Tag

“Ghé thăm” quá khứ, thêm trân trọng hòa bình

Giáo dục 27/04/2024 11:23
aa
TTTĐ - Sống ở thời bình, mỗi người chúng ta có những cách tiếp cận, nhìn nhận về lịch sử một cách khác nhau, có thể từ phim ảnh, tiếp thu thông qua quá trình học tập hay được nghe ông, bà, cha, mẹ kể lại. Bên cạnh đó, nhiều người chọn cách tham quan các bảo tàng, “địa chỉ đỏ” lịch sử để tìm hiểu về quá khứ một cách sống động và chân thật. Tại đây, vô vàn tội ác chiến tranh đã được phơi bày, những sự hy sinh lớn lao cũng hiển hiện, từ đó làm sáng bừng lên tinh thần chiến đấu đầy kiên cường, bất khuất của cha ông ta và hơn hết, có lẽ để mỗi người tự hiểu rõ thêm được giá trị của hòa bình.
Thiếu nhi vẽ tranh “Vì một thế giới hòa bình” Hơn 600 bạn trẻ tham gia giải chạy “Vì thế giới hoà bình” Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Để thêm quý trọng những gì đang có

Tháng 4, TP Hồ Chí Minh vẫn đang chịu cái nóng oi ả và đầy khắc nghiệt, nhưng không vì thế mà làm giảm đi sự hấp dẫn đối với du khách đến TP Hồ Chí Minh và tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.

Nơi đây cũng vinh dự là đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách 99 địa điểm hấp dẫn nhất thế giới.

Du khách nước ngoài đang lắng nghe hướng dẫn viên thuyết minh thêm về chế độ lao tù
Du khách nước ngoài đang lắng nghe hướng dẫn viên thuyết minh thêm về chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh như một thước phim sinh động ghi lại những bằng chứng chiến tranh, đưa du khách tìm về thời kỳ lịch sử đã qua, cùng những phút giây chiến đấu oanh liệt, hào hùng, để mỗi người hiểu rằng cuộc sống hòa bình của ngày hôm nay là sự đánh đổi, hy sinh của biết bao lớp người.

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, nơi thu hút rất đông du khách nước ngoài
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, nơi thu hút rất đông du khách nước ngoài

Bảo tàng chuyên nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày về chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Đây hiện có 9 chuyên đề trưng bày thường xuyên, nhiều triển lãm ngắn ngày và triển lãm lưu động, tổ chức đón tiếp, gặp gỡ, giao lưu giữa công chúng với các nhân chứng lịch sử.

Anh Sam Horstman - du khách đến từ Nam Phi chia sẻ, ngoài sự thích thú khi được tận mắt chứng kiến những vũ khí chiến đấu như súng, bom tại bảo tàng thì anh thực sự cảm thấy sốc cũng như choáng ngợp bởi cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Hơn hết, điều đó đã để lại trong anh một nỗi buồn và sự đau xót bởi sự chia cắt, mất mát và đau thương mà chiến tranh đã gây ra.

“Có những bức ảnh khiến tôi phải lặng người và suy nghĩ rất lâu về nó… Tôi cũng thực sự cảm phục sự hy sinh to lớn của người Việt Nam trong thời chiến”, anh Sam Horstman chia sẻ thêm.

Tương tự, chị Suzanne James (du khách người Anh) xúc động chia sẻ: “Ngay cả chính tôi trước khi tới tham quan bảo tàng cũng không thể hình dung một cách chính xác và chân thật nhất những hậu quả của chiến tranh và cả những sự mất mát mà người Việt đã trải qua. Nó thực sự ngoài sức tưởng tượng của tôi”.

“Ghé thăm” quá khứ, thêm trân trọng hòa bình

Rất nhiều du khách nước ngoài đã lặng lẽ lau nước mắt hoặc họ trầm tư rất lâu khi xem được những bức ảnh chân thật đến đau xót bởi sự tra tấn tàn bạo, hậu quả của chất độc màu da cam hay những hiện vật của người lính Việt Nam thời chiến.

Bước vào tháng 4 của lịch sử, nhiều bạn trẻ TP Hồ Chí Minh cũng lựa chọn việc tham quan bảo tàng. Qua đó, người trẻ như thấu hiểu hơn về lịch sử, thêm khâm phục tinh thần chiến đấu của dân tộc ta, khơi dậy lên lòng biết ơn để từ đó sống sao cho có ý nghĩa và xứng đáng với truyền thống cha ông.

Khơi dậy lòng yêu nước trong thế hệ trẻ

Trong những năm qua, Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh đã đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động giáo dục truyền thống cho các đối tượng khách tham quan, đặc biệt là học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường trên địa bàn.

Tới đây, du khách sẽ được hướng dẫn, tiếp cận các nguồn tư liệu phong phú, có tính hệ thống để phục vụ những ai yêu thích lịch sử và công tác học tập, nghiên cứu.

