“Giải bài toán đầu ra” cho khoai tây ở Chi Lăng
|
Trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, người nông dân đã vào mùa thu hoạch khoai tây, với sản lượng ước tính trên 1.000 tấn. Tuy nhiên, khoai tây đến vụ cho sản lượng và năng suất tốt nhưng không có đầu ra, không tìm được nơi tiêu thụ ổn định.
Bài học đắt giá từ “giải cứu”
Gia đình chị Bến, ở thôn Làng Mủn, xã Quan Sơn, Chi Lăng, Lạng Sơn năm nay trồng 3 sào khoai tây. Dù là năm đầu tiên trồng khoai nhưng chăm sóc tốt, thổ nhưỡng ở đây thích hợp với giống nông sản này nên mỗi sào, gia đình chị Bến đạt năng suất khoảng 5- 6 tạ khoai tây. Thu nhập chính của hai vợ chồng chị Bến chỉ trông đợi vào mấy sào ruộng trồng trọt hoa màu nhưng vụ mùa năm nay làm ra sản phẩm tốt lại không bán được. Chị Bến cho biết, với mức giá bán khoai tây 3 nghìn đồng/kg, bà con nông dân chúng tôi không còn lãi, sau khi trừ các khoản chi phí: cây giống, phân bón tiền cày bừa, công chăm bón… Cái vòng luẩn quẩn đói nghèo vẫn bủa vây gia đình chị.
Thời tiết thuận lợi nên năm nay khoai tây của bà con nông dân huyện Chi Lăng nói chung và xã Quan Sơn nói riêng được mùa. Củ khoai to, bóng đẹp nhưng sức mua chậm, vắng bóng thương lái đến thu mua, không nhộn nhịp như mọi năm, những người nông dân “một nắng hai sương” thêm phần cực nhọc, “bán đổ, bán tháo” để kịp trở tay khi khoai mọc mầm, thối, hỏng hay mưa xuống.
Năm nay, gia đình chị Hoàng Thị Sắc và anh Thân Văn Luyến, thôn Đồng Mồ, xã Quan Sơn, Chi Lăng, Lạng Sơn cũng trồng 3 sào khoai tây.Chị Sắc tính nhanh, với đầu tư tiền giống, phân lân, phân đạm, tiền thuê máy cày bừa, công cán, chi phí ban đầu cho mỗi sào mất 1 triệu đồng. Hàng năm, với năng suất 5 tạ khoai/sào thì gia đình anh chị thu được 4 triệu đồng, lãi khoảng 3 triệu đồng. Conf năm nay, bán giá 3 nghìn đồng/kg thì chỉ thu được 1,5 triệu đồng/sào, xem như gia đình chị làm công không suốt 3 tháng.
|
Các tổ chức từ thiện “giải cứu” khoai tây tại xã Quan Sơn
Dù vậy, gia đình chị Sắc vẫn quyết tâm tiếp tục trồng khoai tây chứ không bỏ cuộc. Anh Luyến (chồng chị Sắc) chia sẻ: “Chúng tôi quyết tâm duy trì trồng khoai tây. Tôi cho rằng, có khó khăn cũng phải cố gắng vượt qua chứ không bỏ đi truyền thống trồng cây khoai tây. Hơn nữa, sau khi gặt xong, chân ruộng cũng khá kén giống cây trồng. Bên cạnh đó, tôi tin rằng, chính quyền sẽ có cách để tháo gỡ cho bà con, tìm hướng đầu ra ổn định cho bà con nông dân”.
Giải quyết cách nào?
Trước tình trạng khoai tây đến mùa thu hoạch nhưng bị ùn ứ tại ruộng, ban lãnh đạo UBND huyện Chi Lăng đã vào cuộc tuyên truyền, vận động một số doanh nghiệp và các tổ chức chính trị- xã hội kịp thời, quyết liệt hỗ trợ nông dân cứu nguy cho hàng trăm tấn khoai tây mỗi ngày. Các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, các nhóm thiện nguyện… kêu gọi, truyền thông tin quan mạng xã hội, facebook triển khai phong trào “giải cứu” khoai tây cho người dân Lạng Sơn. Trong thời gian ngắn, khoai tây tại Chi Lăng đã được tiêu thụ một lượng khá lớn. Song đây chỉ là những biện pháp giải quyết tình thế. Bài toán đầu ra lâu dài cho việc trồng khoai tây, sản xuất nông nghiệp không thể bỏ ngỏ.
