Giao lưu ra mắt sách "Bác sĩ thông thái của con - Xử lý an toàn và hiệu quả các bệnh thường gặp ở trẻ"
Người mẫu Ngọc Quyên vững vàng sau bốn năm ly hôn chồng bác sĩ |
Bác sĩ thông thái của con là cuốn sách được viết bởi một nữ bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền, vừa có tính chất chuyên môn chăm sóc sức khỏe cho trẻ, vừa có tính chất chia sẻ kinh nghiệm của một người mẹ với những người làm cha làm mẹ khác.
Tại buổi giao lưu, khán giả sẽ được trò chuyện cùng bác sĩ Minh Nguyễn, tác giả của cuốn sách "Bác sĩ thông thái của con- Xử lí an toàn và hiệu quả các bệnh thường gặp ở trẻ" |
Cuốn sách được chia thành 11 chương, mỗi chương đặt ra một câu hỏi để bác sĩ và các phụ huynh cùng tìm câu trả lời:
Chương 1: Con bị sốt thì nhất định phải dùng kháng sinh?
Chương 2: Bé sốt cao quá, cần uống thuốc hạ sốt ngay?
Chương 3: Sốt do nhiễm virus và sốt do nhiễm khuẩn là giống nhau?
Chương 4: Bé bị tiêu chảy, cần uống men vi sinh?
Chương 5: Con tôi bị đầy bụng nên phải uống men vi sinh…
Chương 6: Trẻ nôn trớ có phải là do trào ngược dạ dày thực quản?
Chương 7: Con tôi chỉ chịu ăn khi mở tivi!
Chương 8: Bé bị táo bón thì có cần uống thuốc nhuận tràng?
Chương 9: Trẻ bị béo phì cần phải ăn kiêng kham khổ?
Chương 10: Trẻ bị mẩn ngứa thì cần uống kháng Histamin?
Chương 11: Chăm sóc đôi mắt của trẻ.
Sở dĩ nói “bác sĩ và phụ huynh cùng tìm câu trả lời” là vì, ngoài việc đưa ra quan điểm riêng của bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền đối với cách dùng kháng sinh và các loại thuốc tây y khác, tác giả chia sẻ kinh nghiệm nuôi con của mình để hạn chế việc vào viện và uống thuốc tây, và để ra một hướng mở cho các phụ huynh tự lựa chọn.
Những người chuẩn bị có con, những người đang nuôi con nhỏ, nếu đọc kĩ từng chương trong cuốn sách, và áp dụng hàng ngày, thì sẽ tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm để xử lý an toàn và hiệu quả các bệnh thương gặp ở trẻ.
Tỉ mỉ như một ngươi bạn, tác giả, bác sĩ, người mẹ trẻ Minh Nguyễn hướng dẫn bạn đọc phân biệt virus với vi khuẩn, cảm cúm với cảm lạnh, men tiêu hóa và men vi sinh, học cách cân bằng âm dương thông qua việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày.
Tác giả chỉ ra các bài thuốc đơn giản để cân bằng âm dương như uống nước gừng đường, ăn cháo khoai tây cà rốt, tích trữ vỏ cam vỏ quýt làm vị thuốc trần bì… nếu áp dụng đúng lúc, đúng chỗ, sẽ giúp hạn chế việc dùng kháng sinh, vào bệnh viện.
Tác giả còn giao “bài tập” cho phụ huynh bằng việc đặt ra một vài tình huống để phụ huynh, để phụ huynh thử giải bài tập. Cuối mỗi chương có phần tóm tắt, đúc kết và rút ra một vài bài học cơ bản, để phụ huynh dễ nhớ.
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt, đưa ra một cách chăm sóc mới để cải thiện sức khỏe của con trẻ là mong muốn mà tác giả, Tiến sĩ, bác sĩ Minh Nguyễn gửi gắm vào từng trang sách.