Đặc biệt là học sinh, sinh viên được tham gia các trò chơi, gắn với các kiến thức, các sự kiện, nhân vật lịch sử để kết hợp bổ sung kiến thức, biến những hoạt động ngoại khóa tại bảo tàng thành những giờ học lịch sử bổ ích mà không còn khô khan hay máy móc.

Hiện nay, bảo tàng đang lưu giữ và tái hiện toàn bộ chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước,…

Sau khi nghe về lịch sử Việt Nam, các học viên Lào và Campuchia rất thích thú và hào hứng. Qua đó, các bạn thấu hiểu thêm về giá trị của hòa bình
Sau khi nghe về lịch sử Việt Nam, các học viên Lào và Campuchia rất thích thú và hào hứng. Qua đó, các bạn thấu hiểu thêm về giá trị của hòa bình

Như thường lệ, vào thời điểm tháng 4, Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh lại đón tiếp, hướng dẫn hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan, học tập và nghiên cứu. Nơi đây dường như đã trở thành địa chỉ tin cậy của các giáo viên, học sinh, sinh viên của các nhà trường trên địa bàn trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống của dân tộc.

Chia sẻ về chuyến trải nghiệm mới đây, các bạn học sinh trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1) cho biết, buổi tham quan đã để lại ấn tượng và ý nghĩa sâu sắc trong lòng các bạn.

Bởi các em đã có cơ hội hiểu được tầm quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động, việc làm thiết thực để góp phần giáo dục truyền thống lịch sử; khơi gợi niềm tin, lòng tự hào dân tộc, phát huy tinh thần yêu nước và góp phần nỗ lực học tập thật tốt để xây dựng quê hương, đất nước thêm giàu đẹp; gìn giữ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Các em học sinh Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm tham quan bảo tàng, tìm hiểu lịch sử
Các em học sinh Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm tham quan bảo tàng, tìm hiểu lịch sử

Bạn Ngọc Linh, sinh viên trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh tự hào chia sẻ sau buổi tham quan cùng với các bạn: “Chúng em đã cảm thấy rất vui và học được nhiều điều bổ ích.

Qua các hình ảnh tư liệu, các hiện vật, em đã hiểu hơn về sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước, để chúng em có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay. Em cảm thấy rất tự hào. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này góp sức xây dựng và bảo vệ đất nước mình”.

Chứng nhân của biết bao thăng trầm lịch sử

Dinh Độc Lập là một di tích lịch sử lưu giữ những dấu mốc đáng tự hào của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc. Với ý nghĩa to lớn đó, nơi đây luôn thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) các bạn học sinh khối lớp 5 trường Tiểu học Khai Minh (Quận 1) đã có những giờ học tập trải nghiệm tại di tích lịch sử dinh Độc Lập.

Với thời lượng 90 phút của chương trình “Khám phá di sản”, các bạn học sinh đã có nhiều hoạt động thú vị như nghe kể chuyện về chiến dịch Hồ Chí Minh, cùng tìm hiểu những sự kiện lịch sử đã diễn ra tại dinh Độc Lập vào trưa 30/4/1975 qua những bức ảnh tư liệu và hiện vật lịch sử đang được trưng bày tại đây.

Chương trình kết thúc bằng những trò chơi vui nhộn và các hoạt động sáng tạo ghi lại các hình ảnh lịch sử thông qua hoạt động vẽ tranh tại phòng “Câu lạc bộ Trẻ em”.

Chung trải nghiệm thú vị trên, các em học sinh trường Tiểu học Đống Đa (quận Tân Bình) cũng đã có buổi tham gia tìm hiểu các sự kiện lịch sử về chiến dịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là sự kiện ngày 30/4/1975 diễn ra tại Di tích lịch sử dinh Độc Lập.

Các học sinh trường Tiểu học Đống Đa tham quan và tìm hiểu về lịch sử
Các học sinh trường Tiểu học Đống Đa tham quan và tìm hiểu về lịch sử (Ảnh: Dinh Độc lập)

Sau khi tham quan và nghe giới thiệu về các sự kiện lịch sử, các em học sinh còn tham gia các hoạt động thực hành, sáng tạo như: Xem lại các hình ảnh tư liệu, chơi ghép dữ liệu, vẽ tranh…

Tương tự, lặn lội từ miền Tây ghé thăm, thầy cô cùng các em học sinh Trường Thực hành Sư phạm tỉnh Sóc Trăng cũng đã có những trải nghiệm đáng nhớ và đầy ý nghĩa tại dinh Độc Lập về chiến thắng vĩ đại 30/4/1975.

Lịch sử hào hùng của dân tộc luôn được người dân khắc ghi và lưu giữ qua từng thế hệ. Nhìn lại quá khứ là khi chúng ta biết ơn công lao, sự hy sinh của biết bao con người, quý trọng những gì đã mất để mỗi người sống có ích, sống cống hiến cho những điều tốt đẹp hơn.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm