Tag
Dạy và học lịch sử địa phương trong nhà trường

Giáo dục đạo đức, lan tỏa lối sống tích cực

Giáo dục 10/10/2023 10:44
aa
TTTĐ - Những di tích, nhân vật lịch sử cách mạng là kho học liệu quý giá và sống động giúp những bài học trở nên phong phú, hấp dẫn hơn với học sinh. Cũng vì thế, việc dạy và học lịch sử địa phương góp phần giáo dục đạo đức, lan tỏa lối sống tích cực cho học trò…
Giáo dục đạo đức là nền tảng cốt lõi trong công tác giáo dục Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, tư vấn tâm lý học đường cho học sinh Hà Nội triển khai chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình

Khéo léo vận dụng trong bài học

Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với điểm mới ở môn học Giáo dục lịch sử tạo nhiều điều kiện, thuận lợi để các nhà trường, địa phương chủ động lựa chọn nội dung giảng dạy thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế.

Tại quận Ba Đình (Hà Nội), nhiều năm qua, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử cách mạng, tìm hiểu về di tích, nhân chứng lịch sử đã được các nhà trường khéo léo lồng ghép vào các bài học, tạo hứng thú cho học trò.

Giáo dục đạo đức, lan tỏa lối sống tích cực

Học sinh trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, tham quan di tích lịch sử Hoàng thành Thăng Long

Ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết: “Giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng địa phương được quận Ba Đình chú trọng đối với GD&ĐT khi có những quyết sách trong công tác biên soạn tài liệu, lập kế hoạch giảng dạy với môn học giáo dục địa phương.

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, các nhà trường khi tổ chức dạy học có thể chủ động tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm tại các di tích, danh lam thắng cảnh để học sinh có cái nhìn thực tế hơn. Đây là phương pháp dạy học hiệu quả nhất tạo hứng thú cho học sinh. Môn Lịch sử trước đây tưởng chừng là khô khan nhưng giờ lại có sự hiện hữu với các minh chứng lịch sử “trăm nghe không bằng một thấy”.

Trước đó, quận Ba Đình đã kiện toàn hội đồng thẩm định “Tập tài liệu giảng dạy lịch sử truyền thống, cách mạng quận Ba Đình” được nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phát hành. Cuốn sách đã trở thành tài liệu chính thống trong tất cả các nhà trường thuộc địa bàn quận Ba Đình.

Cuốn sách đã giới thiệu được vùng đất và con người cũng như vị thế và truyền thống và những mốc son lịch sử cách mạng. Các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng kháng chiến tiêu biểu, các nhân vật lịch sử, các lễ hội và làng nghề nổi tiếng đã và đang tồn tại trên mảnh đất Ba Đình được đưa vào sách như một kho học liệu quý giá.

Ông Lê Đức Thuận nhấn mạnh, cuốn sách giúp học sinh và Nhân dân tìm hiểu, học hỏi về lịch sử địa phương trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt với những ai thích khám phá, tìm tòi về lịch sử địa phương không chỉ bó buộc riêng với đối tượng là học sinh.

Giáo dục đạo đức, lan tỏa lối sống tích cực
Di tích Hoàng thành Thăng Long

Ngành Giáo dục quận Ba Đình đã triển khai đến các cơ sở giáo dục (tiểu học, THCS) trên địa bàn với nhiều cách thức tổ chức để công tác giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc được lan tỏa đến nhiều thế hệ học trò, ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

"Từ các tiết học về lịch sử địa phương, các thầy cô giáo đã giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương, khơi dậy chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thế hệ trẻ. Đặc biệt, giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh Tiểu học và THCS trên địa bàn quận...", ông Lê Đức Thuận nhấn mạnh.

Lan tỏa lối sống đẹp

Không chỉ tuyên truyền, giáo dục đến học sinh qua các bài học, UBND quận Ba Đình đã phát động các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử như: Thiếu nhi tuyên truyền, giới thiệu sách quận Ba Đình với chủ đề “Tiếp bước cha anh, làm nghìn việc tốt”; tổ chức chuỗi các hoạt động cho học sinh tiểu học và THCS tham gia như vẽ tranh, tham quan di tích Hồ Hữu Tiệp, Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng B52... nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” (18/12/2972 - 18/12/2022).

