Giải ngân 382 tỷ đồng cho doanh nghiệp trả lương lao động phục hồi sản xuất
Hơn 300 doanh nghiệp đề nghị vay vốn trả lương cho trên 50.000 lượt lao động Duyệt cho vay gần 145 tỷ đồng để doanh nghiệp trả lương lao động, phục hồi sản xuất |
Sau hơn hai tháng cho vay hỗ trợ trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ, đến ngày 17/9, hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đã phê duyệt 746 hồ sơ đề nghị vay vốn của người sử dụng lao động với số tiền hơn 392 tỷ đồng để trả lương cho 112.397 lượt người lao động.
Cụ thể, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân được 382 tỷ đồng cho 730 người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, phục hồi sản xuất cho 109.373 lượt người lao động tại 63 tỉnh, thành phố.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
![]() |
Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn làm thủ tục cho các khách hàng vay vốn trả lương phục hồi sản xuất. (Ảnh: VBSP) |
Việc hỗ trợ vay vốn được thực hiện thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, thời hạn giải ngân đến hết ngày 5/4/2022 hoặc khi giải ngân hết 7.500 tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho vay tái cấp vốn tùy theo điều kiện nào đến trước.
Nguồn vốn để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho người sử dụng lao động vay theo quy định tại Quyết định 23 là nguồn vay tái cấp vốn tối đa 7.500 tỷ đồng, không có tài sản bảo đảm, lãi suất 0%/năm từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thời hạn giải ngân tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đến hết ngày 31/3/2022 hoặc khi giải ngân hết nguồn tái cấp vốn tùy theo điều kiện nào đến trước.
Vừa qua, tại Hội nghị trực tuyến triển khai chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh đánh giá cao Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc nhanh chóng, tích cực triển khai chính sách.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Lê Văn Thanh, việc triển khai chính sách không chỉ nỗ lực của các cán bộ trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội mà cần có sự vào cuộc quyết liệt ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, các cơ quan liên quan nhằm xác định đúng đối tượng cho vay đến khâu triển khai giải ngân vốn kịp thời và giám sát chặt chẽ để tránh tiêu cực, đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện.
Vì vậy, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng đề nghị chính quyền địa phương các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội, cũng như hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất đối với người lao động.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững

Vinamilk mang đậm bản sắc TP Hồ Chí Minh trong 50 năm kiến tạo, vươn tầm

Khai sai lệch hồ sơ, Công ty Hóa chất Khí đốt Công nghiệp bị phạt

Đà Nẵng: Loạt đơn vị thi công kêu cứu vì nhà thầu nợ tiền

ACB - ngân hàng duy nhất vào top 50 doanh nghiệp tiêu biểu TP Hồ Chí Minh

Đóng điện thành công công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ

EVNNPC đảm bảo cung ứng điện phát triển kinh tế - xã hội
