có các bài hát nổi tiếng như “Vào Lăng viếng Bác” của Hoàng Hiệp, “Vầng trăng Ba Đình” của Thuận Yến, “Chúng con canh giấc ngủ của Người” của Nguyễn Đăng Nước. Phải viết sao đây để công chúng chấp nhận? Phải lựa chọn một giai điệu thế nào để hấp dẫn người nghe?

Dân Huyền nghĩ nhiều đến những đoàn cán bộ, chiến sĩ, nhân dân miền Nam vượt hàng ngàn cây số để ra với Bác. Mạch liên tưởng khiến ông nghĩ đến câu nói quen thuộc của Người: “Miền Nam luôn trong trái tim tôi” và hai câu thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu: “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà. Miền Nam mong Bác nỗi mong Cha”. Thế là ông đã tìm được chất liệu cho tác phẩm của mình bằng việc sử dụng dân ca Nam Bộ và sáng tác trong vòng một tuần.

Tháng 8/1975, “Bên lăng Bác Hồ” lần điều tiên được phát trên làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam qua giọng hát nghệ sĩ Kiều Hưng. Tiếng hát nhanh chóng lan đi khắp mọi miền tổ quốc.

Nhạc sĩ lao động không ngừng nghỉ

Sinh năm 1938, nay đã ngoài 80 tuổi, nhạc sĩ Dân Huyền là một tác giả quen biết, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc cổ truyền, vì ông có nhiều năm là trưởng phòng biên tập dân ca của Đài Tiếng nói Việt Nam. Là người am hiểu sâu sắc dân ca Việt Nam, qua mấy chục năm gắn bó với làn sóng phát thanh, ông từng biên soạn, đặt lời mới cho hàng trăm làn điệu dân ca nổi tiếng, góp công sức đáng kể cho việc bảo tồn, phát triển nền âm nhạc cổ truyền của dân tộc.

Về hưu đã lâu nhưng trong căn gác của khu tập thể Đài tiếng nói Việt Nam, với chiếc máy tính kết nối mạng internet, ông vẫn bền bỉ làm việc: Viết nhạc, làm thơ, viết báo, sưu tầm câu đố, chỉnh biên và soạn lời mới cho dân ca. Sau ca mổ đục thủy tinh thể, hai mắt không còn nhìn rõ, ông làm việc chậm hơn nhưng vẫn nhắc mình phải hoạt động nghệ thuật hàng ngày.

Chính bởi thế, lúc thì ông khoe vừa hoàn thành tập sách “Bài ca vọng cổ” dày gần 300 trang gửi gắm rất nhiều tâm huyết và bắt tay viết gần chục ca khúc “trả nợ” một “đặt hàng” của bạn bè. Khi thì ông khoe “Tuyển tập 200 câu có hỏi mới biết”. Lúc ông lại bảo mới ra mắt cuốn sách “Tuyển tập 100 bài hát”; Có khi là cả tập thơ “Chút tình Hà Nội” mà ông gửi gắm vào đó biết bao nhiêu tâm sự.

Đặc biệt, nhạc sĩ Dân Huyền trực tiếp viết bài trên máy và tự mình đăng nhập vào email để gửi bài cho tòa soạn. Ông vui với niềm vui của một người già, tự tin khi mình có thể hòa nhập được với những phương tiện mà giới trẻ ngày nay đang dùng.

3957 dan huyen 1
Nhạc sĩ Dân Huyền

Hỏi ông rằng tuổi đã cao, sức đã yếu, không chọn cho mình một cách nghỉ ngơi thực sự, hay tại người sinh năm Dần nó thường vất vả? Nhạc sĩ Dân Huyền tâm sự: “Tôi không nghĩ rằng khi về hưu lại có ít thời gian đến vậy. Tôi vẫn thấy mình chưa quá già để không trả nổi những ân tình mà mọi người dành cho tôi. Tôi rất vui khi nhiều người vẫn nhận ra tôi giữa đám đông. Có lẽ đó là phần thưởng lớn nhất của đời tôi… Tôi làm việc như vậy cũng là một cách để thư giãn tuổi già đấy chứ”.

Nhạc sĩ Dân Huyền kể: “Ông nội tôi giỏi văn thơ, bà nội tôi giỏi đàn hát. Tôi lớn lên trong vòng tay ấy nên hay học mót, học lỏm mỗi khi “hầu trà” các cụ yêu thơ yêu nhạc. Quê tôi “sơn thủy hữu tình”. Cúi mặt xuống sông Lam vục nước, khi ngẩng đầu lên thì mắt đã chạm đỉnh núi Hồng Lĩnh. Giọng đò đưa trên sông cứ văng vẳng và dội vào sườn núi, dư âm cứ vang vọng lòng người theo tháng theo năm. Có lẽ vì những hình ảnh ấy mà suốt cuộc đời tôi bị quyến rũ mà duyên nợ với âm nhạc và thơ ca”.

