Tag

Giáo viên, phụ huynh cùng “hiến kế” học trực tuyến hiệu quả

Giáo dục 07/09/2021 10:21
aa
TTTĐ - Học truyền thống vốn đã không dễ dàng, việc tiếp cận kiến thức thông qua màn hình máy tính, điện thoại còn trở nên khó khăn hơn nhiều lần. Trước những bất cập ấy đòi hỏi ngành Giáo dục cần có những giải pháp để việc học trực tuyến hiệu quả và trở thành phương pháp hữu dụng trong thời điểm này.
Học sinh Hà Nội ngày đầu học trực tuyến: “Mẹ ơi, con không nghe thấy cô nói gì” Vận động ủng hộ thiết bị học trực tuyến cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Cách để trẻ tập trung, bớt hại mắt

Trên các diễn đàn mạng, những ngày gần đây, phụ huynh chia sẻ với nhau nhiều phương pháp giúp con học trực tuyến tại nhà hiệu quả trong mùa dịch.

Chị Đoàn Huyền (ở huyện Thanh Trì, Hà Nội) chia sẻ: “Nhà tôi có 2 con cùng học trực tuyến, trong khi máy tính chỉ có 1 chiếc nên ban đầu cũng phải loay hoay tìm giải pháp học. iPad, máy tính thì đắt, mấy tháng liền nghỉ dịch nên thu nhập eo hẹp, tôi và chồng đã lên mạng, tham khảo và mày mò để tìm cách cho con có thể học trực tuyến được trên điện thoại”.

Một khó khăn khác là màn hình điện thoại quá nhỏ khiến trẻ khó quan sát, tập trung. Nếu sử dụng trong thời gian liên tục, thị lực của con sẽ giảm đi rõ rệt. Tìm tòi mọi cách, chị Huyền cùng chồng đã biết cách kết nối điện thoại lên ti vi.

Chia sẻ màn hình từ điện thoại lên tivi là một trong những giải pháp được phụ huynh chọn khi thiếu máy tính cho con học trực tuyến (Ảnh: Đăng Khoa)
Chia sẻ màn hình từ điện thoại lên tivi là một trong những giải pháp được phụ huynh chọn khi thiếu máy tính cho con học trực tuyến (Ảnh: Đăng Khoa)

Chị Huyền chia sẻ: “Bố mẹ chỉ cần chuẩn bị điện thoại và tivi kết nối cùng một mạng internet (hoặc wifi). Mở điện thoại và tivi lên, sau đó mở điện thoại rồi nhấn vào phản chiếu màn hình, đợi hiện lên mã tivi nhà mình rồi ấn vào đó. Màn hình điện thoại sẽ được phản chiếu vào tivi. Hình ảnh và âm thanh to, vô cùng rõ nét, giúp các con không hại mắt và tai”.

Trong khi đó, chị Phương Thảo (Hà Đông, Hà Nội) lại chia sẻ kinh nghiệm từ bản thân để hướng dẫn 2 con cùng học trực tuyến tại nhà từ phương pháp lựa chọn góc học tập.

Chị Thảo tâm sự: “Không gian học của con là điều rất quan trọng mà nhiều cha mẹ có thể vô tình không để ý đến. Mọi người thường chỉ chọn chỗ có mạng tốt nhất, sóng wifi khỏe nhất chứ chưa lưu ý đến góc học tập cho con. Có 2 con cùng học online, tôi bố trí cho chúng 2 bàn học ở 2 phòng khác nhau để không bị phân tâm, ảnh hưởng. Bàn ghế học tập phù hợp với độ tuổi, tránh để con ngồi tạm trên ghế sofa hoặc giường khi học. Phụ huynh cũng có thể trang trí góc đặc biệt này bằng những những câu trích dẫn mang tính khích lệ hoặc truyền cảm hứng tự học”.

Bên cạnh đó, chị Thảo cũng cho rằng, việc tuân thủ kế hoạch học tập trong ngày sẽ cho phép con bạn dễ dàng chuyển tiếp giữa hoạt động trong và ngoài giờ học trực tuyến. Vì vậy, phụ huynh cần thảo luận lịch học và nhắc nhở con chuẩn bị bài vở trước khi tham dự lớp học trực tuyến. Tốt nhất, phụ huynh giúp trẻ thức dậy, “lên lớp” và “ra chơi” cùng một thời điểm mỗi ngày để xây dựng thói quen học tập nhất quán.

Giáo viên làm chủ công nghệ

Một nhân tố vô cùng quan trọng khác có tác động đến việc học trực tuyến của học sinh chính là giáo viên. Giáo viên cần phải làm chủ được công nghệ, tìm tòi, khám phá và không ngừng thay đổi bài giảng để thu hút học sinh. Nếu thầy cô vẫn chỉ giảng dạy thông thường như trên lớp học truyền thống, học sinh có thể cảm thấy nhàm chán.

Do đó, nếu thầy cô chịu khó tìm tòi phương pháp, ứng dụng công nghệ, bài giảng sẽ thu hút học sinh hơn, tạo ra hiệu ứng tốt và hiệu quả không thua kém so với học truyền thống.