Theo ông Đoàn Thanh Sơn Chủ tịch UBND Huyện Chi Lăng, Lạng Sơn. Năm 2018, diện tích khoai tây trên địa bàn huyện so với năm 2017 không tăng nhiều (có 10/21 xã, thị trấn trồng khoai tây, tổng diện tích 150 ha, sản lượng đạt 2050 tấn). Với sản lượng này, hàng năm các doanh nghiệp và thương lái đều thu mua đảm bảo, do đó phía chính quyền cũng chưa có kế hoạch cụ thể để xúc tiến, hỗ trợ nông dân tiêu thụ đối với sản phẩm khoai tây từ đầu vụ.
Vụ thu hoạch năm nay (từ đầu tháng 3), do thị trường tiêu thụ chính là các tỉnh đồng bằng sông Hồng cũng xuất hiện tình trạng dư thừa cục bộ một số loại rau màu, đến giữa tháng 3 trên địa bàn huyện còn khoảng 600 tấn khoai tây chưa thu hoạch và không có thương lái, doanh nghiệp đến thu mua (tập trung chủ yếu ở 02 xã Quan Sơn, Mai Sao). Trước tình hình sản phẩm của người nông dân bị ế thừa, nguy cơ phải nhổ bỏ; UBND huyện đã tổ chức phát động phong trào hỗ trợ nông dân tiêu thụ khoai tây với sự vào cuộc tích cực hiệu quả của các đoàn thể, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân. Đến hết tháng 3, lượng khoai tây tồn đọng khoảng 600 tấn đã tiêu thụ được (doanh nghiệp tiêu thụ 280 tấn, giá từ 3 đến 4 ngàn đồng/1kg; các đoàn thể, tổ chức tiêu thụ 320 tấn, giá từ 4 đến 5 ngàn đồng/kg).
|
Ông Sơn tâm tư đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc trong việc định hướng, dự báo sản xuất cũng như việc chủ động xúc tiến, hỗ trợ tiêu thụ đối với nông sản địa phương. Trong thời gian tới, huyện sẽ rà soát lại các quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp để đảm bảo tính định hướng sản xuất hiệu quả hơn đối với người dân, tuy nhiên để làm tốt vấn đề này cần có sự hỗ trợ thông tin, dự báo kịp thời tình hình mùa vụ từ cấp bộ, tỉnh. Một vấn đề quan trọng nữa là xây dựng kế hoạch tổng thể xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp đến tìm hiểu, đầu tư, bao tiêu và hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên địa bàn. Về phía bà con nông dân, huyện sẽ tăng cường vận động tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất theo hướng hàng hóa (tăng về chất lượng sản phẩm, tập trung các loại giống chất lượng và sản xuất an toàn theo đúng quy trình, đảm bảo tăng giá trị của sản phẩm) và chủ động, tích cực hợp tác với các doanh nghiệp khi đến đầu tư.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

SHB Chi nhánh Phú Thọ ký kết hợp tác với Trường Đại học Hùng Vương

Hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ từng bước tiếp cận nền kinh tế số

Sun Life Việt Nam tăng vốn điều lệ lên 18.434 tỷ đồng

Quyết liệt thực hiện giải pháp giải ngân đầu tư công

3 yếu tố giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội từ Nghị quyết 68-NQ/TƯ

Nâng cao kỹ năng cán bộ nữ công Công đoàn trong tình hình mới

Quảng Ngãi đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GRDP đến năm 2025

Phó Thủ tướng mong muốn CMA-CGM đầu tư vào các dự án phát triển cảng biển xanh, thông minh

MISA eShop: Số hóa toàn diện hoạt động kinh doanh chỉ bằng smartphone