Tác giả Minh Nguyễn tốt nghiệp Bác sĩ và nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Y học cổ truyền tại trường Đại học Y Hà Nội. Cô đã nhận được nhiều chứng chỉ đào tạo uy tín trong nước và trên thế giới như: Chứng chỉ nghiên cứu khoa học tại Bệnh viện Chợ Rẫy; Chứng chỉ điều trị bệnh nhân có bệnh lí viêm loét bàn chân do bệnh lí Đái tháo đường tại Bệnh viện Bạch Mai; Chứng chỉ đọc điện tâm đồ của Viện Tim Mạch Hà Nội; Chứng chỉ đào tạo liên tục của Trường Y khoa Harvard (Hoa Kỳ) trong lĩnh vực “Bệnh viêm khớp do lắng đọng tinh thể: Bệnh Gút và bệnh lắng đọng tinh thể canxi pyrophosphat”.
Cô còn là diễn giả thường xuyên của các hội nghị Quân y Châu Á Thái Bình Dương, hội nghị lãnh đạo Quân y các nước Đông Nam Á với những đề tài về điều trị vết thương phần mềm, dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue… Hiện nay, cô sở hữu thương hiệu Tâm An với những bài thuốc cổ phương có tác dụng điều trị các bệnh lí viêm ở người lớn và trẻ em. Từng có nhiều năm điều trị lâm sàng cho bệnh nhân nhi, cô ưa thích sử dụng những vị thuốc cổ phương để hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân.
Mỗi câu chuyện trong cuốn sách này đều được viết ra từ trải nghiệm sống, học tập và điều trị của tác giả trong thời gian đi thực tập ở bệnh viện, cho tới khi trở thành bác sĩ lâm sàng thực sự.
"Với tôi, kiến là một loài sinh vật cần mẫn, kiên cường và đáng yêu. Tôi cảm thấy, mỗi bệnh nhân nhi của mình, cũng như những cô/cậu kiến nhỏ bé, dù bị ốm, sốt, mệt mỏi, cũng không kêu ca phàn nàn, mà luôn nhẫn nại để hồi phục.
Việc được điều trị cho bệnh nhân nhi là điều vô cùng may mắn, ý nghĩa xảy đến với cuộc đời tôi. Tôi trân trọng niềm tin của bố mẹ bệnh nhân và của bệnh nhân, những người đã yêu thương, trân quý giá trị của mình. Mỗi câu chuyện tôi chia sẻ trong cuốn sách này, đều là thật. Từ trải nghiệm sống, học tập và điều trị của tôi trong thời gian đi thực tập ở bệnh viện, cho tới khi trở thành bác sĩ lâm sàng thực sự.
Từng chăm sóc bệnh nhân ở nhiều lứa tuổi, tôi thấy mình thực sự có niềm yêu thích với trẻ em. Mỗi sớm đi thăm phòng bệnh, các cháu luôn chào bác sĩ ríu rít, cởi mở, ngay cả là chỉ ít phút sau đã òa khóc nức nở, hoặc chạy nhào đi vì sợ bác sĩ khám bệnh, tiêm thuốc".
“Đôi khi tôi có cảm giác tuy là bác sĩ y học cổ truyền nhưng công việc chính của tôi lại thuộc chuyên ngành tâm lý học. Bạn có tin rằng công việc chính và chiếm nhiều thời lượng của tôi không phải việc kê đơn thuốc, châm cứu và bắt mạch cho bệnh nhân đâu. Thời gian tôi làm những việc đó nhanh lắm, chỉ chiếm 20% quỹ thời gian của công việc mà thôi. Việc chiếm 80% thời gian làm việc của tôi là lắng nghe lời tâm sự của các bệnh nhân, mà ở đây cụ thể là các đấng sinh thành của bệnh nhân. Bệnh nhân của tôi còn nhỏ, các cháu chủ yếu ở lứa tuổi dưới 8. Các cháu chỉ làm hai việc cần tôi xử lý là khóc và sợ hãi khi gặp bác sĩ mà thôi. Các đấng sinh thành ra cháu thì có vô vàn những cảm xúc.Mới đó đang vui vẻ phấn khởi khi khoe với bác sĩ rằng con mình đi poo được cục phân rắn chắc đẹp đẽ, chỉ sau đó vài giờ có thể não lòng kể lể rằng con trớ và bỏ ăn. Mới đó đang lo lắng con bị viêm phế quản phải tống kháng sinh dài ngày thì hôm sau đã sợ hãi tuyên bố với bác sĩ rằng con là hố đen của trái đất, nơi thu hút các bệnh tật về mình…”, bác sĩ Minh Nguyễn. |