Tag

Giúp thế hệ Z đón đầu cơ hội việc làm trong nền kinh tế số

Giáo dục 22/09/2020 06:06
aa
TTTĐ - Sinh viên theo học ngành Cử nhân Công nghệ thông tin vừa ra mắt tại cơ sở Hà Nội, Đại học RMIT, sẽ thông thạo các kỹ năng được săn đón trong nền kinh tế số như phát triển ứng dụng di động, điện toán đám mây và lập trình.
Tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong nền kinh tế số Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kinh tế số là đôi cánh, đường bay tới đích hùng cường Cục thương mại điện tử và kinh tế số cùng T&T Group giúp sinh viên khởi nghiệp trên Amazon Dùng ý tưởng “khởi nghiệp toàn cầu” để thúc đẩy kinh tế số Hải Phòng phải là thành phố đi đầu trong nền kinh tế số của Việt Nam Xử lý phản ánh chính sách phát triển kinh tế số của Việt Nam chậm
Sinh viên theo học chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin RMIT sẽ thông thạo các kỹ năng được săn đón trong nền kinh tế số như phát triển ứng dụng di động, điện toán đám mây và lập trình Internet vạn vật
Sinh viên theo học chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin RMIT sẽ thông thạo các kỹ năng được săn đón trong nền kinh tế số như phát triển ứng dụng di động, điện toán đám mây và lập trình Internet vạn vật

Đại học RMIT vừa chính thức ra mắt chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin (CNTT) tại cơ sở Hà Nội. Lứa sinh viên đầu tiên dự kiến sẽ nhập học vào tháng 10/2021.

Chương trình được công nhận bởi Hiệp hội Máy tính Úc (ACS) đã có mặt tại cơ sở Nam Sài Gòn của trường hơn mười năm nay.

Theo Bảng xếp hạng theo ngành học các trường đại học thế giới QS 2020, Đại học RMIT nằm trong nhóm 10 trường hàng đầu tại Úc và 150 trường hàng đầu trên toàn thế giới về giảng dạy khoa học máy tính và hệ thống thông tin.

Giáo sư Julia Gaimster, Trưởng khoa Khoa học và Công nghệ Đại học RMIT, nhận định rằng chương trình Công nghệ thông tin được đưa ra Hà Nội đúng thời điểm các ông lớn công nghệ như Samsung, Google và Qualcomm đang thiết lập cơ sở sản xuất và cơ sở nghiên cứu và phát triển (R&D) mới ở Hà Nội cũng như các vùng lân cận, gia tăng nhu cầu về nhân lực CNTT chất lượng cao tại đây.

“Theo khảo sát năm 2019 của Đại học RMIT, 95% sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có việc làm toàn thời gian trong vòng ba tháng và 5% quyết định học lên cao. Phương pháp học tập kết hợp thực tiễn của trường đem đến nhiều ích lợi cho sinh viên, tạo cơ hội cho các em hoàn thành chương trình thực tập và các dự án thực tế với những doanh nghiệp CNTT uy tín”, Giáo sư Gaimster cho biết.

Theo khảo sát năm 2019 của Đại học RMIT, 95% sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có việc làm toàn thời gian trong vòng ba tháng và 5% quyết định học lên cao
Theo khảo sát năm 2019 của Đại học RMIT, 95% sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có việc làm toàn thời gian trong vòng ba tháng và 5% quyết định học lên cao

Thủ khoa ngành CNTT Đại học RMIT năm 2019 Võ Thị Cẩm Linh chia sẻ rằng trải nghiệm học tại RMIT giúp cô bạn chuyển tiếp sang môi trường làm việc một cách suôn sẻ tại một công ty của Đan Mạch, khởi đầu từ vị trí Kỹ sư Phát triển phần mềm và Vận hành (DevOps) lên vị trí Chuyên viên tư vấn CNTT hiện nay.

“Thực ra, công ty hiện tại đã tuyển dụng tôi từ ngày tôi còn là sinh viên thông qua một sự kiện kết nối doanh nghiệp do nhà trường tổ chức.

Tôi đánh giá cao việc chương trình học tại RMIT chú trọng vào cả kỹ năng làm việc độc lập lẫn làm việc nhóm, cũng như nội dung giảng dạy thường xuyên được cập nhật có sự tham vấn của đối tác trong ngành nhằm theo kịp những xu hướng mới nhất. Nhờ đó, tôi có thể tích lũy được kiến thức và kỹ năng thực tế cần thiết để tự tin bước vào thế giới việc làm”,Linh cho biết.

Chủ nhiệm bộ môn cấp cao Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy cho biết chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin Đại học RMIT được thiết kế đặc biệt đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số và Gen Z – thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ ngay từ nhỏ và sinh ra giữa những đổi thay chóng mặt của công nghệ.

Từ học kỳ thứ ba, sinh viên có thể chọn từ nhiều môn tự chọn liên quan tới Công nghiệp 4.0 như học máy, điện toán đám mây hay lập trình Internet vạn vật.

Chương trình học còn bao hàm những kỹ năng luôn được săn đón trên thị trường lao động như quản lý hệ thống CNTT, phát triển ứng dụng di động, lập trình web hay an ninh mạng.

Tiến sĩ Duy nhận định, “sinh viên Việt Nam thuộc thế hệ Z không hề thua kém bạn bè năm châu trong khoản sử dụng công nghệ hằng ngày. Tuy nhiên, để trở thành chuyên gia CNTT và nhà đổi mới sáng tạo thực thụ - không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới - thành công sẽ đến với những bạn trẻ sở hữu kiến thức kỹ thuật vững chắc cũng như kỹ năng mềm nâng cao”.

Để biết thêm thông tin về chương trình Cử nhân Công nghệ thông tin của Đại học RMIT, vui lòng liên hệ phòng Tuyển sinh theo số điện thoại (+84) 24 3726 1460 hoặc email [email protected].

Đọc thêm

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Xem thêm