Giáo dục thanh niên từ mạng xã hội và các phương tiện truyền thông
![]() |
Theo chị Tuyết, mặt tích cực của mạng xã hội cùng với những tiện ích mà nó mang lại cho cộng đồng như sử dụng mạng xã hội trong học tập, giao tiếp và tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Nhiều phong trào mang ý nghĩa lớn lao như tuyên truyền về Biển – Đảo Việt Nam cũng thông qua nhiều mạng xã hội để đến với giới trẻ. Đây chính là những tác động tốt mà mạng xã hội mang lại.
Tuy nhiên, giới trẻ lại rơi vào tình trạng “nghiện” facebook, đây là một căn bệnh khó chữa. Thậm chí, có những bạn mắc “hội chứng Facebook”, không có việc gì làm cũng vào vào facebook, đôi khi chỉ là up-date những điều không đâu. Có thể nói việc lạm dụng mạng xã hội, nhất là giới trẻ do bị cuốn sâu vào thế giới ảo của mạng xã hội mà quên đi cuộc sống thật của mình, đã và đang gây ra những tác động xấu, làm hủy hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc đang khiến dư luận xã hội hết sức băn khoăn lo lắng.
Chị Phạm Thị Ánh Tuyết, UVBCH Đoàn trường Đại học Kinh tế quốc dân
“Vì vậy, công việc cần làm ngay lúc này là cùng với việc hoàn thiện các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác quản lý, sử dụng mạng intrernet, mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức và hành động đúng đắn cho mọi người khi tham gia mạng xã hội, mỗi nhà trường cần chủ động, tích cực tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho thế hệ trẻ thấy rõ tính hai mặt của mạng xã hội, nhất là mặt tiêu cực, tác động do âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam, tránh tình trạng vô tình tiếp tay cho các hoạt động chống đối và các hành vi tiêu cực, phản cảm, thiếu văn hóa trên mạng xã hội” – chị Tuyết nhấn mạnh.
Với vai trò là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, tổ chức Đoàn các cấp cần giáo dục, định hướng cho thanh niên nâng cao hiểu biết về các trang mạng xã hội như: Hướng dẫn, tư vấn cho họ những kiến thức, kỹ năng sử dụng các trang mạng xã hội. Điều hết sức quan trọng là phải chỉ cho họ thấy được tính hai mặt của mạng xã hội, đặc biệt là những hậu quả, hệ lụy của việc sử dụng mạng xã hội một cách tùy tiện, thái quá.
Đưa ra những tình huống, chỉ dẫn cho họ biết cách ứng xử khi tiếp xúc với những thông tin xấu, mời gọi, khiêu khích, lôi kéo, phản động,…đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội. Đồng thời, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm xã hội cho thanh niên, làm cho họ biết làm chủ và kiểm soát được các hành vi của bản thân.
Định hướng cho đoàn viên thanh niên khi đăng các thông tin lên mạng phải đúng với quy định của pháp luật, của đơn vị, địa phương, phù hợp với thuần phong mỹ tục và chuẩn mực đạo đức xã hội:
Các cấp bộ Đoàn cần tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh, phù hợp với nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lý của tuổi trẻ. Các hoạt động như: văn hóa, văn nghệ, thể thao,…vừa để nâng cao đời sống tinh thần, bồi đắp tâm hồn tươi trẻ của thanh niên vừa là môi trường thuận để họ kết bạn, giao lưu học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời qua đó còn nhằm để giữ gìn, phát huy bản sắc, giá trị văn hóa truyền tốt đẹp của dân tộc, rèn luyện tính tổ chức, tính kỷ luật và thể chất cho thanh niên.
Đồng thời, các cấp bộ Đoàn cần tăng cường các hoạt động thông tin tuyên truyền, kết hợp đẩy mạnh hoạt động của các loại hình văn hóa dân gian, sinh hoạt câu lạc bộ, văn nghệ quần chúng,…thông qua đó tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương, đơn vị, trên cơ sở đó giáo dục, định hướng chính trị, tạo niềm tin và nhiệt huyết của tuổi trẻ, chống lại các loại sản phẩm văn hóa xấu độc, tư tưởng “áp đặt lối sống, văn hóa phương Tây”, làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tình cảm tốt đẹp, tâm hồn trong sáng vốn có của thanh niên.
Hơn hết, Đoàn Thanh niên cần có sự phối hợp các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các trường học, cơ quan đơn vị và đặc biệt là phối hợp với phụ huynh của học sinh để làm tốt công tác giáo dục, hướng dẫn cho giới trẻ hiểu rõ về các trang mạng xã hội, thấy được những tiện ích và hạn chế của nó để chủ động tham gia và sử dụng một cách tích cực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho sinh hoạt, học tập, công tác chuyên môn.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tự soi, tự sửa - hành động thiết thực học tập Bác

Lan tỏa mô hình Dân vận khéo xây dựng Đảng vững mạnh

Đại hội của niềm tin về sự ổn định, phát triển toàn diện

Dấu ấn của sự đoàn kết, đổi mới và lan tỏa

"Cuộc gọi 0 đồng" thiết thực hỗ trợ sĩ tử mùa thi

70 năm bền bỉ góp sức giáo dục, bồi dưỡng tài năng trẻ

Những dấu ấn “vàng” của Cung Thiếu nhi Hà Nội

Triển vọng mới của Cung Thiếu nhi Hà Nội trong thời đại số

Mô hình không gian trải nghiệm hiện đại tại Cung Thiếu nhi Hà Nội cơ sở 2