Thuở nhỏ ông học trong chủng viện xứ Xã Đoài, Nghệ An. Ở đây, ông được học lý thuyết âm nhạc, chơi đàn... Năm 1954, Dân Huyền chuyển về đoàn văn công liên khu 4 với vị trí nhạc công, rồi về công tác tại Ty Văn hoá Nghệ An. Năm 1959, ông được về học trường Tuyên huấn Trung ương, ra trường được cử về làm cán bộ văn nghệ Nhà máy Ô tô 1/5 ở Hà Nội.

Ngoài sáng tác ca khúc ông còn viết nhạc phim, vở diễn sân khấu và tham gia viết báo, đặt lời mới cho hàng trăm bài dân ca và làm giám khảo chấm thi các hội diễn ở Trung ương và các địa phương.

Năm 1967, ông ra làm việc tại Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam, sau được phân công là trưởng phòng "Dân ca và nhạc cổ truyền”. Ông sáng tác nhiều ca khúc được mọi người yêu thích, nhưng đóng góp lớn nhất của ông là soạn lời hát cho các bài dân ca.

Nghỉ hưu gần 20 năm nay, ông vẫn hăng hái tham gia câu lạc bộ “Đàn và hát dân ca” của Đài với cương vị chủ nhiệm câu lạc bộ, chi hội trưởng chi hội Văn nghệ dân gian của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông cũng là Hội viên Hội Nhà văn, Hội Nhạc sĩ, Hội Nhà báo, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

Các ca khúc "Bên Lăng Bác Hồ", "Lắng tiếng quê hương", “Cung đàn tuổi xanh", "Nhớ thuở Hùng Vương", "Bông hoa Hồng Chiêm" do ông sáng tác với các giọng hát Kiều Hưng, Thanh Huyền, Thu Hiền, Lê Dung đã rất quen thuộc với thính giả và khán giả trong nước cũng như bà con ở xa Tổ quốc.

Ngoài ra ông còn có hàng trăm bài dân ca các miền được chỉnh biên và soạn lời mới như "Duyên quan họ", "Câu nhớ gửi người thương", "Phong thư sông Lam", "Em hát anh nghe điệu lý quê nhà, "Hạt giống đỏ nẩy mầm xuân", "Cô gái thành Nam và tiếng hát chầu văn", "Có nhớ quê chăng", "Ngựa ô với chiến sĩ Biên Phòng"... chiếm được cảm tình của đông đảo bạn nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, trở thành những bài ca đi cùng năm tháng.

Nhạc sĩ Dân Huyền là tác giả của hơn 500 nhạc phẩm, trong đó có nhiều bài được công chúng yêu thích. Ông vinh dự được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất cùng các huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật, Vì sự nghiệp Báo chí, Vì sự nghiệp Tư tưởng văn hóa, Vì sự nghiệp Phát thanh, Vì sự nghiệp Văn nghệ dân gian, Huy hiệu “50 năm tuổi Đảng” cùng Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và nhiều bằng khen, giấy khen khác.
"Giai điệu tự hào" tháng 7 với những góc nhìn mới về nhạc sĩ Hoàng Vân
Nhạc sĩ Quốc An mang nhật ký bằng tranh “Con đã về nhà Nhạc sĩ Quốc An mang nhật ký bằng tranh “Con đã về nhà" vào MV mới
Nhạc sĩ Huy Thục: Hoài niệm về một thời khói lửa Nhạc sĩ Huy Thục: Hoài niệm về một thời khói lửa

Đọc thêm

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam

TTTĐ - Tuần lễ Nghệ thuật Quốc tế - International Art Week 2024 do The YOUniverse tổ chức tại Hà Nội đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Tà áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam trở thành điểm nhấn đáng chú ý khi được các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Úc như huyền thoại nhạc kịch Philip Quast, Nicholas Gentile và Anne - Maree McDonald trân trọng mặc lúc biểu diễn, giao lưu.
Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa

TTTĐ - Diện chiếc đầm dạ hội đính 1.000 bông hoa lụa, nặng khoảng 20kg trong show “Timeless”, Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ và chứng tỏ bản lĩnh vượt trội, sải những bước đầy cuốn hút sau nhiều năm nổi tiếng trong làng thời trang.
Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" đã diễn ra với quy mô hoành tráng. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với sân khấu hoành tráng, sử dụng công nghệ 3D mapping đã kể thành công câu chuyện “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước".
Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng Văn hóa

Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng

TTTĐ - Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc. Sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực, Lễ hội đã chứng tỏ sức hấp dẫn và lan tỏa tinh thần sáng tạo.
Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới Nghệ thuật

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Xem thêm