Giới trẻ giãi bày cách thể hiện tình yêu với gia đình
Hồ Văn Cường hát "Lạc trôi" của Sơn Tùng M-TP phong cách vọng cổ Sau Bỏ quê, ca sĩ Phi Nhung và Hồ Văn Cường sẽ phát hành album Hồ Văn Cường trở thành quán quân Vietnam Idol Kids 2016 |
Trước sự im lặng, không chịu giãi bày về những vấn đề liên quan tới mẹ và công ty của mẹ, nhiều người cho rằng, Hồ Văn Cường là một kẻ vô ơn...
Ca sĩ Hồ Văn Cường và mẹ nuôi - cố ca sĩ Phi Nhung |
Nhiều bạn trẻ 2K3 cùng trang lứa với Cường chia sẻ về cách thể hiện tình cảm với gia đình. Theo họ, đôi khi im lặng không phải là vô tâm, vô tình trước gia đình.
Nguyễn Trung Thị Ánh (sinh năm 2003), sinh viên K71 Đại học Sư phạm Hà Nội: Không nói ra bằng lời, không có nghĩa là không biết suy nghĩ, yêu thương
Mình nghĩ gia đình với ai cũng vậy, cũng là nơi để trở về, là mái ấm của tình thương. Mỗi nấc thang của độ tuổi người ta sẽ có những nhận thức khác nhau về giá trị của mái ấm gia đình.
Nguyễn Trung Thị Ánh vừa bước sang tuổi 18 (Ảnh do nhân vật cung cấp) |
Tuổi 18, phần nhiều suy nghĩ của tụi mình vẫn chỉ là một đứa trẻ đang “tập làm người lớn”. Chúng mình là thế hệ lớn lên cùng công nghệ, sống trong bao bọc gia đình, được hưởng những thế mạnh không gian mạng và tình yêu của người lớn che chở, tưởng như hiểu biết nhiều nhưng thực tế còn vô số những non nớt, đặc biệt khi đối diện với điều tiếng, va vấp, thị phi.
Tuổi 18 đấy nhưng với nhiều bạn trẻ niềm yêu thích cá nhân đôi khi còn làm “mờ mắt” bản thân nên “tưởng mình vĩ đại” chỉ muốn được rời khỏi gia đình, được tự do. Những non nớt ấy chắc sau này càng lớn, càng trưởng thành mới càng thấu hiểu.
Mình khẳng định, trong tâm hồn và trái tim của tuổi này, chúng mình không bao giờ quay lưng với tổ ấm gia đình. 18 tuổi, có những điều không nói ra bằng lời nhưng không có nghĩa là không biết suy nghĩ, không biết yêu thương…
Trần Mạnh Đạt (sinh năm 2003), sinh viên trường Đại học Phenikaa: Đừng vội buông lời đánh giá không tốt, nếu chỉ nhìn bề ngoài
Trần Mạnh Đạt, sinh viên trường Đại học Phenikaa (Ảnh do nhân vật cung cấp) |
Những hành động thể hiện tình cảm của tuổi 18 đơn giản hơn nhiều so với những thứ mà người lớn tưởng tượng. “Mình không có thói quen nói những lời yêu thương với cha mẹ, nhưng những việc mình làm như phụ giúp gia đình làm việc nhà, dọn dẹp, nấu cơm.
Khi mọi người gặp những khó khăn trong sử dụng công nghệ, mình là người “có chuyên môn” nhất nhà để giúp đỡ mọi người. Không nói được những câu như "yêu mẹ", "yêu bố", 18 tuổi thích chỉ dùng hành động để chứng minh cho gia đình thấy tình cảm của mình.
Ai cũng vậy, mỗi người sẽ có quan điểm sống riêng, có cách thể hiện tình cảm riêng song mình khẳng định lặng im không có nghĩa là vô tâm với tình yêu của cha mẹ, người lớn vì đôi khi họ nghĩ còn có nhiều cách khác nữa để giãi bày. Vậy nên, đừng vội buông lời đánh giá hay nhận xét không tốt cho tụi mình, nếu mới thực sự chỉ nhìn bề ngoài”, Đạt thẳng thắn.
Nguyễn Hữu Chiến Thắng (sinh năm 2003), trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội: Tình yêu càng đong đếm, vạch vòi sẽ càng vơi cạn
"Mình cũng có suy nghĩ khá giống với đa phần các bạn trẻ tuổi 18. Ở tuổi này chúng mình vẫn còn rất khó thể hiện tình cảm trực tiếp với gia đình, đặc biệt là các bạn trai.
Bạn Nguyễn Hữu Chiến Thắng (Ảnh do nhân vật cung cấp) |
Thời đại công nghệ số, dường như nhiều bạn trẻ “ỷ vào” các kênh mạng xã hội như Facebook, Messenger hay Zalo. Họ coi nơi đây "thay lời muốn nói” nên nhiều người nghĩ rằng không cần nói bằng lời, trước những sự cố chỉ cần lặng im, vẫn còn nhiều cách khác để bộc bạch.
Là mẹ cha, dù con có lỗi lầm thì vẫn yêu thương. Mình tin rằng, con im lặng, mẹ vẫn là người hiểu con nhiều nhất. Tình yêu không cần đong đếm chỉ cần thời gian trả lời và cảm nhận bằng trái tim. Càng đong đếm, vạch vòi sẽ càng vơi cạn”, Chiến Thắng chia sẻ quan điểm của bản thân.