Tag

Gia Lai: Mái ấm Thiên Ân, nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh

Xã hội 17/06/2020 12:13
aa
TTTĐ - Bên cạnh việc hỗ trợ về chỗ ở và ăn uống, các em còn được hỗ trợ học nghề, làm nghề và có những công việc ổn định. Đặc biệt, mái ấm còn là nơi cưu mang hàng trăm bà mẹ lỡ lầm có bầu không nơi nương tựa.

Gia Lai: Mái ấm Thiên Ân, nơi nương tựa của những mảnh đời bất hạnh

Những đứa trẻ ở mái ấm Thiên Ân được sơ Chi cưu mang, nuôi dưỡng
Những đứa trẻ ở mái ấm Thiên Ân được sơ Chi cưu mang, nuôi dưỡng

Những mảnh đời bất hạnh

Mái ấm Thiên Ân (tọa lạc tại thôn 4, xã Chư Á, thành phố Pleiku, Gia Lai) được sơ Nguyễn Thị Kim Chi thành lập từ năm 2010. Sơ Chi lớn lên trong vòng tay yêu thương của các sơ ở Giáo xứ Thọ Thành (xã Hòa Phú, thành phố Buôn Mê Thuột). Lớn lên, sơ Chi được đi học chuyên môn Sư phạm mầm non và học ngành trồng trọt (Đại học Tây Nguyên) với mục đích mang kiến thức về giúp những mảnh đời bất hạnh. Hoàn thành khóa học, sơ Chi tiếp tục học khóa học thành sơ trong vòng 6 tháng. Năm 2007, sơ Chi được bài sai về Tu viện Phao Lô Thiên Ân.

Tại đây, sơ Chi nhìn thấy những đứa trẻ không được học chữ, thiếu ăn, thiếu mặc cũng vì thiếu tình yêu thương của cha mẹ nên phần lớn các em đều nhỏ xíu. Sau nhiều đêm trằn trọc về những đứa trẻ không tương lai, sơ quyết định thành lập mái ấm Thiên Ân. Sau khi được sự cho phép của chính quyền địa phương, sơ đã vận động các nhà hảo tâm quyên góp để xây dựng nhà nuôi dạy trẻ mồ côi và đặt tên là Mái ấm Thiên Ân. Mái ấm là mái nhà chung của 180 đứa trẻ với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Đặc biệt, mái ấm còn là nơi cưu mang hàng trăm bà mẹ lỡ lầm có bầu không nơi nương tựa.

Theo sơ Chi, trong mái ấm có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau, có em nhà nghèo có nguy cơ bỏ học giữa chừng, có em bị bỏ rơi, có em bệnh tật và có cả những đứa trẻ về với mái ấm khi còn đỏ hỏn và hầu hết là người đồng bào DTTS. Mái ấm lúc này như một mái nhà che chở, bảo vệ, chăm sóc các con trước giông tố cuộc đời khi các con còn quá nhỏ chưa đủ sức đương đầu.

Những đứa trẻ ở Mái ấm Thiên Ân được sơ Chi cưu mang, nuôi dưỡng
Những đứa trẻ ở Mái ấm Thiên Ân được sơ Chi cưu mang, nuôi dưỡng

Tương lai phía trước nhờ mái ấm tình thương

Tâm sự với chúng tôi, Em Lê Thị Hoài Thư bộc bạch: “Em là người đồng bào, được sơ Chi nhận về nuôi khi còn rất nhỏ và tên của em cũng là do sơ Chi đặt. Em được đi học đến lớp 9 rồi chuyển qua học nghề. Nghề làm bánh mì của em chính là do sơ Chi dạy, hiện em đang làm bánh mì cung cấp cho các em nhỏ trong mái ấm. Em rất quý sơ Chi, em cảm ơn sơ vì đã cưu mang, nuôi dưỡng và cho em một công việc ổn định như hiện tại”.

Với những đứa trẻ ở đây, dẫu quá khứ là những câu chuyện buồn nhưng hiện tại và tương lai của các em lại hoàn toàn khác. Có lẽ tình yêu thương dạt dào của các sơ đã giúp các em vượt qua nỗi đau quá khứ.

Tương tự Thư, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn năm 13 tuổi Nhip (người Jrai ở xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa, Gia Lai) được cha mẹ gửi vào mái ấm. Nhờ tình yêu của các sơ, Nhip tốt nghiệp trung cấp mầm non và trở về mái ấm dạy chữ cho các em nhỏ nơi đây.

Hầu hết các công việc ở mái ấm đều là những người đã từng lớn lên ở đây hoặc là người khuyết tật, không có việc làm được các sơ tạo công ăn việc làm. “Những đứa trẻ ở mái ấm rất ngoan ngoãn và biết vâng lời. Vì mỗi em có một điểm mạnh khác nhau nên sơ đã hướng dẫn cho các em những nghề khác nhau. Một số em không có bằng cấp để đi học nghề, sơ cho đi học các tiệm điện, hon đa, cơ khí, mở lò bánh mì. Nhờ sự cần cù chịu khó, một số em có đồng ra, đồng vào gửi về cho gia đình”, sơ Chi chia sẻ.

Tương lai của các em sẽ tươi sáng hơn nhờ vào mái ấm này
Tương lai của các em sẽ tươi sáng hơn nhờ vào mái ấm này

Chị Y Hrul, người Xê Đăng ở làng Đak Lech, xã Ngọc Bay, TP. Kon Tum tâm sự: “Vốn là mẹ đơn thân của 3 đứa trẻ, nhà thì nghèo, cái ăn, cái mặc hàng ngày còn thiếu thốn. May mắn gần 2 năm qua, được các sơ ở mái ấm chở che, tạo công ăn việc làm. Ở mái ấm mình phụ các sơ chăm sóc các em bé sơ sinh bị bỏ rơi. Từ ngày về đây, mẹ con mình có chỗ ở, con cái thì được đi học”.

Ngoài việc tạo điều kiện để những đứa trẻ có chỗ ở, được đi học sơ Chi còn hỗ trợ học nghề, làm nghề và tạo những công việc phù hợp để các em có việc làm ổn định. Mái ấm không những là ngôi nhà cho những đứa trẻ, mà còn là nơi cưu mang hàng trăm bà mẹ lỡ lầm có bầu không nơi nương tựa.

Đọc thêm

Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ, thúc đẩy xã hội văn minh Muôn mặt cuộc sống

Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ, thúc đẩy xã hội văn minh

TTTĐ - Ngày 22/11, tại quận Hoàng Mai, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024; diễn đàn “Phụ nữ và nam giới cùng chia sẻ”.
Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm Đô thị

Cần xử lý nghiêm xe quá khổ, quá tải dịp cuối năm

TTTĐ - Thời điểm cuối năm là giai đoạn các công trình xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành, do đó hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng có nhiều diễn biến phức tạp, theo đó, các xe vi phạm về quá khổ, quá tải, cơi nới thành thùng cũng được phát hiện và xử lý nhiều hơn.
100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” Muôn mặt cuộc sống

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

TTTĐ - Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.
Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7 BHXH & Đời sống

Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7

TTTĐ - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7, một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng và gia đình với chi phí hợp lý và mức bảo vệ cao lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi bệnh/thương tật (không giới hạn số lượng bệnh/thương tật) nhằm đảm bảo tài chính, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao trước các rủi ro về bệnh tật, tai nạn và an tâm chăm sóc sức khỏe chu toàn.
Xem thêm