Cô Lê Thị Thu Hằng (giáo viên dạy lớp 5 trường Tiểu học Văn Yên, quận Hà Đông) chia sẻ: Để việc học online hiệu quả, đầu tiên giáo viên phải họp cùng phụ huynh để thống nhất về hình thức dạy và học; Giới thiệu cho phụ huynh các phần mềm hỗ trợ, từ đó hướng dẫn con em mình. Thêm vào đó, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh qua các buổi dạy online.

Giáo viên, phụ huynh cùng “hiến kế” học trực tuyến hiệu quả
Cô giáo Thu Hằng cho rằng, nếu thầy cô chịu khó tìm tòi phương pháp, ứng dụng công nghệ, bài giảng sẽ thu hút học sinh hơn, tạo ra hiệu ứng tốt và hiệu quả không thua kém so với học truyền thống

Ngoài Zoom, giáo viên còn kết hợp thêm điện thoại hoặc máy quay để học sinh có thể nhìn rõ khi giáo viên giảng và viết bài trên bảng. Để kiểm tra và giao bài cho học sinh, hiện nay, giáo viên đã ứng dụng các phần mềm như Google Form, phần mềm khaothi.online, phần mềm Azota. OLM...

“Để tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình dạy học, khi thiết kế bài học, tôi luôn cố gắng đưa thêm các trò chơi vào bài dạy. Ví dụ, tôi kết hợp ClassPoint vào bài giảng PowerPoint, sử dụng phần mềm tạo trò chơi như Kahoot, Quizizz, wheel of name, tạo trò chơi ô chữ thông qua phần mềm OlympiaCrossword...”, cô Thu Hằng chia sẻ.

Theo cô Nguyễn Thị Hiền (giáo viên tiểu học ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), để học sinh học online hiệu quả trước tiên cần chuẩn bị thiết bị học tập đầy đủ (máy tính có camera là tốt nhất, không có máy tính thì sử dụng iPad hoặc điện thoại). Học sinh phải có phòng học riêng có không gian yên tĩnh, chỗ ngồi học đầy đủ ánh sáng, tư thế ngồi học cần thẳng lưng, mắt cách màn hình máy tính hoặc điện thoại khoảng 50cm.

Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Chuẩn bị hành trang tâm lý và kiến thức cho trẻ vào lớp 1 trong bối cảnh giáo dục trực tuyến”, PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục - Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đưa ra 10 điểm phụ huynh cần lưu ý để có những chiến lược phối hợp giữa gia đình và nhà trường chặt chẽ, giúp trẻ vượt qua trở ngại tâm lý, sẵn sàng cho việc học trực tuyến.

PGS.TS Trần Thành Nam lưu ý: Trong khi học online, trẻ không thể thực hiện nhiều thao tác cùng lúc như không thể vừa nghe, vừa nhìn, vừa thao tác tay (do kỹ năng phối hợp thính giác - vận động hoặc thị giác - vận động vẫn đang phát triển). Do đó, cha mẹ cũng cần xác định vai trò mình là một giáo viên - huấn luyện viên hiện trường để điều hướng các thiết bị công nghệ, định hướng sự chú ý của con cũng như nhắc nhở và hỗ trợ kịp thời.

Trẻ sẽ có tâm thế học tốt hơn nếu ăn mặc như ngày đi học bình thường. Cha mẹ có thể cho con mặc đồng phục khi ngồi học, dạy con ngồi đúng tư thế. Điều này khiến con tập trung hơn và thoát khỏi cảm giác ở nhà hoặc cảm giác hôm nay là thứ bảy. Để giúp con tập trung chú ý trong giờ học trực tuyến, cha mẹ có thể làm các lời nhắc nhở dễ thương dán trên màn hình máy tính, ngay trước mặt. Ngoài ra, cha mẹ có thể sáng tạo và hào phóng khen thưởng để giúp con có động lực tập trung học tập.

“Với một số trẻ hiếu động, khi bị bắt phải ngồi yên tập trung vào bài học sẽ khiến các con rất bồn chồn. Cha mẹ có thể đưa cho con quả bóng stress để bóp vặn khi lo lắng. Điều này sẽ khiến con kiểm soát hành vi tốt hơn và ngồi yên tại chỗ.

Trước khi bắt đầu vào năm học (với hình thức học trực tuyến), cha mẹ cần hạn chế lại thời gian sử dụng màn hình của con trong các hoạt động hàng ngày để tổng thời gian sử dụng trong ngày không làm con quá tải. Cha mẹ cũng có thể cùng con đưa ra nguyên tắc sử dụng mạng và thiết bị công nghệ để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, phụ huynh cần quy định rõ tổng thời gian các thành viên được truy cập internet và gia đình sẽ sử dụng một ứng dụng dùng chung để khóa thiết bị khi hết thời gian cho phép”, PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh.

Đọc thêm

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Giáo dục

Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô...
Xem thêm