Năm nay, trong không khí rộn ràng của người dân Thủ đô hướng đến kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10), nhiều hoạt động giáo dục lịch sử có ý nghĩa cũng được các nhà trường triển khai.

Cụ thể, nhiều trường học đã lên kế hoạch cho học sinh tìm hiểu về lịch sử Ngày Giải phóng Thủ đô qua cuộc thi “Rung chuông Vàng”; Tham quan địa danh lịch sử gắn liền với ngày này như: Hoàng thành Thăng Long, Nhà hát Lớn Hà Nội, chợ Đồng Xuân, ga Hà Nội…

Không chỉ có các cuộc thi, nhiều cơ sở giáo dục cũng chủ động tổ chức các hoạt động thiết thực cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nhằm thể hiện lòng biết ơn, thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cũng như trân trọng những trang lịch sử vẻ vang của địa phương và của dân tộc.

Em Đặng Minh Đức, lớp 8A3, trường THCS Ba Đình, bày tỏ: “Tham quan Hoàng thành Thăng Long - địa danh lịch sử quan trọng giúp chúng em có thể sống lại với những trang sử hào hùng của dân tộc. Chúng em có thể nhận ra trách nhiệm và vai trò của bản thân mình trong sự phát triển của đất nước.

Em cảm thấy vô cùng biết ơn thế hệ cha ông đã anh dũng hy sinh cả tuổi xuân để thế hệ trẻ hôm nay có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc và bình yên...”, Đặng Minh Đức nói.

Đọc thêm

Chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non Giáo dục

Chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non

TTTĐ - Đó là một trong những nhiệm vụ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 với giáo dục Mầm non tổ chức sáng 23/7.
Đã tìm được Quán quân mùa đầu tiên cuộc thi truyền hình về điện Giáo dục

Đã tìm được Quán quân mùa đầu tiên cuộc thi truyền hình về điện

TTTĐ - Trường THCS Nam Sài Gòn, Quận 7 đã giành chiến thắng ngoạn mục cuộc thi truyền hình “Kilowatt? - Học sinh chung tay sử dụng điện an toàn, tiết kiệm”.
Teen Hà Nội thỏa sức sáng tạo tại trại hè tranh biện song ngữ Giáo dục

Teen Hà Nội thỏa sức sáng tạo tại trại hè tranh biện song ngữ

TTTĐ - Trại hè tranh biện song ngữ Camp Aletheia 2024 vừa diễn ra tại trường Tiểu học - THCS Sunshine Maple Bear.
Quyết tâm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến Dự án xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật Giáo dục

Quyết tâm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến Dự án xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật

TTTĐ - Chiều 22/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Cố vấn Đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt Takebe Tsutomu, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.
Điểm sàn xét tuyển của Đại học Y Hà Nội tăng nhẹ Giáo dục

Điểm sàn xét tuyển của Đại học Y Hà Nội tăng nhẹ

TTTĐ - Trường Đại học Y Hà Nội vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) năm 2024.
21 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngân hàng Giáo dục

21 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngân hàng

TTTĐ - Học viện Ngân hàng vừa thông báo về mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Điểm chuẩn xét tuyển kết hợp vào Đại học Kinh tế Quốc dân Giáo dục

Điểm chuẩn xét tuyển kết hợp vào Đại học Kinh tế Quốc dân

TTTĐ - Chiều 22/7, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy năm 2024 theo phương thức xét tuyển kết hợp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò trọng ân tình Giáo dục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò trọng ân tình

TTTĐ - Những câu chuyện về người trò trọng ân tình Nguyễn Phú Trọng vẫn vẹn nguyên trong kí ức người ở lại...
Hà Nội tạo “cú hích” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Giáo dục

Hà Nội tạo “cú hích” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Học sinh đoạt huy chương Vàng quốc tế có thể được thưởng hàng trăm triệu đồng hay các cơ sở giáo dục đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường mua sắm thiết bị dạy học… tất cả đều là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ngành Giáo dục Thủ đô.
Thành tích vượt trội ở ngôi trường “đầu vào” thấp nhất Thủ đô Giáo dục

Thành tích vượt trội ở ngôi trường “đầu vào” thấp nhất Thủ đô

TTTĐ - Trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, trường THPT Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội thường có điểm đầu vào thấp nhất Thủ đô với trung bình chỉ 3 điểm/môn học.
Xem thêm